Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Mở bài: Nêu sự cấp bách và tầm quan trọng hàng đầu của việc phải giải quyết vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay.
b. Thân bài
- Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên: đường bộ, đường thủy, đường sắt... trong đó phần lớn lµ các vụ tai nạn đường bộ.
*Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:
- Khách quan: Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh; do thiên tai gây nên...
- Chủ quan:
+ Ý thức tham gia giao thông ở một số bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là giới trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh.
+ Xử lí chưa nghiêm minh, chưa thỏa đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong xử lí.
* Hậu quả: gây tử vong, tàn phế, chấn thương sọ não...
Theo số liệu thống kê của WHO (Tổ chức y tế thế giới) : Trung bình mỗi năm, thế giới có trên 10 triệu người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2006, riêng Trung Quốc có tới 89.455 người chết vì các vụ tai nạn giao thông. Ở Việt Nam con số này là 12,300. Năm 2007, WHO đặt Việt Nam vào Quốc gia có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày.
* Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn, tác động xấu tới nhiều mặt trong cuộc sống:
- TNGT ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý: Gia đình có người thân chết hoặc bị di chứng nặng nề vì TNGT ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần, tình cảm; TNGT tăng nhanh gây tâm lí hoang mang, bất an cho người tham gia giao thông.
- TNGT gây rối loạn an ninh trật tự: làm kẹt xe, ùn tắc GT dẫn đến trễ giờ làm, giảm năng suất lao động
- TNGT gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế bao gồm: chi phí mai táng cho người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông về hạ tầng, chi phí khắc phục, chi phí điều tra...
- TNGT làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động: TNGT làm chết hoặc bị thương ảnh hưởng đến nguồn lực lao động xã hội.
* Giảm thiểu tai nạn giao thông là là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội. Thanh niên, học sinh cần làm những gì để góp phần giảm thiểu TNGT ?
Vì sao lại đặt vai trò cho tuổi trẻ, vì tuổi trẻ là đối tượng tham gia giao thông phức tạp nhất cũng là đối tượng có nhiều sáng tạo và năng động nhất có thể góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông
* Suy nghĩ và hành động như thế nào trước vấn đề đó
- An toàn giao thông góp phần giữ vững trật tự xã hội và đảm bảo hạnh phúc gia đình. Bất cứ trường hợp nào, đi đâu cũng phải nhớ : " An toàn là bạn, tai nạn là thù"
- Bản thân chấp hành tốt luật lệ giao thông.
- Vận động mọi người tham gia chấp hành tốt. Nhiệt tình hưởng ứng các phong trào cổ động tuyên truyền về giao thông, biểu gương người tốt việc tốt trong tham gia giao thông
c. Kết luận
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông.
Gợi ý
I. Mở bài:
- Đặt vấn đề: trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông .đang !à điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà 1 ấn đề này gây ra.
- Nhận thức: tuổi trẻ học đường - những công dân tương lai của đất nước - cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
II. Thân bài:
1. Thực trạng tai nạn giao thông ở 'Việt Nam hiện nay?
2. Hậu quả của vấn đề:
+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng
+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
3. Nguyên nhân của vấn đề:
+ Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm...)
+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường...)
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn....) .
+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
+ Tham gia học luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.
+ Tuyên truyền luật giao thông
- m. Kết bài
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội
- Tuổi trẻ học đường có cần góp phần về an toàn giao thông.
Bài làm
Thực tế cho thấy, những năm gần đây, vấn đề giao thông, đặc biệt ở các đô thị lớn của cả nước, càng trở nên phức tạp. Hạ tầng giao thông không theo kịp với sự phát triển của kinh tế - xã hội đã dẫn đến sự ách tắc giao thông và đặc biệt đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mà nhắc đến con số người chết và bị tàn tật do tai nạn giao thông gây ra, ai cũng thấy bàng hoàng. Vì thế, vấn đề an toàn giao thông đã trở nên cấp bách. Mọi thành phần trong xã hội hầu như tham gia giao thông trong đó có tuổi trẻ học đường. Vậy tuổi trẻ học đường sẽ ứng xử như thế nào về vấn đề này?
Văn hóa, xét cho cùng là giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo thể hiện mối quan hệ, lối ứng xử, biểu hiện văn minh giữa con người với người. Văn hóa giao thông là biểu hiện lối ứng xử “đẹp" giữa những n tham gia giao thông trong cộng đồng xã hội. Giao thông trở nên rối loạn r không có cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, hoặc khi tín hiệu đèn không c do mất điện. Va quẹt nhau một tí, không thấy lời xin lỗi nhau mà chỉ c' văng tục, gườm nhau... Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, giao thông kh đúng luật lệ và cả việc thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng vẫn diễn đặc biệt ờ các đô thị lớn, các bến tàu, xe, nơi sinh hoạt đông người.
Biết bao lần người ta nói đến việc nhân viên xe buýt hành hung Báo Pháp luật đưa tin Ngày 14-3, Công an huyện Cái Bè cho biết đang đ tra làm rõ vụ một nhân viên xe buýt Nhật Long Cư đã hành hung một hành khách trọng thương chỉ vì... 1.000 đồng. Đó chỉ hành vi côn đồ, vô giáo dục phải kể đến là xe tải nặng “đánh võng” như xiếc trên xa lộ. Nào là người khoẻ mạnh giành đường với người khuyết tật. Chàng thanh niên sang trọng, cô gái xinh đẹp cứ dửng dưng đứng ngán ngữ ở đầu xe cứu thương, xe tang dù phía sau xe còi báo động xin đường inh ỏi,... và nhiều hình ảnh khác đã làm nhói lòng những ai yêu cái đẹp trong đời sống con người! Và, những tai nạn giao thông từ những cuộc đi “bão" mà người ta dùng chỉ những loại người bất hảo ưa trờ tốc độ một cách vô lí đã làm mất đi những công dân lương thiện đang tham gia giao thông.
Hiện nay, một tình trạng xảy ra khá phổ biến là người vi phạm khi bị xử phạt dễ dàng chấp nhận việc nộp phạt, thậm chí chuẩn bị tư tưởng và tiền phạt để đi cho thật nhanh. Điều này cho thấy biện pháp xử lí hành chính hiện nay và hình thức xử phạt chưa đủ mạnh tay để răn đe người vi phạm Phương tiện đi lại, thời gian và công ăn việc làm rất quan trọng đối với mọi người, vì vậy chúng ta cần nhắm vào điểm này để buộc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông luôn “thường trực ý thức” mỗi khi tham gia giao thông.
Đáng buồn hơn, những người đi xe máy, xe đạp và đi bộ này luôn tồn tại tâm lí các phương tiện giao thông lớn phải “sợ” và “nhường xe nhỏ hơn và nếu xảy ra tai nạn, lỗi luôn thuộc về các phương tiện lớn hơn. Nhìn toàn cảnh bức tranh giao thông đường bộ những tháng gần đây, chính chúng ta cũng phải ngán ngẩm lắc đầu và sợ hãi chứ chưa kể đến người nước ngoài. Vì vậy, vấn đề là phải thượng tôn pháp luật và ý thức của con người. Tuổi trẻ học đường - đối tượng có học vấn, được trang bị kiến thức và văn hoá nhiều phương diện trong đó có văn hoá giao thông. Ý thức đầu tiên là đi đúng luật quy định, đội nón bảo hiểm, không lạng lách, gương mẫu và tuyên truyền mọi người cùng ý thức về một hình ảnh có văn hoá trong giao thông Việt Nam. Đề cao lòng tự tôn dân tộc từ những việc nhỏ trong đó có văn hoá giao thông.
Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Đây chính là vấn đề cấp thiết nhất mà chúng ta cần phải làm ngay và nó cũng là vấn đề tiên quyết nhất trong "kế sách" giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay.
Vậy chúng ta phải làm như thế nào để thức tỉnh ý thức, tinh thần trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông? Điều này liên quan đến mặt nhận thức của con người về hành động của họ để nhận ra phải - trái, đúng - sai. Nhận thức này được hình thành trên cơ sở nền tảng giáo dục mà đặc biệt là giáo dục cộng đồng, mà tuổi trẻ học đường cán phải góp phần thay đổi ý thức của người dân trong văn hoá giao thông.
Đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và đời sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Tình trạng an toàn giao thông hiện nay đã đến mức báo động đỏ và được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người.
Giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Quả là một con số khủng khiếp! Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông quá kém. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ còn muốn quay lại ? Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành du lịch. Làm thế nào để Việt Nam trở thành điểm đến của bạn bè quốc tế? Câu trả lời một phần thuộc về tình trạng an toàn giao thông.
Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn giao thông thì có rất nhiều. Trước hết là ở nhận thức và thái độ tự giác chấp hành luật lệ giao thông của người dân quá kém. Khi lưu thông trên đường, ai cũng chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ tới người khác. Cho nên mới xảy ra tình trạng không chịu nhường nhau chỗ ngã ba ngã tư nên gây tắc đường hằng giờ; hiện tượng phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách… gây ra tai nạn cho bản thân và cho người cùng lưu thông trên đường xảy ra thường xuyên. Một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng cầu đường không bảo đảm an toàn, cầu cũ, cầu yếu, cầu có tải trọng thấp quá nhiều, trong khi lưu lượng người và xe qua lại quá lớn. Đường giao thông huyết mạch nối liền các vùng miền thì vừa ít, vừa nhỏ và ở trong tình trạng phải sửa chữa, nâng cấp liên tục…
Một nguyên nhân nữa là sự tha hóa của không ít người có trách nhiệm giám sát giao thông. Vì tư lợi, họ sẵn sàng làm ngơ trước các đối tượng vi phạm luật như dùng phương tiện chuyên chở đã quá hạn sử dụng, chở hành khách, hàng hóa quá quy định, chạy quá tốc độ cho phép… Như thế là họ đã cố tình tiếp tay cho tiêu cực và điều tất yếu là tai nạn giao thông ngày càng tăng lên. Cao hơn nữa là một số quan chức của ngành giao thông chưa làm hết trách nhiệm của mình trước nhân dân và đất nước, thậm chí còn vi phạm nặng nề mà vụ án PMU 18 vừa qua là một ví dụ điển hình.
Để bảo đảm an toàn giao thông hiện nay, cần phải có những biện pháp thích hợp và đồng bộ. Trước hết, cần phải tăng cường việc tuyên truyền giáo dục công dân về luật giao thông, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật. Nhắc nhở, bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Ngoài ra, phải có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những người cố tình vi phạm luật. Mặt khác, cần làm trong sạch lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm trị những kẻ cậy chức cậy quyền, làm trái quy định của Nhà nước. Yếu tố quan trọng có tầm chiến lược là nâng cao chất lượng đường sá, cầu cống để đảm bảo lưu thông thuận lợi và giảm thiểu tai nạn. Điều này góp phần rất lớn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với thế giới của đất nước ta.
An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng một quốc gia giàu mạnh. Mỗi công dân phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, hiện đại.
Chọn nội dung: “Khắc phục tình trạng đi ẩu, nguyên nhân chủ yếu của tai nạn giao thông”
Lời phát biểu với những nội dung:
- Tình trạng đi ẩu của thanh niên,học sinh khi đi bộ, đi xe đạp, đi xe máy
- Hiện trạng tai nạn giao thông: đưa ra số liệu cụ thể
- Nguyên nhân ( chỉ ra những nguyên nhân, phân tích nguyên nhân)
- Biện pháp khắc phục:
+ Vai trò của nhà trường
+ Vai trò của gia đình
+ Vai trò của bản thân mỗi học sinh, thanh niên
1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.
2. Thân bài:
- Giải thích vấn đề nghị luận:
+ Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người là thái độ như thế nào? (Không quan tâm, không để ý, vô cảm trước những gì xảy ra quanh mình, kể cả việc đúng hay sai, …)
+ Lòng vị tha và tình đoàn kết là gì? (quan tâm, bao dung, gắn bó giữa con người với nhau).
- Suy nghĩ của người viết về vấn đề trên.
+ Khẳng định đây là lời khuyên rất đúng gắn về tư cách ứng xử đối với hành vi thái độ của người xung quanh (khen, chê, ca ngợi, phê phán).
+ Trước một tấm lòng vị tha, trước tình yêu thương đoàn kết nhau, ta ca ngợi biểu dương là rất cần thiết. Lúc đó ta đang góp phần khích lệ cái tốt.
+ Nhưng không chỉ biết ca ngợi cái tốt, tình cảm đẹp mà không chú ý phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người. Biết phê phán một thái độ xấu cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi một lòng tốt vậy. (Bằng dẫn chứng từ đời sống, văn học hãy chứng minh cho lí lẽ đó).
+ Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, vấn đề đó cần thiết không.
3. Kết bài: Bài học rút ra cho bản thân từ vấn đề nghị luận
Tinh thần cho đi là một giá trị quý báu mà tuổi trẻ cần phải trân trọng và nuôi dưỡng. Cho đi không chỉ là việc tặng quà hay giúp đỡ người khác, mà là cả một tinh thần hướng ra ngoài, hướng đến sự tốt đẹp của xã hội và thế giới. Khi ta cho đi, ta không chỉ mang đến niềm vui và hạnh phúc cho người khác, mà còn tạo ra những cảm xúc tích cực cho bản thân. Tinh thần cho đi giúp chúng ta có thêm sức mạnh và động lực để vượt qua khó khăn và trưởng thành hơn. Do đó, tôi rất khuyến khích tuổi trẻ nên nuôi dưỡng tinh thần này và hành động theo nó, tạo ra sự lan tỏa và đóng góp cho một xã hội văn minh và tốt đẹp hơn.
Viết về chủ đề: Ô nhiễm môi trường
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu. Thực trạng nguồn nước, không khí, nguồn thực phẩm… đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, khiến chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận và tìm ra cách thức để khắc phục tình trạng trên. Bảo vệ môi trường không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ, sự chung tay của tất cả mọi người. Năm 2016 hiện tượng cá chết hàng loạt trên biển ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị khiến dư luận hoang mang. Nguyên nhân do có hàng tỉ tấn chất thải độc hại của công ty Formosa thải trực tiếp ra biển, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái biển. Ô nhiễm môi trường gây ra những hậu quả nặng nề trực tiếp tới đời sống của chúng ta, vì vậy cần phải có nhưng biện pháp ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra, để môi trường sống của chúng ta trong lành hơn, tốt đẹp hơn.
Tk:
Có những thứ giết chết con người nhanh hơn cả dịch bệnh đó là sự kỳ thị. Trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, khuyến cáo từ Bộ Y Tế đã đưa ra các giải pháp nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid nhưng vẫn còn một bộ phận người dân có thái độ kỳ thị những người trở về từ vùng dịch hoặc người nhiễm bệnh. Tại sao có sự xa lánh, kỳ thị này? Bản chất của kỳ thị thường gắn liền với những căn bệnh nguy hiểm, khó chữa do vậy người sợ tránh xa, hoặc do sự thiếu hiểu biết hoặc không đầy đủ về Covid-19. Để rồi họ sẵn sàng buông những lời lẽ thô tục, những hành động thiếu đạo đức làm tổn hại đến những người vô tội. Và rồi, người chịu nhiều thiệt thòi nhất lại là những người cần tình yêu thương nhất. Thay vì kỳ thị chúng ta nên cần hiểu rõ vấn đề, luôn tin tưởng vào các cơ quan chức năng, đội ngũ bác sĩ của chúng ta. Đặc biệt, dành tình cảm, tình yêu thương và sự quan tâm đến những người nhiễm và tiếp xúc với người bệnh để họ có thể an tâm điều trị. Chỉ có vậy, nước ta mới có thể đẩy lùi và chữa trị dứt điểm những trường hợp còn lại. Là những người trẻ - chúng ta cần nhận thức đúng đắn về vấn đề đồng thời tuyên truyền cho mọi người biết và hiểu về nó, đẩy lùi những hành động xấu, dịch bệnh xấu khỏi Việt Nam và Thế giới.
Niềm tin là một điều vô cùng quan trọng vủa con người trong cuộc sống. Hiểu một cách đơn giản, niềm tin là sự tin tưởng, kì vọng vào một điều gì đó trong cuộc sống. Không có niềm tin, cuộc đời này trở nên vô nghĩa. Niềm tin , đặc biệt là niềm tin vào chính mình tạo động lực, sức mạnh cho con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộ sống. Niềm tin thôi thúc con người không ngừng kì vọng vào ngày mai, hướng con người đến những điều tốt đẹp . Một khi có niềm tin, ta sẽ luôn tin tưởng bản thân mình, cho rằng mình có thể làm được và vì thế mà cố gắng hết mình, không bỏ cuộc giữa chừng. Ngay lúc con người mệt mỏi và chán nản nhất, niềm tin sẽ thúc đẩy con người thoát khỏi tình trạng buồn chán, bi quan để tiếp tục hi vọng vào những điều tốt đẹp. Thật đau khổ và bất hạnh cho những ai đang phải sống trong buồn chán , luẩn quẩn, bế tắc khi sống thiếu đi niềm tin. Mất niềm tin là con người mất đi tất cả, mất ý chí, mất hi vọng và mất cả tương lai. Vì thế , mỗi người cần học cách sống lạc quan và yêu đời hơn. Hãy luôn hi vọng vào những điều tốt đẹp vì cuộc đời này suy cho cùng còn rất nhiều điều đáng để ta trân trọng và ước mơ
Niềm tin là một điều vô cùng quan trọng vủa con người trong cuộc sống. Hiểu một cách đơn giản, niềm tin là sự tin tưởng, kì vọng vào một điều gì đó trong cuộc sống. Không có niềm tin, cuộc đời này trở nên vô nghĩa. Niềm tin , đặc biệt là niềm tin vào chính mình tạo động lực, sức mạnh cho con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộ sống. Niềm tin thôi thúc con người không ngừng kì vọng vào ngày mai, hướng con người đến những điều tốt đẹp . Một khi có niềm tin, ta sẽ luôn tin tưởng bản thân mình, cho rằng mình có thể làm được và vì thế mà cố gắng hết mình, không bỏ cuộc giữa chừng. Ngay lúc con người mệt mỏi và chán nản nhất, niềm tin sẽ thúc đẩy con người thoát khỏi tình trạng buồn chán, bi quan để tiếp tục hi vọng vào những điều tốt đẹp. Thật đau khổ và bất hạnh cho những ai đang phải sống trong buồn chán , luẩn quẩn, bế tắc khi sống thiếu đi niềm tin. Mất niềm tin là con người mất đi tất cả, mất ý chí, mất hi vọng và mất cả tương lai. Vì thế , mỗi người cần học cách sống lạc quan và yêu đời hơn. Hãy luôn hi vọng vào những điều tốt đẹp vì cuộc đời này suy cho cùng còn rất nhiều điều đáng để ta trân trọng và ước mơ
Đặt vấn đề: Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cỡ nhỡ là trách nhiệm của toàn xã hội.
Giải quyết vấn đề:
* Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ:
- Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở TP.HCM với 8.500 em. Năm 2008, mặc dù đã được các cá nhân, tổ chức thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy nhưng hiện vẫn còn trên 10.000 trẻ em không nơi nương tựa. Con số này không ngừng gia tăng.
- Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.
- Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.
- Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.
* Nguyên nhân
- Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con (77% trẻ bỏ nhà ra đi vì gia đình nghèo khổ).
- Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%).
- Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.
* Hiện nay, những "mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
* Ý nghĩa:
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
* Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:
Tổ chức: Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ); Cô nhi viện Thánh An ( Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II ( Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)...
Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh ( Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội); Thầy Koyama với mái ấm tình thương 37, Nguyễn Trãi, Huế...
* Quan điểm và biện pháp nhân rộng
Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.
Biện pháp nhân rộng:
Dùng biện pháp tuyên truyền.
Kêu gọi các cá nhân, tổ chức.
Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.
Thành lập đội thanh niên tình nguyện
Nêu vấn đề: Nêu sự cấp bách và tầm quan trọng hàng đầu của việc phải giải quyết vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay.
- Giao thông là hoạt động không thể thiếu trong đời sống xã hội.
- Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên: đường bộ, đường thủy, đường sắt... trong đó phần lớn các vụ tai nạn đường bộ.
a. Nguyên nhân dẫn đến Tai nạn giao thông:
- Khách quan: Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh; do thiên tai gây nên...
- Chủ quan:
+ Ý thức tham gia giao thông ở một số bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là giới trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh.
+ Xử lí chưa nghiêm minh, chưa thỏa đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong xử lí.
b. Hậu quả: gây tử vong, tàn phế, chấn thương sọ não...
Theo số liệu thống kê của WHO ( Tổ chức y tế thế giới): Trung bình mỗi năm, thế giới có trên 10 triệu người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2006, riêng Trung Quốc có tới 89.455 người chết vì các vụ tai nạn giao thông. Ở Việt Nam con số này là 12,300. Năm 2007, WHO đặt Việt Nam vào Quốc gia có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày.
Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn, tác động xấu tới nhiều mặt trong cuộc sống:
Tai nạn giao thông ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý.
Tai nạn giao thông gây rối loạn an ninh trật tự.
Tai nạn giao thông gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế.
Tai nạn giao thông làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động.
Do đó, giảm thiểu tai nạn giao thông là là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội.
c. Thanh niên, học sinh cần có hành động góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông
- Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại và hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông.
- Tự giác nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông. Cùng giương cao khẩu hiệu "Nói không với phóng nhanh vượt ẩu", "An toàn là bạn, tai nạn là thù"...
- Thành lập các đội thanh niên tình nguyện xuống đường làm nhiệm vụ.
- Phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan đoàn thể nơi gần nhất những trường hợp vi phạm an toàn giao thông.