Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thành tựu nổi bật nhất về văn hóa là kiến trúc và điêu khắc
- Những thành tựu này chịu ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ, Trung Quốc vì : các đền, chùa, mái đình và một số công trình kiến trúc khác đều có mái cong, uốn lượn hình rồng như kiến trúc Trung Quốc. Hoặc một số khu đền tháp có hình tháp nhọn, nhiều tầng, được trang trí tỉ mỉ bằng các phù điêu hay các khu đền đều xây bằng đá có mái tròn như chiếc bát úp do ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ.
1.-Các cuộc phát kiến địa lý:
+Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi.
+Va-xcô-đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ
+Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.
+Ma- gien-lăng đi vòng quanh trái đất.
-Nguyên Nhân:
+Xuất phát từ lòng tham vàng bạc của các vua chúa phương Tây.
+Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, nguyên liệu, vàng bạc thị trường tăng cao.
+Con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm.
-Hệ quả:
+ Đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất, những con đường, vùng đất, dân tộc mới; tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục.
+ Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
+ Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
+ Tuy nhiên, cũng nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
2.-Quá trình hình thành:
+ Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ địa phương Tây tan rã do người Giéc-man xâm chiếm và tiêu diệt.
+ Người Giéc-man chiếm ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến.
+ Nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa hình thành giai cấp nông nô.
+ Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành với 2 giai cấp đặc trưng: Lãnh chúa và nông nô
-Đặc trưng:Lãnh địa phong kiến là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, mang tính tự cung tự cấp, đóng kín của lãnh chúa.
3.-Do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi đông người qua lại để buôn bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn – thành thị trung đại xuất hiện.
->Vai trò của thành thị trung đại:
- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
- Chính trị: Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.
- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.
cách đánh độc đáo:tiến công trước để tự vệ,đánh vào kho lương của địch làm chúng thiếu lương thực,đẩy vào thế bị động,cho quân mai phục đánh vào hai cánh quân giặc,quyết chiến kéo dài thời gian cho chúng mỏi mệt,bất ngờ vào một đêm khi giăc bắt cảnh giác mang quân đi đánh
Bài 1 :
Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á tác động đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực :
—Thuận lợi:
+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
+ Hệ thống sông ngòi dày đạc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.
+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.
+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.
- Khó khăn :
+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.
+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.
+ Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.
Bài 2:
Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm những nước nào ?
Trả lời:
Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, ngày nay gồm 11 nước :
Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây, Đông Ti-mo, Malaysia.
Bài 3:
Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX.
Trả lời:
- Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu. - Các nước phương Tây muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. - Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu...
Câu 1:
- Lãnh địa phong kiến là vùng đất đai rộng lớn do lãnh chúa làm chủ. Trong đó có lâu đài và thành quách,.......
- Đặc trưng kinh tế : Tự cung tự cấp.
Câu 2:
- Nguyên nhân:
+ Do sản xuất phát triển cần nguyên liệu và thị trường
+ Do tiến bộ về kĩ thuật hàng hải, la bàn và kĩ thuật đóng tàu là điều kiện để thực hiện những cuộc phát kiến địa lí
- Kết quả:
+ Mở rộng thị trường
+ Tìm ra những con đường nối liền châu lục
+ Để lại món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản.
Câu 3:
- Nguyên nhân:
+ Do chế độ phong kiến đàn áp
+ Do giai cấp tư sản không có địa vị về chính trị xã hội
- Nội dung:
Đấu tranh khôi phục lại nền văn hoá Hy Lạp, Rô-ma cổ đại đồng thời sáng tạo văn hoá giai cấp tư sản.
Hỏi lắm thế , nhìn hoa cả mắt