K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2017

Thạch Mẹ Mày

6 tháng 10 2017

hoi dảng cộng sản

6 tháng 1 2022

Tham khảo

 

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại, được mệnh danh là Tam Nguyên Yên đổ. Phong cách thơ Nguyễn Khuyến hóm hỉnh nhưng lại luôn hàm chứa ý nghĩa thâm thúy sâu sa. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thờ Nguyễn Khuyến. Tám câu thờ giản dị mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nghĩa tình mặn mà, sâu sắc.

Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật với bố cục đề, thực, luận, kết. Nhưng với cái nét độc đáo, phóng khoáng bài thơ lại giống như một câu chuyện tự bạch của tác giả dành cho người bạn thân nhất của mình – Dương Khuê.

Gặp lại bạn hiền thân thiết trong lòng vỡ ra biết bao vui sướng:

Đã bấy lâu nay Bác đến nhà

“Đã bấy lâu nay” ám chỉ răng một khoảng thời gian đã khá lâu hai người không được gặp nhau, đó còn thể hiện sự mong nhớ thiết tha của tác giả dành cho người bạn xưa cũ. Tác giả có lẽ đã mong ngóng đã nhẩm đếm từng giờ từng khắc từng ngày để được gặp bạn. Câu thơ còn được chú ý qua cách xưng hô thú vị: “bác- tôi”; cách xưng hô của sự thân mật gần gũi. Cả câu thơ ngắn gọn vừa toát lên được hoàn cảnh diễn ra cuộc hội ngộ lại vừa cho ta thấy được tình bạn keo sơn thắm thiết của tác giả, thấy được niềm vui vỡ òa của nhà thơ khi sau bao tháng ngày đợi chờ nay đã được gặp lại người bạn thân thiết.

Một tình bạn trân quý đến như thế ắt phải tiếp đón cao sang, đặc biệt lắm đây. Thế nhưng Nguyễn Khuyến lại hóm hỉnh vô cùng. Cái chất hóm hỉnh ấy được dãi bày chân thành:

“Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”

Bạn đến nhà tôi cũng muốn mua những cao lương mĩ vĩ về tiếp bạn ấy thế nhưng trắc trở về không gian lại chả cho phép: nhà thì xa chợ; trẻ con sai khiến thì lại đi chơi mà tôi thì tuổi già sức yếu lại không thể đi chợ được. Không đi chợ được thì thôi ta tận dụng ngay những món ăn tại gia vậy. Và rồi Nguyễn Khuyến cũng lại lúng túng:

“Ao sâu nước cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà”

 

Chợ thì không thể đi để mua đầy đủ những món ăn ngon để đãi bạn nhưng ở nhà thì cũng không khả quan hơn là mấy: cá có gà có nhưng ao sâu quá không bắt được cá; vườn rộng rào lại răng quá thưa đôi bạn già như chúng ta nào thể bắt được một chú gà làm thịt bây giờ? Không mâm cao cỗ đầy cũng chẳng thể có cơm gà cá gỡ đãi bạn. Vậy liệu rằng nhà thơ sẽ dùng gì để đãi bạn?

“Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

Không rượu không thịt ấy thế mà đến rau dưa lá vườn cũng không thể tiếp khách được vì những lí do khách quan: cải thì chưa ra cây; cá mới nhú nụ; bầu còn non mà mướp lại chưa thành quả;…Mức độ của những thiếu thốn dường như đang được tác giả đẩy đến tột cùng, từ những thứ cao sang đến những món bình dị đều không đủ để tiếp đãi bạn hiền.

Và rồi đỉnh điểm nhất là khi:

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Nhân gian xưa có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu là cái mở đầu cho sự hứng khởi, cho lời chào thân thiện, hiếu khách, là thứ tối thiểu để tiếp khách thế nhưng nhà thờ Nguyễn Khuyến của chúng ta cũng chẳng thể có để mời bạn. Phải chăng ở đây nhà thơ đang cường điệu hóa gia cảnh nghèo khổ của mình, đang than vãn cho bạn nghe. Không, có lẽ không phải thế. Nguyễn Khuyến sâu sắc va ý nghĩa lắm mà. Nhà thơ đâu phải người thiếu thốn vật chất, nhà ông có cả gà có cá có rau ấy chứ nhưng chúng vì điều kiện khách quan nên không thể tiếp khách mà thôi. Điệp từ “Không” được nhắc lại khéo léo giữa mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh hoàn cảnh thiếu thốn cho tình bạn lại vừa như một lời khẳng định chắc nịch cho tình bạn cao cả của Nguyễn Khuyến- Dương Khuê. Đó là tình bạn phi vật chất, tình bạn vượt lên những lợi ích tầm thường. Tình bạn ấy vượt qua những khó khăn, chông gai, vất vả để trường tồn mãi cùng với không gian và thời gian dài rộng.

Để rồi đến cuối cùng nhà thơ chốt lại bằng nỗi lòng đượm đà:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

Từ “Bác” thêm một lần nữa được lặp lại, thể hiện một tình cảm yêu quý, kính trọng xuyên suốt câu thơ. Cảm ơn bạn đã vượt ngàn dặm xa tới thăm người bạn cũ, cảm ơn bạn đã chẳng vì thiếu thốn mà rời xa tôi. Và “ta với ta” –tôi và bạn, tôi và chúng ta. Tâm hồn nhà thơ và người bạn đến đây đã đồng điệu, tuy hai mà một, tình cảm thắm nồng. Không có mâm cao cỗ đầy, không thức ăn bình dị, không trầu cau, nhưng nhà thơ và bạn của mình vẫn vui vẻ nói chuyện tâm đầu ý hợp, suy nghĩ tương thông. Hai chữ “ta” lam sáng cả bài thơ gợi lên một ý nghĩa trọn vẹn. Đây chắc chắn chỉ có thể là một tình bạn tri âm tri kỉ, một tình bạn trân quý vô cùng.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cũ đường luật với âm, luật được niêm, đối một cách chặt chẽ. Tuy thế vẫn không làm mất đi cái dáng vẻ phóng khoáng, hóm hỉnh của hồn thơ dân tộc Nguyễn Khuyến. Kết hợp với nghệ thuật lặp từ tinh tế, nhà thơ đã khéo léo dựng lên một tình huống khó xử để thử thách tình bạn. Qua đây tác giả đã truyền tải một thông điệp ý nghĩa về tình bạn vô tư, trân chính, đích thực.

6 tháng 11 2021

uh....! Thật ra thì...! Hoc24 ko .... mấy bài văn tự luận như vầy đâu , nên bn tham khỏa trên mạng ak! R vt theo í kiến của bn! (Chả bt cái này có nên nói đây ko ta??)

6 tháng 11 2021

Tham khảo!

Ta là bạn và suốt đời là bạn
Dẫu thời gian chan chứa mối duyên thừa
Mình và cậu đâu có những chiều mưa
Hay nhớ nhung khi gió thu vừa đến

 

Nếu cậu buồn mình sẽ ở cạnh bên
Đem cho cậu đôi ba lời chia sẻ
Với tấm lòng và một câu mắng nhẹ
Mạnh mẽ lên, không lẽ cứ khóc hoài

 

Mình với cậu chỉ có thể vậy thôi
Nếu tóc cậu gió vô tình làm rối
Mình sẽ mắng gió đi đâu mà vội
Rồi đôi tay cậu hãy vuốt tóc mềm

 

Mình với cậu sẽ chẳng có gì thêm
Ngoài tình bạn bao la không bờ bến
Lỡ cậu mệt hãy nhắn cho mình đến
Nhưng vai mình cậu không thể tựa lên

 

Cậu biết rồi mà sao cứ gọi tên
Trong giấc mơ chuyện yêu đương vô nghĩa
Mình là bạn đừng lạc trong cơn mộng
Nếu tặng hoa xin đừng tặng hoa hồng

20 tháng 7 2019

trong truyện Tây Du Ký, em thích nhất là nhân vật na tra.

Na Tra là một vị thần trong thần thoại dân gian Trung Hoa. Được mô tả chi tiết thông qua các tác phẩm Phong thần diễn nghĩa, Tây du ký, Na Tra được mô tả là một vị thần có pháp lực cao cường, đứng vào hàng những vị thần cao cấp nhất của Thượng giới.Thân thế của Na tra  là:Theo Phong thần diễn nghĩa, Na Tra vốn là pháp bảo Linh Châu của Thái Ất Chân Nhân, được Nguyên Thủy Thiên tôn sắp xếp xuống trần gian giúp Khương Tử Nha định bảng Phong Thần, chuyển sinh vào bụng Ân Thị hóa ra kiếp người, trở thành con trai thứ ba của Lý Tịnh[1]. Khi sinh ra được Thái Ất bay đến thu làm đồ đệ và thay mặt Nữ Oa gửi tặng Na Tra Vòng Càn Khôn cùng Hỗn Thiên Lăng.Na Tra đấu Độc Giác Quỷ Vương

Vốn là tướng nhà trời nên Na Tra lớn nhanh như thổi, mới bảy tuổi đã mình cao sáu thước, vai rộng hai thước, ngỗ nghịch muôn phần. Do còn nặng nợ trần gian và số kiếp gian truân, Na Tra đã tự mình gây ra họa lớn: Đánh chết con trai Ngao Bính (Tam Thái tử) của Đông Hải Long Vương, lột da (vẩy rồng), bóc gân Ngao Bính, giương Chấn Thiên Cung nặng nghìn cân bắn chết đệ tử của Thạch Cơ Nương Nương... Gia đình Lý Tịnh bị Tứ Hải Long Vương bắt, gây sức ép buộc Na Tra phải đền mạng. Để giữ trọn đạo hiếu và không làm liên lụy tới gia đình, Na Tra đã bóc thịt trả mẹ, lóc xương trả cha. Sau khi chết hồn Na Tra bay về với Thái Ất Chân Nhân, Thái Ất bày cho Na Tra báo mộng cho Ân Thị lập miếu thờ để giữ cho hồn không bị tan biến, song cũng vì Lý Tịnh quá cố chấp với những việc Na Tra đã gây ra nên đã đập tan miếu thờ. Chính vì lý do đó sau khi được sư phụ Thái Ất hoán thân tráo cốt vào cây sen, Na Tra đã tìm tới cha mình để trả thù... Vốn biết đệ tử mình ương bướng và ngang ngạnh nên Thái Ất đã cậy hai vị đại tiên là Văn Thù và Nhiên Đăng giáo huấn, Văn Thù và Nhiên Đăng đã dàn xếp, chỉ ra lỗi lầm của cả hai người, giúp cha con Lý Tịnh cởi bỏ hiềm khích, một lòng phò Chu diệt Trụ. Ở hồi kết của Phong Thần diễn nghĩa, Na Tra, Lý Tịnh, Lôi Chấn Tử, Dương Tiễn, Kim Tra, Mộc Tra, Vi Hộ là số ít trong những giáo đồ đắc đạo thành tiên. Sau khi theo cha Lý Tịnh cùng các vị thần tiên được phong thần lên trấn giữ thiên đình, đến thời Đông Hán thì Tam thái tử Na Tra cũng Thác tháp Thiên vương Lý Tịnh và Nhị lang thần Dương Tiễn xuất hiện và giao chiến với Tề thiên đại thánh Tôn Ngộ Không tại tác phẩm Tây Du Ký.Trong dân gian,Nhắc đến Na Tra, dân gian thường hình tượng đến một vị thiên tướng khôi ngô, tuấn tú, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, môi đỏ như môi thiếu nữ. Song bản tính của Na Tra nóng nảy, thẳng thắn và thích xen vào chuyện bất bình. Độc giả có thể gặp Na Tra trong Phong Thần diễn nghĩa hay trong tiểu thuyết Tây du ký. Tay phải cầm Hỏa Tiêm Thương, tay trái cầm Càn Khôn Khuyên, vai đeo dải lụa Hỗn Thiên Lăng, lưng giắt Cửu Long Thần Tráo và Đả Tiên Kim Chuyên, chân đi bánh xe Phong Hoả Luân[2]. Na Tra là hiện thân của bậc thần tiên phóng khoáng, tính cách hiếu động và nghịch ngợm song hành động thì đầy tình nhân ái, chí công vô tư. Có lẽ đó cũng là khát vọng về một hình tượng sống của nhân gian thời bấy giờ. Trong Tây Du Ký cũng mô tả Na Tra thường biến hình ba đầu sáu tay rất hung tợn, tay cầm sáu thứ binh khí: trảm yêu kiếm, khảm yêu đao, phược yêu sách, hàng yêu xử, tú cầu nhi và hỏa luân nhi. Hãng phim Trung Quốc đã làm riêng một bộ phim hoạt hình về truyền thuyết dân gian Na Tra có tựa đề là Na Tra truyền kỳ.

7 tháng 2 2021

MB: Giới thiệu về vấn đề ( đừng sợ vấp ngã)

TB: Luận điểm 1: Lý do

-Làm cho con người thêm yếu đuối, tự ti, ko dám thể hiện mk cho ng khác hiểu

Luận điểm 2: Tác hại của sự vấp ngã

Luận điêm 3: Tại sao chúng ta cần mạnh mẽ và ko đc vấp ngã

KB: Khẳng định lại ý kiến của mk cho bn hiểu

Lời khuyên

P/s: bn có thể sử dụng câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công để giải thích

9 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!!

 

Cuộc sống là một chuỗi khó khăn, khắc nghiệt đến mức nếu bạn yếu lòng đầu hàng trước nó thì bạn sẽ thua, thua một cách đầy thảm bại. Khi bản thân rơi vào lòng sâu của sự nghiệt ngã số phận, bạn sẽ hiểu được rằng ý chí vươn lên không gục ngã là cách duy nhất giúp bạn vươn lên và sống tốt trong cuộc sống này.

Trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là “không gục ngã”?

Khi gặp khó khăn, còn người ta thường phân vân giữa hai lựa chọn. Một là chùn bước hoặc loay hoay tìm lối thoát, hai là dấn bước với tất cả ý chí và sức mạnh, không gục ngã để đương đầu với thử thách. Không có khó khăn nào dễ đánh gục con người hơn tinh thần nhưng tinh thần rồi cũng như một khó khăn mà bạn cần phải vượt qua. Nó giống như một viên đá vô hình vô tình bạn vấp phải rồi gục ngã, và rồi chẳng ai giúp được bạn ngoài bản thân bạn. Lúc này, bạn với vết thương đau nhưng vẫn gồng mình đứng dậy và bước tiếp, đó gọi là ‘’không gục ngã’’.

Tôi từng biết đến những con người đến từ những vùng đất khác nhau, ẩn sau họ là những câu chuyện cuộc đời dài lê thê. Bất hạnh có, đau khổ có, bế tắc có nghèo khó có, tàn tật có, nhưng họ lại có một điểm chung đáng quí : là dù rằng cuộc đời có nhấn chìm họ dưới đáy kiệt cùng của vực sâu thì với bản năng con người cùng ý chí vươn lên, không gục ngã vẫn thôi thúc họ tiếp tục bước tiếp.

Nhà sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng Walt Disney nhớ lại thất bại cay đắng của những ngày đầu vào nghề, khi ông bị ông chủ tòa soạn báo sa thải vì khả năng sáng tạo kém. “Khi đó tôi mới 21 tuổi, không tiền bạc, không danh vọng. Tôi gần như sụp đổ khi ngày nào cũng phải ngủ trên chiếc sôpha rách tươm, ăn mãi một món khoai tây nghiền và phải sống trong căn nhà ổ chuột”. Walt Disney đã sống như vậy trong suốt một thời gian dài, để chúng ta, và cả thế hệ con cháu chúng ta, được những trận cười nắc nẻ trước những bộ phim hoạt hình vui tươi và đầy tính sáng tạo của ông.

Nicholas James Vujicic – nhà diễn thuyết truyền động lực người Úc gốc Serbia, khi sinh ra đã không có tứ chi. Từ thuở ấu thơ, anh đã phải đấu tranh về cả tinh thần, tình cảm cũng như thể xác với số phận của mình, nhưng rồi thay vì đau đớn mặc cảm, anh lại quyết định đối mặt với khuyết tật. Để rồi năm 17 tuổi, bằng tất cả nỗ lực và quyết tâm của mình, anh thành lập tổ chức phi lợi nhuận của riêng mình với tên gọi “Life Without Limbs”. Anh đi khắp nơi trên thế giới để diễn thuyết truyền động lực về cuộc sống của một người khuyết tật mang hi vọng và mong muốn tìm được ý nghĩa của cuộc sống.

Điều gì đã khiến những số phận đau thương ấy có thể vượt qua muôn vàn gian nan để khẳng định được bản thân mình? Họ đã tạo dựng cuộc sống tươi đẹp hơn từ khó khăn gian khổ, thử thách bằng sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm chiến thắng số phận. Họ đã không đánh mất đi niềm tin yêu vào cuộc sống, không gục ngã trước những đau đớn. Và hơn hết, họ đã khẳng định cho tất cả chúng ta một chân lí: mỗi con người đều có khả năng cảm hóa những nổi đau và ưu phiền trong cuộc sống của mình thành niềm vui và hạnh phúc.

Từ những tấm gương trên, phần nào đã cho chúng ta những bài học hay. Cuộc sống vốn chứa đựng những khóc khăn và thử thách, đừng để những trở ngại ấy làm giảm đi ý nghĩa trong cuộc sống bạn. Thất bại, điều đó có thể xảy ra đối với bạn, nhưng thất bại một lần không có nghĩa những lần tiếp theo bạn vẫn thất bại, cũng như nhà phát minh vĩ đại Albert Einstein từng phát biểu “Tôi tư duy từ ngày này qua ngày khác và từ năm này sang năm khác . 99 lần tôi kết luận sai và đến lần thứ 100 thì tôi đúng”. Thực tế đã chứng minh được mọi thứ, biến những định nghĩa khô khan thành hiện thực.

Hãy sống hết lòng vì ngày hôm nay, hãy đừng dại dột mà từ bỏ bản thân mình mà hãy đương đầu, đừng để bản thân gục ngã giữa giông tố cuộc đời. Trong sự tối tăm mù mịt của cuộc đời, khi bạn biết vươn lên và không gục ngã, chắc chắn ánh sáng sẽ hiện hữu, sưởi ấm trái tim đầy đau thương kia. Vì bạn đã được sống, nên không bao giờ là muộn để bắt đầu dứng dậy !