Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả sẽ:
- Làm cho tiềm năng các vùng sinh thái được khai thác để phát triển nông nghiệp, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được phát huy trong nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, hoa quả...).
a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta
-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước
+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+
+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang
+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)
+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta
-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu
-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...
-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh
-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh
b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm
-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế
-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp
Công nghiệp | Nông nghiệp |
Đông Nam Bộ: - Nền công nghiệp phát triển mạnh và toàn diện. - Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng. - Có cơ cấu đa dạng, gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển như: dấu khí, điện tử, công nghệ cao - Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. + TP. Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. + Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí. ĐB Sông Cửu Long: -Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (khoảng 20% GDP toàn vùng năm 2002). - Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác. - Sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở các thị xã, thành phố lớn: Long Xuyên, Cần Thơ, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng... | Đồng bằng Nam Bộ: + Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. + Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cao su. Các cây công nghiệp lâu năm khác: cà phê, tiêu, điều… + Cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá, cây ăn quả cũng được chú ý phát triển. + Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm: được chú trọng theo hướng hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long + Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. + Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu. Bình quân lương thực theo đầu người gấp 2, 3 lần trung bình cả nước, là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta + Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước + Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh + Chiếm 50% sản lượng thủy sản của cả nước,nghề nuôi tôm cá xuất khẩu phát triển mạnh + Nghề rừng giữ vị trí quan trọng nhất là rừng ngập mặn |
- Nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, khí hậu của nước ta cơ bản là khí hậu nhiệt đới. Tính chất nhiệt đới làm cho tổng lượng bức xạ mặt trời rất lớn . Chế độ mưa phong phú với lượng mưa trung bình năm 1.500 – 2.000 mm. Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo chiều Bắc Nam, theo mùa và theo độ cao. Miền Bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh. Miền Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Còn miền Trung là nơi giao thoa khí hậu giữa hai miền Bắc – Nam.
- Ảnh hưởng của của khí hậu đối với nông nghiệp nước ta trước hết là được cung cấp lượng bức xạ lớn, nguồn ánh sánh dồi dào, nguồn nhiệt phong phú để cho cây trồng sinh trưởng, phát triển quanh năm. Ơn nữa, độ ẩm cao, lượng mưa dồi dào cho phép cây trồng có sức tái sinh mạnh, thúc đẩy quá trình nở hoa, kết trái. Điều kiện sinh thái nóng ẩm giúp cho cây ngắn ngày có thể tăng thêm từ 1 đến 2 vụ năm, còn đối với cây dài ngày có thể thu hoạch được nhiều đợt, nhiều lứa.
Thế mạnh tương đồng trong sản xuất nông nghiệp giữa đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ là Khai thác thủy sản vì cả 2 vùng này đều tiếp giáp với vùng biển rộng lớn => Chọn đáp án C