Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án A
5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động trên 1ha diện tích gieo trồng trong một năm là ba mục tiêu phấn đấu lớn trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1965-1968
Đáp án A
Thương nghiệp quốc doanh được nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường, góp phần vào phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân
Đáp án C
Trong điều kiện chiến tranh, các cơ sở công nghiệp lớn phải phân tán, sơ tán; công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng được chú trọng phát triển
Đáp án C
Trong những năm 1961-1965, miền Bắc thực hiện nhiệm vụ xây dựng bước đầu cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và làm nghĩa vụ hậu phương, chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Đáp án D
Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961-1965) của nhân dân miền Bắc là miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương với chiến trường miền Nam
Đáp án D
Ngày 2-1-1963, quân Giải phóng đã đẩy lui được cuộc càn quét của hơn 2000 quân Sài Gòn vào Ấp Bắc (Mĩ Tho). Chiến thắng Ấp Bắc đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, đã bước đầu đánh bại các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch, đánh sụp lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ. Chiến thắng này cũng chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. Sau trận Ấp Bắc, phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” dấy lên khắp miền Nam
Đáp án D
Trong giai đoạn 1926-1929 phong trào công nhân có bước phát triển mới.
Cụ thể là:
- Phong trào công nhân mang tính thống nhất trong toàn quốc, vượt ra phạm vị một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.
- Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị.
- Phong trào công nhân đang đi dần vào cuộc đấu tranh tự giác, trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có sức quy tụ, dẫn đầu phong trào yêu nước
Đáp án C
Để biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, giai đoạn 1961-1965 Mĩ đã thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với âm mưu chính là “dùng người Việt đánh người Việt”. Vì vậy, lực lượng được coi là công, đóng vai trò nòng cốt trong giai đoạn này là chính quyền và quân đội Sài Gòn (Việt Nam Cộng hòa).
Đáp án B
“Sóng Duyên Hải” là tên của một phong trào công nghiệp ở miền Bắc trong giai đoạn 1961-1965. Đầu năm 1960, hưởng ứng "Thi đua ái quốc", phong trào thao diễn kỹ thuật phát huy sáng kiến của công ty được phát động mạnh mẽ và nhận được sự hưởng ứng sâu rộng của toàn thể cán bộ công nhân. Trong 2 tháng, 237 chỉ tiêu định mức lao động, kỹ thuật bị phá. Năng xuất lai động vượt từ 50 đến 610%, trình độ năng lực của cán bộ quản lý, kỹ thuật được tăng cường, trình độ tay nghề của công nhân được nâng cao. Duyên Hải ngày ấy sôi động một cao trào thi đua chưa từng có, thực sự tạo nên một khí thế cách mạng, đưa Duyên Hải trở thành lá cờ đầu của Ngành công nghiệp miền Bắc