Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo
dựng hình ảnh nhân vật chính Nguyễn Huệ
Các tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca, họ đứng trên tinh thần dân tộc phản ánh. Nhờ điều đó, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử
Đây là đặc điểm đặc sắc của thể loại truyền thuyết lịch sử.
Đọc các đoạn văn sau và chỉ ra lỗi trong những câu văn trên bằng cách thêm, bớt một số từ ngữ, chứa các câu văn cho đúng mà không làm thay đổi nghĩa của câu.
a) Qua việc xây dựng tình huống, khắc hoạ nhân vật và sử dụng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, gợi lên những liên tưởng sâu sắc cho người đọc trong tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
Lỗi sai :Thiếu chủ ngữ
=>Việc xây dựng tình huống, khắc hoạ nhân vật và sử dụng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, gợi lên những liên tưởng sâu sắc cho người đọc trong tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
b) Kho tàng văn học dân gian Việt Nam với rất nhiều thể loại: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ, vè, .....
Lỗi sai : Dùng sai quan hệ từ
=> Kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều thể loại: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ, vè, .....
c) Sau khi tôi thi đỗ vào trường THPT Lê Quý Đôn (ngôi trường mà tôi vẫn luôn mong ước).
Lỗi sai : Thiếu CN
=>Tôi thi đỗ vào trường THPT Lê Quý Đôn (ngôi trường mà tôi vẫn luôn mong ước).
d) Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một cách chân thực và cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng.
Lỗi sai :Thiếu CN
=> Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một cách chân thực và cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng.
e) Với ngòi bút tài hoa, tinh tế của Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong trẻo, tươi sáng và tràn đầy sức sống.
Lỗi sai : thiếu CN
=> Ngòi bút tài hoa, tinh tế của Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong trẻo, tươi sáng và tràn đầy sức sống.
Ngòi bút miêu tả tâm lý Nguyễn Minh Châu tinh tế, giàu tinh thần nhân đạo
- Tác giả đặt nhân vật vào vào tình huống ngặt nghèo để nhân vật suy ngẫm, tự trải nghiệm về cuộc đời với những suy nghĩ sâu sắc về bản thân mình
- Nhĩ suy nghĩ về lẽ sống, về cuộc đời, về những người cụ thể như vợ, con, chính cuộc đời mình
+ Mọi cảnh vật trước mắt Nhĩ trở nên đẹp, khi Nhĩ sắp từ giã cõi đời
+ Hình ảnh người vợ gầy guộc với sự tần tảo là " nơi nương tựa" cho cả gia đình
+ Sự thức tỉnh của Nhĩ về vẻ đẹp bên kia bãi bồi tô đậm hình ảnh đứa con mải chơi không thấy bãi bồi hấp dẫn
+ Là tình yêu với cuộc sống, được trải nghiệm qua cuộc đời nhiều thăng trầm
- Nhĩ suy nghĩ về Liên: anh nhận ra tất cả sự tần tảo, đức hi sinh thầm lặng của vợ
- Nhĩ khao khát được đặt chân tới bãi bồi bên kia sông
Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.
Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo sâu sắc của công. Là một người đau trước niềm đau của mọi người, ông đồng cảm và đau nỗi đau của những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc: đó là nằng Kiều, người ca nữ đất Long Thành, Tiểu Thanh …
Tài của ông nằm ở khả năng vận dụng và làm giàu con chữ Tiếng Việt. Truyện Kiều được viết theo thể thơ Nôm lục bát vừa gần gũi vừa dễ thuộc, dễ đọc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Hơn thế nữa, với khả năng sáng tạo của mình, ông đã làm cho Tiếng Việt trở nên giàu đẹp và phong phú hơn bao giờ hết. Nhiều từ ngữ, nhân vật trong Truyện Kiều đã sống lại trong lời ăn, tiếng nói thường ngày của người dân Việt Nam như: “Chết đứng như Từ Hải”, đồ “Sở Khanh”,…
Đại thi hào Nguyễn Du là một con người tài hoa với nhân cách cao đẹp. Ông trân trọng những giá trị phẩm chất của con người, tiếc thương cho những kiếp người khổ đau. Tư tưởng, giá trị văn học của ông vẫn mãi lưu truyền tới muôn đời sau.
~ hỏi j thế~
Gợi ý.
I. Mở bài. Giới thiệu tác giả tác phẩm và nhận định.
II. Thân bài.
1. Giải thích
- Thế giới nội tâm nhân vật là việc tác giả dùng điểm nhìn toàn tri, người viết có thể nhìn thấu tâm can và hiểu được tâm trạng của nhân vật. Đây là điểm mới, sáng tạo của Nguyễn Du trong sáng tác văn học bởi đặc trưng trong cách kể của văn học trung đại vẫn là lối kể biên niên - theo trình tự thời gian, điểm nhìn của người ngoài cuộc.
- Tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm nhân vật: đây là nhận định hoàn toàn đúng. Bởi thông qua thế giới nội tâm, tính cách và phẩm chất nhân vật được bộc lộ. Mà nhân vật chính là phương diện để nhà văn thể hiện tư tưởng và tài năng của mình.
- Trong tác phẩm Truyện Kiều, tài năng của Nguyễn Du là tả cảnh ngụ tình, nhà thơ có những đoạn viết tuyệt khéo về bức tranh thiên nhiên, bên cạnh đó còn đi sâu vào khám phá và bộc lộ thế giới nội tâm của nhân vật. Đặc biệt, qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ta phần nào sáng tỏ được điều ấy.
2. Chứng minh
a. Đoạn trích đã thể hiện được tâm trạng của Kiều nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ.
(Phân tích đoạn: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân... Có khi gốc tử cũng vừa người ôm".
=> Tác giả đã tỏ ra rất am hiểu tâm trạng của nhân vật khi mà để Kiều nhớ tới người yêu trước rồi mới nhớ tới cha mẹ. Bởi Kiều bán mình, đã hi sinh chữ tình để làm trọn chữ hiếu. Bởi vậy khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều vẫn canh cánh trong lòng vì đã phụ tình chàng Kim, là người bội ước lời thề nguyền trăm năm.
b. Đoạn trích đã thể hiện được nội tâm của Kiều khi nàng lo và buồn đau cho cuộc đời của chính mình
(Phân tích 8 câu cuối)
=> Điệp từ "buồn trông" cùng các hình ảnh ước lệ đã cho thấy thế giới nội tâm đầy ngổn ngang, chồng chất những tâm sự của Kiều. Kiều buồn vì thân phận nhỏ bé, xa quê hương, mẹ cha. Kiều đau vì thân phận nhỏ bé bèo bọt hoa trôi. Kiều tủi vì thân phận nhỏ bé, héo úa. Kiều hãi hùng trước sóng gió cuộc đời đang bủa vây lấy "chiếc ghế" định mệnh, cuộc đời mình.
III. KB. Nhận định trên là hoàn toàn đúng. Chỉ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, thông qua bút pháp tả cảnh ngụ tình, vận dụng hàng loạt các hình ảnh ước lệ, điển tích điển cố, ta đã thấy được tài năng và tấm lòng của người cầm bút. Thực sự Nguyễn Du là người có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời khi mà có thể thấu hiểu và bộc lộ được thế giới nội tâm nhân vật đến chân thực và sâu sắc đến như vậy.
Hoàng Lê Nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết chương hồi do một nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê khi quân Tây Sơn diệt chúa Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê đến khi Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn thống nhất đất nước.
Ngô gia văn phái: một nhóm tác giả dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, trong đó tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 - 1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772 – 1840) làm quan triều nhà Nguyễn.
Bảy hồi đầu là phần chính biên do Ngô Thì Chí viết, mười hồi tiếp theo là phần tục biên trong đó có 7 hồi là do Ngô Thì Du viết, 3 hồi cuối là sự chắp vá, ghép nối những sự việc từ thời Tự Đức, tương truyền do Ngô Thì Thuyết viết.
Nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí
- Chí là thể loại ghi chép lại sự vật, sự việc
- Nhan đề được viết bằng chữ Hán ghi chép quá trình thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tác phẩm còn tái hiện được giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỉ XVIII, mấy năm đầu thế kỉ XIX. Tiểu thuyết có 17 hồi.
Nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí
- Chí là thể loại ghi chép lại sự vật, sự việc
- Nhan đề được viết bằng chữ Hán ghi chép quá trình thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tác phẩm còn tái hiện được giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỉ XVIII, mấy năm đầu thế kỉ XIX. Tiểu thuyết có 17 hồi.
Đáp án cần chọn là: A