K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2022

tại mai đi học mà quên làm bài này, nên thức làm á

28 tháng 3 2022

C?

Câu hỏi 11Để bảo vệ động vật quý hiếm chúng ta cần phải làm gì?Săn tìm động vật quý hiếm.Xây dựng các khu bảo tồn và vườn quốc gia.Đưa động vật quý hiếm về nuôi trong gia đình.Nuôi để khai thác động vật quý hiếm. Câu hỏi 12 Đặc điểm nào của động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng?Màu lông nhạt, có bướu mỡ, chân dài.Màu lông sẫm, lớp mỡ dưới da dày, chân dài.Màu lông nhạt, lớp...
Đọc tiếp

Câu hỏi 11
Để bảo vệ động vật quý hiếm chúng ta cần phải làm gì?

Săn tìm động vật quý hiếm.

Xây dựng các khu bảo tồn và vườn quốc gia.

Đưa động vật quý hiếm về nuôi trong gia đình.

Nuôi để khai thác động vật quý hiếm.

 

Câu hỏi 12 

Đặc điểm nào của động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng?

Màu lông nhạt, có bướu mỡ, chân dài.

Màu lông sẫm, lớp mỡ dưới da dày, chân dài.

Màu lông nhạt, lớp mỡ dưới da dày, chân dài.

Màu lông trắng, có bướu mỡ, chân ngắn.

 

Câu hỏi 13

Hoạt động hô hấp của thằn lằn có gì tiến hóa hơn so với lớp Lưỡng cư?

Xuất hiện phổi.

Xuất hiện cơ hoành.

Xuất hiện vách ngăn.

Xuất hiện cơ liên sườn.

 

Câu hỏi 14 

Phương thức sinh sản nào sau đây được cho là tiến hóa nhất?

Sinh sản hữu tính và thụ tinh ngoài.

Sinh sản vô tính.

Sinh sản hữu tính, thụ tinh trong, đẻ con.

Sinh sản hữu tính, đẻ trứng và thụ tinh trong.

 

Câu hỏi 15 

Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ là đặc điểm của:

lớp Lưỡng cư.

lớp Bò sát.

lớp Thú.

lớp Chim.

 

Câu hỏi 16 

 Loài nào dưới đây là đại diện lớp Cá?

Cá sấu sông Nile.

Cá nhà táng lùn.

Cá đuối bông đỏ.

Cá cóc Tam Đảo.

 

Câu hỏi 17 

Vì sao mèo, báo có đặc điểm đi lại rất êm và nhẹ?

Các ngón chân có lông.

Các ngón chân có vuốt.

Dưới các ngón chân có nệm thịt dày.

Dưới các chân có vuốt.

 

Câu hỏi 18 

Bộ tiến hóa nhất trong lớp Thú là gì?

Bộ Ăn thịt.

Bộ Móng guốc.

Bộ Dơi.

Bộ Linh trưởng.

 

Câu hỏi 19

Những động vật nào sau đây thuộc lớp bò sát?

Rắn nước, cá sấu, thạch sùng.

Ba ba, tắc kè, ếch đồng.

Thạch sùng, ba ba, cá trắm.

Ếch đồng, cá voi, thạch sùng.

 

Câu hỏi 20 

Ở động vật, sinh sản vô tính có hai hình thức chính là

mọc chồi và tiếp hợp.

phân đôi và phân nhiều.

phân đôi cơ thể và mọc chồi.

tiếp hợp và phân đôi cơ thể.

GIÚP MK VỚI !!!!!

2
22 tháng 6 2021

11B xây dựng các khu bảo tồn... 

12A màu lông nhạt,  lớp mỡ dày,  chân dài

13D cơ liên sườn 

14C sinh sản hữu tính,  thụ tinh trong đẻ con

15C thú

16C cá đuối bông đỏ

17C dưới các ngón chân có nêmh thịt

18D bộ linh trưởng 

19 A rắn nước,  cá sấu,  thạch sùng 

20 c phân đôi cơ the và mọc chồi

Câu hỏi 11
Để bảo vệ động vật quý hiếm chúng ta cần phải làm gì?

Săn tìm động vật quý hiếm.

Xây dựng các khu bảo tồn và vườn quốc gia.

Đưa động vật quý hiếm về nuôi trong gia đình.

Nuôi để khai thác động vật quý hiếm.

 

Câu hỏi 12 

Đặc điểm nào của động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng?

Màu lông nhạt, có bướu mỡ, chân dài.

Màu lông sẫm, lớp mỡ dưới da dày, chân dài.

Màu lông nhạt, lớp mỡ dưới da dày, chân dài.

Màu lông trắng, có bướu mỡ, chân ngắn.

 

Câu hỏi 13

Hoạt động hô hấp của thằn lằn có gì tiến hóa hơn so với lớp Lưỡng cư?

Xuất hiện phổi.

Xuất hiện cơ hoành.

Xuất hiện vách ngăn.

Xuất hiện cơ liên sườn.

 

Câu hỏi 14 

Phương thức sinh sản nào sau đây được cho là tiến hóa nhất?

Sinh sản hữu tính và thụ tinh ngoài.

Sinh sản vô tính.

Sinh sản hữu tính, thụ tinh trong, đẻ con.

Sinh sản hữu tính, đẻ trứng và thụ tinh trong.

 

Câu hỏi 15 

Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ là đặc điểm của:

lớp Lưỡng cư.

lớp Bò sát.

lớp Thú.

lớp Chim.

 

Câu hỏi 16 

 Loài nào dưới đây là đại diện lớp Cá?

Cá sấu sông Nile.

Cá nhà táng lùn.

Cá đuối bông đỏ.

Cá cóc Tam Đảo.

 

Câu hỏi 17 

Vì sao mèo, báo có đặc điểm đi lại rất êm và nhẹ?

Các ngón chân có lông.

Các ngón chân có vuốt.

Dưới các ngón chân có nệm thịt dày.

Dưới các chân có vuốt.

 

Câu hỏi 18 

Bộ tiến hóa nhất trong lớp Thú là gì?

Bộ Ăn thịt.

Bộ Móng guốc.

Bộ Dơi.

Bộ Linh trưởng.

Câu hỏi 19

Những động vật nào sau đây thuộc lớp bò sát?

Rắn nước, cá sấu, thạch sùng.

Ba ba, tắc kè, ếch đồng.

Thạch sùng, ba ba, cá trắm.

Ếch đồng, cá voi, thạch sùng.

 

Câu hỏi 20 

Ở động vật, sinh sản vô tính có hai hình thức chính là

mọc chồi và tiếp hợp.

phân đôi và phân nhiều.

phân đôi cơ thể và mọc chồi.

tiếp hợp và phân đôi cơ thể.

8 tháng 5 2018

Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh Quảng Nam nằm trên địa bàn 2 huyện Nam Giang và Phước Sơn, với diện tích rừng và đất rừng hiện nay là hơn 75.000 ha, trong đó diện tích đất có rừng là hơn 62.000 ha chiếm hơn 82% diện tích khu bảo tồn. Vùng rộng lớn tiếp giáp với các Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh Kon Tum và Quảng Nam tạo nên một trong những vùng rừng liên tục và rộng lớn ở Việt Nam. Hơn thế nữa, nó còn là phần quan trọng trong Hành lang đa dạng sinh học kéo dài từ Kon Tum (Ngọc Linh) - Quảng Nam (Sông Thanh, Sao la, Voi, Ngọc Linh) - Thừa Thiên - Huế (Bạch Mã, Phong Điền) - Quảng Trị (Bắc Hướng Hóa, Đakrông). Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh còn nằm trong vùng chim đặc hữu cao Với tiềm năng đa dạng sinh học cao, Sông Thanh được xem là một thành phần quan trọng trong cảnh quan ưu tiên Trung Trường Sơn của vùng sinh thái dãy Trường Sơn. Đây là vùng lõi chủ yếu của vùng cảnh quan có vị trí ưu tiên của quốc gia, khu vực và toàn cầu do giá trị đa dạng sinh học và số lượng cao các loài đặc hữu đã ghi nhận được. Ông Phan Tuấn, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam cho biết: Để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn, Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các ban, ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt quy định về bảo vệ đa dạng sinh học; đồng thời củng cố và bố trí lại kiểm lâm địa bàn để phù hợp với năng lực công tác và yêu cầu nhiệm vụ được giao. Kiểm lâm địa bàn phối hợp với Lâm nghiệp xã tham mưu giúp UBND các xã trong vùng xây dựng và triển khai tốt phương án quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương; tổ chức gây nuôi và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn quản lý. Không những đẩy mạnh tuyên truyền, lực lượng kiểm lâm Quảng Nam còn tích cực triển khai thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý nương rẫy trên địa bàn quản lý; xây dựng phương án quản lý, bảo vệ rừng, thành lập các lực lượng chuyên trách, lực lượng quần chúng trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng với 200 người tham gia; tham mưu UBND các xã chọn người để ký hợp đồng trực cảnh báo cháy rừng tại 03 xã trọng điểm TàBhing, Phước Năng, Phước Công trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Ông Từ Văn Khánh, Giám đốc Bản Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh cho biết: Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt các chủ trương về bảo tồn đa dạng sinh học rừng trong Khu bảo tồn thiên nhiên thì lực lượng kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng Sông Thanh còn tích cực phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng. Năm 2015, lực lượng chức năng đã phát hiện và lập biên bản 94 vụ vi phạm, trong đó tạm giữ 76 m3 gỗ xẻ, 14 m3 gỗ tròn, 9 mô tô, 1 cá thể khỉ đuôi dài (đã lập biên bản và thả vào môi trường tự nhiên); ra quyết định xử lý 89 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 1,13 tỷ đồng. Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng Sông Thanh phối hợp với Đồn Biên phòng Đắc Pring, Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang tổ chức ký kết quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị trong việc phối hợp kiểm tra, truy quét các hoạt động khai thác lâm, khoáng sản trái phép trong lâm phận tại khu vực biên giới. Để bảo tồn đang dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh một cách bền vững, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh đã tích cực thực hiện việc giao khoán cho 125 nhóm hộ và 231 hộ gia đình với diện tích hơn 41.000 ha, đồng thời cũng đã thực hiện việc hỗ trợ đầu tư phát triển cộng đồng vùng đệm cho 24 cộng đồng thôn. Các chương trình này đã huy động sức mạnh toàn dân vào công tác bảo vệ rừng, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên; đồng thời góp phần thay đổi nhận thức cho người dân trong việc sử dụng tài nguyên bền vững, giảm thiểu các tác động xấu đối với rừng.

8 tháng 5 2018

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia.

Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới.

Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á.

. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á. Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học,

Vườn quốc gia này là một bộ phận của vùng sinh thái Trường Sơn. Cho đến nay, chủng loại thực vật lớn nhất ở đây là rừng thường xanh ẩm, rậm nhiệt đới trên đá vôi cao 800 m so với mực nước biển. 96,2% diện tích khu vườn quốc gia này được rừng bao phủ; 92,2% là rừng nguyên sinh; 74,7% (110.476 ha) khu vườn quốc gia này là rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên đá vôi có độ cao dưới 800 m; 8,5% (12.600 ha) là rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên đá vôi có độ cao trên 800 m; 8,3% (12.220 ha) là rừng ẩm nhiệt đới trên đất núi đất có cao độ dưới 800 m, 1,3% (1.925 ha) là bụi cây và cỏ và cây rải rác trên đá vôi; 2% (2.950 ha) là cỏ, bụi cây và cây rải rác trên núi đất; 180 ha là rừng tre nứa và mây song; thảm cây nông nghiệp 521 ha.

Theo số liệu thống kê mới nhất, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi điển hình với các loại thực vật đặc trưng như: nghiến (Burretiodendron hsienmu), chò đãi (Annamocarya spp.), chò nước (Plantanus kerii) và sao (Hopea spp.). Thực vật có mạch 152 họ, 511 kiểu gen, 876 loài thực vật có mạch, trong dó có 38 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, 13 loài đặc hữu Việt Nam, trong đó có sao và cây họ Dầu (Dipterocarpaceae).

Ở vườn quốc gia này có một khu vực rừng bách xanh được phân bổ trên đỉnh núi đá vôi có diện tích khoảng trên 5000 ha, có khoảng 2500 cây với mật độ 600 cây/ha. Các cây bách xanh ở vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tuổi 500-600 năm. Bởi hiện trên thế giới chỉ có 3 loài bách xanh đã được nhận diện. Đây là quần thể bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris) lớn nhất Việt Nam. Loài bách xanh này nằm trong nhóm 2A theo quy định tại công văn số 3399/VPCP-NN (ngày 21 tháng 6 năm 2002) đính chính cho nghị định 48 của Chính phủ, thuộc nhóm quý hiếm, hạn chế khai thác.

Trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, phối hợp với Trung tâm nghiên cứu khoa học và Cứu hộ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng phát hiện thêm tại vườn quốc gia này 1.320 loài thực vật mới, trong đó có một số quần thể thực vật lớn được đánh giá là đặc biệt quý hiếm.

Các nhà khoa học cũng phát hiện 3 loài lan hài quý hiếm, và rừng bách xanh núi đá duy nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Lan Hài ở đây có ở vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có 3 loài: lan hài xanh (Paphiopedilum malipoense), lan hài xoắn (Paphiopedilum dianthum), lan hài đốm (Paphiopedilum concolor). IUCN (Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới) trong năm 1996 đã xếp lan hài là loài đang đứng trước nguy cơ diệt vong rất cao (tuyệt chủng trong tương lai gần).

Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú thuộc 31 họ và 10 bộ, nổi bật nhất là hổ và bò tót, loài bò rừng lớn nhất thế giới, 302 loài chim, trong đó có ít nhất 43 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm trong Sách đỏ thế giới; 81 loài bò sát lưỡng cư (18 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới); 259 loài Bộ Cánh vẩy; 72 loài cá, trong đó có 4 loài đặc hữu Việt Nam. Năm 1996, ở đây có loài cá mới phát hiện ở Việt Nam. Linh trưởng có 10 loài linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt Nam, 7 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là voọc Hà Tĩnh, sao la, mang (thú). Phong Nha-Kẻ Bàng được đánh giá là có hệ tự nhiên đa dạng nhất trong tất cả các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển quốc gia trên thế giới.

Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi có cộng đồng linh trưởng phong phú bậc nhất Đông Nam Á[40][41]. Năm 2002, nhà khoa học Đức Thomas Zegler đã phát hiện ra một loài thằn lằn tai mới có tên là Tripidophrus Nogei tại vùng núi karst thuộc khu vực Chà Nòi. Loài thằn lằn này đã được đăng trên số báo 114 (2) phát hành tháng 7 năm 2007 của tạp chí Revue Suise De Zoologie. Các nhà khoa học đã đặt tên loài này là Thằn lằn Phong Nha-Kẻ Bàng (danh pháp khoa học: Cyrtodactylus phongnhakebangensis). Các nhà khoa học Đức đã xây dựng một khu giới thiệu Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng tại Vườn thú Köln để giới thiệu sự đa dạng sinh học của vườn quốc gia này, ở đây cũng phát hiện ra loại rắn mai gầm mới. Qua một thời gian khảo sát, các nhà khoa học Đức, Nga và Việt Nam đã phát hiện thêm 10 loài mới trong vườn quốc gia này, trong đó bao gồm 5 loài rắn, 5 loài tắc kè, thằn lằn, nhiều loài trong số mới phát hiện này là động vật đặc hữu ở đây.

Các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học Nga thuộc Viện Động vật hoang dã Sankt-Peterburg, các nhà khoa học Đức của Vườn thú Köln đã phát hiện thêm tại vườn quốc gia này hơn 100 loài mới trong khu hệ cá. Mười loại cá chưa từng thấy ở Việt Nam đã được phát hiện ở vườn quốc gia này.

Trong 3 loài cá ở Phong Nha-Kẻ Bàng được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam thì đã có 2 loài cá chình. Đó là cá chình hoa và cá chình mun[48].

Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Thế giới (FFI) đã tiến hành khảo sát và đã có báo cáo cho rằng Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có 4 loài được xếp vào diện nguy cấp trên phạm vi toàn cầu, đó là voọc Hà Tĩnh, voọc đen tuyền, voọc ngũ sắc và vượn đen má trắng[49].

Ngày 27 tháng 2 năm 2005, một đàn bò tót với số lượng lớn xuất hiện tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Năm 2010, một loài bọ cạp mới có tên khoa học là Vietbocap canhi, tên tiếng Việt là bọ cạp Cảnh đã được phát hiện tại động Tiên Sơn. Năm 2012, một loài bọ cạp mới có tên khoa học là Vietbocap thienduongensis. Tên tiếng Việt là bọ cạp Thiên Đường đã được phát hiện tại hang Thiên Đường.

5 tháng 5 2021

môi trường hoang mạc có động vật phong phú hơn môi trường khác, vì một số lí do nào đó. Biện pháp: săn bắn động vật rồi đổi cho nước khác các động vật nước mình chưa có

23 tháng 10 2016

vì khi khai thác san hô có thể rừng rong biển bị phá hoại

9 tháng 8 2021

Tham khảo:

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho động vật

- Hạn chế khai thác bừa bãi các loại thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài

- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn,... để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.

- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng

- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương

- Tham gia bảo vệ, chăm sóc trồng cây ở trường, địa phương

- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương

10 tháng 8 2021

Tham khảo:

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài động vật

- Hạn chế khai thác bừa bãi các loài động vật

- Xây dựng vườn Quốc gia, khu bảo tồn để bảo vệ động vật

- Cấm buôn bán xuất khẩu các loài động vật

- Tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân cùng bảo vệ các loài động vật

8 tháng 9 2021

Sự suy giảm đa dạng di truyền

Được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng cho việc suy giảm đa dạng sinh học trên thế giới, theo thống kế trên toàn thế giới hiện nay có khoảng 492 quần thể khác biệt và loài cây di truyền, sự suy giảm về đa dạng sinh truyền này trên thế giới có thể đẩy đông nghiệp vào tình trạng nguy hiểm, trong đó ở một số nước từ sự mất suy giảm đa dạng di truyền này cũng là nguyên nhân gây nên sâu bệnh ở một số loại cây nông nghiệp và việc bùng nổ bệnh dịch thực vật có thể xảy ra bất kì lúc nào với những loài thực vật có ích cho nông nghiệp.

Cuộc chiến giữa các loài bản địa và nhập nội

Bên cạnh đó tìm hiểu về nguyên nhân mất đa dạng sinh học là gì trên thế giới chính là việc phổ cập toàn cầu Châu Âu các giống vật nuôi hay cây trồng gia tăng đã khiến cho các dịch bệnh gia tăng và đồng thời làm suy giảm thực vật động vật trên các đảo và thêm mối đe dọa với các loài trên lục địa, bên cạnh đó việc người Châu Âu đặt trên đến các hòn đảo vô hình chung lảm ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của các loài động thực vật với minh chứng là các loài chim hay loài bò sát đã biến mất và sự hủy diệt của những loài chim hồng tước biết bay.

Loài người cũng là nguyên nhân góp phần vào sự tuyệt chủng của các loài

Trện thực tế con người không hoàn toàn là nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài nhưng với hàng nghìn năm qua đã gây ra những biến đổi quan trọng sinh cảnh với nhiều dộng và thực vật bản địa. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng với nguyên nhân từ con người là do sự phá hủy đất để canh tác nông nghiệp cũng như gây xáo trộn trong việc nhập nội các loài đã tính đa dạng đồng thời còn săn bắn và giết thịt, việc loài người định cư cũng là một trong những nguyên nhân chính cho sự tuyệt chủng của những loài động vật và chim đã tồn tại từ nhiều năm trước đây!

Tốc độ tuyệt chủng hàng loạt giống nòi trong quá khứ

Sự suy giảm đa dạng sinh vật bao gồm thực vật và động vật cũng bao gồm nguyên nhân chủ yếu từ nguồn cơn trong quá khú với tốc độ tuyệt chủng nhanh chóng và hàng loạt theo chu kì lịch sử sự sống trên trái đất.

Sự tuyệt chủng hoàng loạt trầm trọng nhất được ước lượng trong khoảng 77 đến 96%  đối với số loài xảy ra vào thế kỷ cuối của 250 triệu năm trước đây, và cũng tương tự như vậy, đa dạng sinh vật ở biển cũng đạt đỉnh so với vài triệu năm trước đó.

26 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

Câu 1:Thực trạng đa dạng sinh học nước ta hiện nay như thế nào ?

Việt Nam, là một trong 12 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới, có sự phong phú và đa dạng về các nguồn gen quý, hiếm. Với mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, thời gian qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đa dạng sinh học; lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên cả nước... Ðến nay, chúng ta đã thành lập được 173 khu bảo tồn, trong đó gồm 33 vườn quốc gia; 66 khu dự trữ thiên nhiên; 18 khu bảo tồn loài và sinh cảnh; 56 khu bảo vệ cảnh quan. Cả nước cũng có 9 khu đất ngập nước được công nhận là khu Ramsar thế giới; 23 tỉnh phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố...

Theo các kết quả nghiên cứu, Việt Nam nằm ở vị trí chuyển giao của nhiều luồng sinh vật: phía Đông mang các đặc điểm địa sinh học của dãy Hymalaya; phía Nam có các kiểu hệ sinh thái tương tự với các hệ sinh thái biển đảo và đất liền của khu vực Đông Nam Á; dãy Trường Sơn là vùng chuyển tiếp giữa kiểu khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bên cạnh các dãy núi, Việt Nam còn có 16 hệ thống sông chính, trong đó có hơn 10 hệ thống sông mà lưu vực có diện tích trên 10.000km2 như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đồng Nai... Bên cạnh hệ sinh thái rừng thì Việt Nam còn có nhiều kiểu hệ sinh thái khác như trảng cỏ, đất ngập nước nội địa, đồi cát, bãi bồi ven biển, cửa sông, bãi cỏ biển, rạn san hô và vùng biển sâu. Song song đó còn có các hệ sinh thái nhân tạo như đập nước, đất nông nghiệp, đô thị.

Đa dạng sinh học ở Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới. Một thống kê chưa đầy đủ vào năm 2011 cho thấy, Việt Nam là nơi trú ngụ của 13.766 loài thực vật, 10.300 loài động vật trên cạn (312 loài thú, 840 loài chim, 167 loài ếch nhái, 317 loài bò sát, trên 7.700 loài côn trùng, và nhiều loài động vật không xương sống khác). Số loài sinh vật nước ngọt đã được biết đến là hơn 1.438 loài vi tảo, 800 loài động vật không xương sống, 1.028 loài cá nước ngọt. Số lượng loài sinh vật biển được biết là hơn 11.000 loài (6.300 loài động vật đáy, 2.500 loài cá biển, 653 loài rong biển, 657 loài động vật nổi, 537 loài thực vật nổi, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 25 loài thú biển và 5 loài rùa biển).

Các con số thống kê nêu trên chưa thực sự phản ánh đầy đủ tính đa dạng sinh học của Việt Nam, khi mà số lượng loài mới được phát hiện không ngừng tăng nhanh trong những năm gần đây. Điều đó chứng minh nguồn tài nguyên về đa dạng loài động, thực vật ở Việt Nam chưa thực sự được hiểu biết đầy đủ.

Giá trị đa dạng sinh học cao nhưng hiện trạng tình trạng bảo tồn về đa dạng sinh học cũng là một vấn đề cấp bách của quốc gia. Có thể nói hiện trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng bởi lịch sử chiến tranh và nền văn hóa phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong giai đoạn chiến tranh, ít nhất 2,2 triệu héc-ta rừng đã bị ảnh hưởng trong giai đoạn 1943 - 1973. Sự suy giảm nguồn tài nguyên rừng tiếp tục diễn ra sau khi chiến tranh kết thúc do nhu cầu phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, sử dụng động vật hoang dã để phục vụ nhu cầu sống của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng đã đẩy nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đơn cử như đối với các loài linh trưởng. Bên cạnh đó là nhiều nguyên nhân khác như: chuyển đổi đất khi chưa có đủ luận cứ khoa học, phát triển cơ sở hạ tầng, loài ngoại lai xâm hại, khai thác quá mức nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, và áp lực từ việc tăng nhanh dân số.

Câu 2:Em hãy đề xuất 1 số biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học ?

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật. 
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài. 
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm. 
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.. 

Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương? 
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương. 
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương. 
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

Câu 3:Là học sinh em có thể làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học ?

Là học sinh, để bảo vệ đa dạng sinh học, cần làm: Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương. Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương. Không chặt phá bừa bãi cây xanh.

chúc bạn học tốt nha

27 tháng 4 2022

cảm ơn ạ