K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2018

Học sinh không cần dùng quá nhiều facebook

Ở lứa tuổi học sinh chưa đến lúc cần sử dụng mạng xã hội - facebook

1 tháng 5 2018

1) Mũ bảo hiểm là một vật dụng không thể thiếu trong thời đại cuộc sống ngày càng phát triển . Với tôi mũ bảo hiểm sẽ giúp bảo vệ tính mạng của chúng ta . Là một học sinh tôi nghĩ việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia GT của lứa tuổi học sinh rất cần thiết . Đội mũ bảo hiểm là một thói quen không hề khó khăn . Chúng ta hãy cùng nhau đội mũ bảo hiểm ! 2) Thế giới ảo ngày càng phát triển và đa dạng hơn , không thể phủ nhận mạng xã hội ngày càng phát triển . Và FB là một ứng dụng phổ biến rộng rãi trên toàn cầu . Vì thế việc lứa tuổi hs chưa đủ tuổi có thể tham gia vào MXH này. Vì thế mà các bạn học sinh say mê và bị đầu độc bởi chúng . chúng ta ko thể phủ định sự hữu ích của Fb , nhưng cần phải biết sử dụng chúng 1 cách hợp lí .

1 tháng 5 2018

chỉ rõ câu phủ định

21 tháng 4 2018

Việc không tuân thủ việc mặc đồng phục khi đến trường của một bộ phận học sinh hiện nay là một hành động cần kiểm điểm. Trên thực tế, việc mặc đồng phục góp phần tạo nên hình ảnh đẹp đẽ về môi trường học đường của một ngôi trường. Không chỉ vậy, nó khiến người học có ý thức về mối quan hệ giữa bản thân và tập thể, từ đó biết xây dựng tình đoàn kết, có lòng tự hào về tập thể... Không chỉ vậy, việc mặc đồng phục còn giúp học sinh tập rèn lối sống giản dị, hoà đồng với tập thể. Không mặc đồng phục chẳng những đi ngược lại với nội quy của nhà trường mà còn thể hiện sự hạn hẹp về trình độ nhận thức. Bởi vậy, chúng ta không thể nhân nhượng cho những hành động thiếu suy nghĩ ấy.

 

21 tháng 4 2018

Việc không tuân thủ việc mặc đồng phục khi đến trường của một bộ phận học sinh hiện nay là một hành động cần kiểm điểm. Trên thực tế, việc mặc đồng phục góp phần tạo nên hình ảnh đẹp đẽ về môi trường học đường của một ngôi trường. Không chỉ vậy, nó khiến người học có ý thức về mối quan hệ giữa bản thân và tập thể, từ đó biết xây dựng tình đoàn kết, có lòng tự hào về tập thể... Không chỉ vậy, việc mặc đồng phục còn giúp học sinh tập rèn lối sống giản dị, hoà đồng với tập thể. Không mặc đồng phục chẳng những đi ngược lại với nội quy của nhà trường mà còn thể hiện sự hạn hẹp về trình độ nhận thức. Bởi vậy, chúng ta không thể nhân nhượng cho những hành động thiếu suy nghĩ ấy.

8 tháng 4 2022

mđ và kđ em tự làm nhé.

Thân đoạn :

1 / Làm rõ vấn đề  : " Mục đích của việc học tập là gì ?"

=>  Học để làm người, để chiếm lĩnh tri thức, không phải để cầu danh lợi.

+ Học để năng cao giá trị bản thân , mai này có công ăn việc làm không làm khổ cha mẹ mà báo hiếu cho cha mẹ , giúp ích cho đời, cho xã hội và cộng đồng , đất nước quê hương ta.

+ Học để đầu óc được mở mang , thông minh hơn , không dễ bị lừa , có đủ kiến thức tránh được những cám dỗ xã hội

+ ... 

2 / .Phương pháp học tập :

+ Không học vẹt , học tủ , học đối phó

+ Học chăm chỉ , có phương pháp học tốt nhất cho mình để minh có thể học một cách hiệu quả nhất , hiểu và làm được bài nhiều nhất

+ Luôn cố gắng học tập vì một tương lai tươi sáng cho bản thân 

+...

3 / .Liên hệ bản thân và kêu gọi mọi người cùng học tập.

12 tháng 12 2021

Về trường học ạ, nhưng em cám ơn:(

23 tháng 4 2019

1, Trong thời đại ngày nay, người ta có thể đánh giá phần nào về mức độ phát triển và trình độ văn hóa, văn minh của một quốc gia qua bộ mặt của các đô thị và nếp sống của người dân(1). Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên cho nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa(2). Người dân được giáo dục rất kĩ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp(3). Điều đáng buồn là ở nước ta, hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra những nơi công cộng, bất kể là đâu(4). Chỉ có thể gọi đích danh hiện tượng trên là lối sống thiếu văn hóa, văn minh(5).Nguyên nhân của nó thì có rất nhiều(6). Thứ nhất là xuất phát từ lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân(7). Người ta nghĩ rất đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn ai bẩn mặc ai(8). Những nơi công cộng không phải là của mình, vậy thì việc gì phải mất công gìn giữ(9)? Rác bẩn, đồ phế thải, xác súc vật chết… cứ ném toẹt ra đường là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp(10). Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận và nguy hại(11). Bởi thế mới dẫn đến tình trạng rác rưởi tràn ngập đường phố, công viên, sông hồ, kênh rạch…(12)Nguyên nhân thứ hai là do thói quen xấu đã có từ lâu, khó mà sửa đổi(13). Người ta tiện tay vứt rác ở bất cứ chỗ nào(14). Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, vứt que, vứt giấy xuống đất(15). Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi hoặc vừa đi qua. Thản nhiên, vô tư, chẳng có gì mà phải áy náy (!) Cho nên đến cả những nơi đẹp đẽ như danh lam thắng cảnh hoặc chốn tôn nghiêm như chùa chiền đền miếu… cũng bị biến thành nơi xả rác.Nguyên nhân thứ tư là do việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp. Thái độ tự giác tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp, cao hơn nữa là thành nếp sống văn minh. Bên cạnh đó, việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa ngh(16). Nghiêm túc, cho nên chưa đủ sức răn đe(17).Để có được một cuộc sống phát triển văn minh, hiện đại, chúng ta còn phải phấn đấu rất nhiều(18). Trước hết, cần xóa bỏ những tệ nạn tồn tại bấy lâu, trong đó có nạn vứt rác bừa bãi nơi công cộng(19). Hành vi ích kỉ, thiếu văn hóa ấy đáng phê phán và chấm dứt để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn(20). Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình(21). Có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh-sạch-đẹp và Trái Đất mới thực sự là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại(22).