Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
để giải quyết những khó khăn đó,Đảng và chính quyền cách mạng đã có chủ trương và biện pháp nhằm giải quyết những nhiệm cụ cấp bách sau chiến tranh, đó là khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Những nhiệm vụ này được thực hiện đồng thời và phối hợp nhau ở từng miền. :
- Ở miền Bắc, nhiệm vụ trọng tâm là khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
- Miền Bắc còn làm nghĩa vụ của căn cứ địa cách mạng cả nước và nghĩa vụ quốc tế đối với Lào, Campuchia trong thời kỳ mới.
- Ở miền Nam, nhiệm vụ trọng tâm cũng là khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình ở những vùng mới giải phóng. Ở miền Nam, công việc tiếp quản vùng mới giải phóng từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền đến hải đảo, từ căn cứ quân sự đến các cơ sở sản xuất, hành chính, văn hóa được tiến hành khẩn trương.
- Ở những vùng mới giải phóng, việc thành lập chính quyền cách mạng và đoàn thể quần chúng các cấp nhanh chóng được thực hiện. Tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng… chính quyền cách mạng tuyên bố thành lập ngay sau khi được giải phóng.
-Với sự hướng dẫn và giúp đỡ của Nhà nước, hàng triệu đồng bào ta, trong thời gian chiến tranh bị dồn vào các “ấp chiến lược” hay bỏ chạy vào các thành phố, không có việc làm, được hồi hương, chuyển về nông thôn tham gia sản xuất hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới.
Chính quyền cách mạng tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động trốn ra nước ngoài, tuyên bố xóa bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, tiến hành điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hóa ngân hàng, thay đồng tiền cũ bằng đồng tiền mới cách mạng.
- Chính quyền cách mạng chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cấp bách lâu dài của nhân dân về lương thực. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, cả những cơ sở bị gián đoạn quan hệ với nước ngoài, đều hoạt động trở lại.
- Các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế được tiến hành khẩn trương từ những ngày đầu mới giải phóng.
Đáp án A
Sau năm 1954, chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn còn tồn tại, để tiếp tục nhiệm vụ xóa bỏ toàn dư của chế độ phong kiến, từ năm 1954 đến năm 1956, Đảng ta đã đề ra chủ trương đẩy mạnh cuộc vận động cải cách ruộng đất.
1.Xây dựng chính quyền.
Nhiệm vụ trung tâm là phải xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân.
-Ngày 6/1/1946 tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Hơn 90% cử tri đi bầu và bầu được 333 đại biểu vào Quốc hội.
-Ngày 2/3/1946 Quốc hội họp phiên họp đầu tiên, bầu ban dự thảo Hiến pháp và bầu chính phủ chính thức do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu
-Sau bầu cử Quốc hội là bầu cử Hội đồnh nhân dân các cấp để củng cố chính quyền ở địa phương.
*Ý nghĩa của cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp
-Phá tan âm mưu chia rẽ và lật đổ của kẻ thù.
-Củng cố khối đoàn kết toàn dân, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức làm chủ tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước.
2.Giải quyết khó khăn về nạn đói, nạn dốt, về tài chính
a.Nạn đói:
-Trước mắt thực hiện nhường cơm xẻ áo, thực hiện hũ gạo tiết kiệm, ngày đồng tâm
-Về lâu dài phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất
Chỉ trong thời gian ngắn nạn đói được đẩy lùi
b.Nạn dốt:
-Mở các lớp học bình dân , kêu gọi nhân dân tham gia xóa nạn mù chữ.
-Ngày 8/9/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập cơ quan bình dân học vụ. Đến tháng 3 / 1946, riêng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có 3 vạn lớp học và 81 vạn học viên.
c.Giải quyết khó khăn về tài chính.
-Kêu gọi tinh thần tự nguyên đóng góp của nhân dân, thông qua quỹ độc lập và tuần lễ vàng. Thu được 370 Kg vàng và 20 triệu đồng
-Phát hành tiền Việt Nam, ngày 23/11/1946 chính thức lưu hành tiền Việt Nam trên cả nước
3.Chống giặc ngoai xâm và nội phản
3.1.Chống giặc ngoại xâm : Diễn ra qua hai thời kì.Trước và sau 6/3/1946
a.Trước 6/3/1946:
*Chủ trương :
Hòa với quân Tưởng ở miền Bắc để tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam
*Biện pháp:
-Đối với quân Tưởng ở Miền Bắc:Hòa hoản tránh xung đột, giao thiệp thân thiện, nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị như nhận cung cấp lương thực thực phẩm, nhận tiêu tiền mất giá của chúng, nhường cho tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong chính phủ không qua bầu cử.
Tác dụng:Làm thất bại âm mưu của Tưởng, đồng thời vô hiệu hóa các hoạt động chống phá của bọn tay sai của Tưởng, ta có điều kiện tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam
-Đối với quân Pháp ở Miền Nam: Kiên quyết chống bọn thực dân Pháp quay trở lại xâm lược.Nhân dân Nam Bộ đã anh dững chống Pháp bằng mọi thứ vũ khí có sẵn và bằng mọi hình thức.đồng bào cả nước hướng về Miền Nam ruột thịt.
b.Sau ngày 6/3/1946
*Chủ trương: Hòa với Pháp để đuổi nhanh quân Tưởng, tranh thủ thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
*Biện pháp: Ký Hiệp định sơ bô ngày 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946 Hiệp định sơ bộ (6/3/1946)
*Hoàn cảnh lịch sử:
-Đối với Pháp: Sau khi chiếm đóng một số nơi ở Nam Bộ thì thực dân Pháp chuẩn bị đưa quân ra Bắc để thôn tính toàn bộ nước ta. Song chúng khó thực hiện được vì gặp nhiều khó khăn giữa bình định và lấn chiếm: +Chưa bình định xong Nam Bộ.
+Nếu lấn chiếm ra Miền Bắc thì gặp phải hai khó khăn: Một là gặp phải lực lượng kháng chiến của ta; hai là phải đụng độ với 20 vạn quân Tưởng , nên Pháp muốn thương lượng để thay quân Tưởng ở Miền Bắc.
-Đối với quân Tưởng: Cần về nước để đối phó với cách mạng Trung Quốc
* Tình hình trên Pháp -Tưởng đã bắt tay câu kết với nhau chúng đã ký hiệp ước Hoa-Pháp 28/2/1946. đây là một âm mưu thâm độc của kẻ thù đặt cách mạng nước ta trước hai con đường phải chọ một:
+Một là cầm vũ khí đứng lên chống Pháp khi chúng vừa đến Miền Bắc.
+Hoặc là chủ động đàm phán với Pháp để gạt nhanh 20 vạn quân Tưởng về nước và tranh thủ thời gian để chuẩn bị lực lượng chống Pháp sau này. Sau khi nhận định đánh giá tình hình ta chon giả pháp hòa với Pháp bằng việc ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946
*Nội dung:
-Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp
-Ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra Miền Bắc thay cho quân Tưởng và rút dần trong thời hạn 5 năm.
-Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ để đàm phán ở Pari. Việc ký Hiệp định Sơ bộ ta đã loại được một kẻ thù nguy hiểm tránh được một cuộc chiến đấu bất lợi cho ta, ta có thêm thời gian hòa bình để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. Tạm ước 14/9/1946. Sau Hiệp định sơ bộ, ta thể hiện thiện chí hòa bình còn Pháp vẫn cố tình trì hoản việc thi hành và vẫn tăng cường những hành động khiêu khích làm cho cuộc đàm phán ở Phông tennơblô không thành, quan hệ Việt Pháp trở nên căng thẳng có nguy cơ xảy ra chiến tranh. Trước tình hình đó, để kéo dài thêm thời gian hòa hoản chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tiếp với Pháp bản Tạm ước 14/9 tiếp tục nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi.(đây là giới hạn cuối cùng của sự nhân nhượng)
*Tác dụng của việc ký Hiệp định sơ bộ 6/3 và tạm ước 14/9 -đập tan ý đồ của Pháp trong việc câu kết với Tưởng để chống lại ta.
-đẩy nhanh được 20 vạn quân Tưởng và tay sai về nước, thoát được thế bao vây của kẻ thù.
-Có thêm thời gian để củng cố lực lượng chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
3.2.Đối với nội phản:
Kiên quyết vạch trần bộ mặt bán dân hại nước của chúng, trừng trị các tổ chức phản cách mạng và tay sai của Tưởng. Chính phủ ra sắc lệnh giải tán tổ chức đại Việt quốc gia xã hội đảng và đại việt quốc dân đảng…….
3.3 Nhận xét và ý nghĩa của những giải pháp trên đối với cuộc kháng chiến chống Pháp.
-Là những chủ trương sáng suốt và tài tình, mềm dẻo về sách lược nhưng cứng rắn về nguyên tắc, biết lợi dụng mâu thuẩn trong hàng ngũ của kẻ thù không cho chúng có điều kiện tập trung lực lượng chống phá ta….
–Đưa nước ta vượt qua mọi khó khăn và thoát khỏi tình thế hiểm nghèo Nghìn cân treo sợi tóc sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu lâu dài với pháp.
* Thuận lợi:
- Chiến tranh kết thúc, đất nước được hưởng hòa bình, thống nhất là điều kiện căn bản để kiến thiết, phát triển đất nước.
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
- Miền Nam hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền trung ương Sài Gòn bị sụp đổ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra.
* Khó khăn:
- Chiên tranh xâm lược của đế quốc Mĩ đã để lại hậu quả rất nặng nề, làm chậm lại quá trình phát triển đất nước.
- Ở miền Nam, di hại xã hội vẫn còn tồn tại, kinh tế mang tính chất nhỏ, phân tán, phát triển không cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài.
=> Vượt qua những khó khăn, phát huy những thuận lợi, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thống nhất toàn diện đất nước và từng bước phục hồi, xây dựng lại đất nước ngày càng phát triển hơn.
* Khó khăn về đối ngoại :
Quân đội các nước đồng minh, dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật, đã lũ lượt kéo vào nước ta.
-Từ vĩ tuyến 16 trở ra, có 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc đóng ở Hà Nội và hầu hết các tỉnh. Chúng kéo theo bọn tay chân từ các tổ chức phản động như Việt Nam quốc dân Đảng (Việt Quốc),Việt Nam Cách mạng đồng minh hội ( Việt Cách).
- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân đội Anh trà trộn với quân Pháp nhằm quay trở lại xâm lược nước ta. Lợi dụng tình hình đó, bọn phản động ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng.
* Chủ trương của Đảng và Chính phủ.
-Trước ngày 6/3/1946,chủ trương hòa với Trung Hoa dân quốc để tập trung đánh Pháp ở Nam Bộ.
+ Nhân nhượng cho bọn tay sai của Trung Hoa dân quốc giữ 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong Chính phủ.
+Cung cấp lương thực thực phẩm cho 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc.
+ Dùng tiền Trung Quốc mất giá.
- Từ ngày 6/3/1946 hòa với Pháp để đuổi quân Trung Hoa quốc dân ra khỏi miền Bắc.
+ Kí với Pháp hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946.
+ Kí với Pháp tạm ước 14/9/1946
Đáp án B
Nguyên nhân chung quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) và cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) ở Việt Nam là: Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tạo ra một ngọn cờ hướng đạo, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc để đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
- Chính trị: công tác tiếp quản từ thành thị đến nông thôn, đất liền, hải đảo, căn cứ quân sự, cơ sở sản xuất, hành chính, văn hóa được tiến hành khẩn trương và đạt được những kết quả tốt.
- Kinh tế :
+ Tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động.
+ Xóa bỏ bóc lột phong kiến, điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân
+ Quốc hữu hóa ngân hàng, thay đổi đồng tiền của chính quyền Sài Gòn bằng đồng tiền của chính quyền cách mạng.
+ Chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Văn hóa, giáo dục, y tế được đẩy mạnh.
Đây chính là những nhiệm vụ ban đầu nhưng có ý nghĩa quan trọng đến việc hoàn thành thống nhất đất nước.