K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2016

câu nào???

 

9 tháng 12 2016

Chắc tại bạn hỏi khó quá đó

14 tháng 2 2023

+ Câu phủ định: "Lâu quá tớ không thấy cậu" và "Cậu tưởng tớ không nhìn thấy cậu sao?".

Từ ngữ phủ định: in đậm ở trên nhé.

+ Từ ngữ phủ định em hay sử dụng: 

-> Không bao giờ, không có, chẳng thể, ..

+ Các chức năng của câu phủ định:

-> Bác bỏ một ý kiến, vấn đề nào đó.

-> Nhấn mạnh và bộc lộ cảm xúc của người nói.

+ VD minh họa:

-> Về bác bỏ ý kiến, vấn đề nào đó: "Không bao giờ có chuyện đó xảy ra đâu".

-> Về nhấn mạnh và bộc lộ cảm xúc của người nói: "Bạn nghĩ tôi có thể không biết chuyện này hay sao".

Câu 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: “Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được. Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá : nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu... cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc. Lão Hạc không lo được....
Đọc tiếp

Câu 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

 

“Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được. Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá : nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu... cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc. Lão Hạc không lo được. Ý thằng con lão thì nó muốn bán vườn, cố lo cho bằng được. Nhưng lão không cho bán. Ai lại bán vườn đi mà lấy vợ? Vả lại bán vườn đi, thì cưới vợ về, ở đâu? Với lại, nói cho cùng nữa, nếu đằng nhà gái họ cứ khăng khăng đòi như vậy, thì dẫu có bán vườn đi cũng không đủ cưới. Lão Hạc biết vậy đấy, nhưng cũng không dám xẵng”.

(Ngữ văn 8 – tập 1)

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Cho biết tác giả là ai?

b. Ai là người đóng vai trò người kể chuyện?Thuộc ngôi kể nào?

c. Tác phẩm Lão Hạc viết về đề tài nào?

d. Theo em, nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến cái chết của lão Hạc?

đ. Tìm trợ từ trong đoạn văn sau? Và nêu tác dụng của trợ từ đó?

0
25 tháng 11 2021

Câu 1 : Trích trong truyện Cô bé bán diêm. Tác giả: A- đéc- xen

 

Ngữ văn - Lớp 8 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Tam đại con gà Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim...
Đọc tiếp

Ngữ văn - Lớp 8 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Tam đại con gà Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm. Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba. Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: – Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì… Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: – Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”? Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: – Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê” mà “kê” nghĩa là “gà” nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia. Chủ nhà càng không hiểu, hỏi: – Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao? – Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà! ( SGK Ngữ văn 10, Trang 78-79, Tập I, NXBGD 2006) Câu 1.Truyện “Tam đại con gà” thuộc thể loại nào? A. Truyện cười. B. Truyện đồng thoại. C. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 4. Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì? A. Mua vui, giải trí. B. Phê phán sự coi thường của người cha đối với thầy đồ. C. Phê phán thói hư, tật xấu của thầy đồ xưa. D. Phê phán thói dốt nát và sĩ diện hão của ông thầy đồ xưa. Câu 5. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “thổ công”? A. Vị thần trông coi về sự sống. B. Vị thần trông coi việc bếp núc trong gia đình. C. Vị thần trông coi nhà cửa, đất cát gia đình. D. Vị thần se duyên đôi lứa. Câu 6. Em có nhận xét gì về những điều ông thầy đã làm trong truyện “Tam đại con gà”? A. Đây là những hành động thể hiện sự khôn lỏi. B. Đây là những hành động phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ. C. Đây là những hành động thể hiện sự liều lĩnh của thầy đồ. D. Đây là những hành động trái với tự nhiên, không thể có trong công việc dạy học của một người thầy đích thực. Câu 7. Chi tiết thầy đồ bảo học trò đọc khẽ câu “Dủ dỉ là con dù dì” có ý nghĩa gì? A. Có ý che giấu, không để người khác học lỏm. B. Thể hiện sự ngụy biện, chống chế cho sai lầm của mình. C. Thể hiện sự dốt nát, mê tín của thầy đồ. D. Đây là biểu hiện cho sự thận trọng muốn che giấu cái dốt của mình. Câu 8.Thầy đồ trong câu chuyện là người như thế nào? A. Là một học trò dốt nhưng hay nói chữ, mê tín dị đoan. B. Là một người học rộng, tài cao. C. Là người yêu quý trẻ con. D. Là người rất ham học hỏi. Câu 9. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên. Câu 10. Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi      Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

      Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước luống rau? Nếu tất cả kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?

      Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đỏ không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường 
   Câu 1: Theo tác giả, "lý do để chúng ta không vì vị thế cao sang mà này mà làm rẻ rúng công việc bình thường khác" là gì 
   Câu 2: Em hãy chỉ ra một biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn trích 
   Câu 3: Theo em, tác giả muốn khuyên ta điều gì khi cho rằng: "Luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường".

0
Đọc đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau:“Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau:

“Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày."

Câu 1(0,5 điểm): Xác định câu chủ đề của đoạn văn?

Câu 2 (0,5 điểm): Xét về cấu tạo ngữ pháp, các câu: “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Sử dụng cấu trúc “Nếu …thì” trong những câu văn “Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?” có tác dụng gì?

Câu 4 (2,0 điểm): Theo em, tại sao“Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày”? Để vươn lên từng ngày em cần làm gì?

     MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH TRẢ LỜI CÂU 4 VỚI Ạ

Đặc biệt là không sao chép ở nơi khác nha

 



 

1
5 tháng 5 2021

- Chúng ta cần vươn lên từng ngày vì:

    + Cuộc sống luôn vận động và phát triển đòi hỏi con người phải có ý thức sống tích cực;

    + Vươn lên trong cuộc sống để khẳng định giá trị sống của bản thân, hoàn thành vai trò trách nhiệm công dân trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

- Để vươn lên từng ngày cần phải:

    + Có ý thức sống: Tôn trọng bản thân và xã hội;

    + Tích cực học tập, có tinh thần học hỏi, trau dồi các chuẩn mực đạo đức, kỹ năng sống;

    + Có nghị lực, bản lĩnh vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống;

    + Có ước mơ, mục tiêu sống tốt đẹp.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi      Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

      Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước luống rau? Nếu tất cả kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?

      Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường 
   Câu 1: Theo tác giả, "lý do để chúng ta không vì vị thế cao sang mà này mà làm rẻ rúng công việc bình thường khác" là gì 
   Câu 2: Em hãy chỉ ra một biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn trích 
   Câu 3: Theo em, tác giả muốn khuyên ta điều gì khi cho rằng: "Luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường".

0
Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.a) - Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? - Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?(Nam Cao, Lão Hạc)b) Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra...
Đọc tiếp

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

a) - Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? 

- Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

(Nam Cao, Lão Hạc)

b) Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người, không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?

(Sọ Dừa)

c) Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

(Ngô Văn Phú, Luỹ làng)

d) Vua sai lính điệu em bé vào, phán hỏi:

- Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?

(Em bé thông minh)

- Trong những đoạn văn trên, câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

1
26 tháng 4 2018

a, + Sao cụ lo xa quá thế?

   + Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?

   + Ăn mãi hết đi thì đến lúc ấy lấy gì mà lo liệu?

   → Có dấu hỏi chấm kết thúc câu, và sử dụng có từ "thế", "gì". Mục đích câu hỏi của ông giáo dùng để khuyên lão Hạc. Còn lão Hạc dùng câu hỏi thể hiện sự buồn bã, lo lắng về tương lai.

  b, Cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy chăn dắt làm sao?

   → Dấu hiệu: các từ để nghi vấn "làm sao", có dấu chấm hỏi cuối câu. Mục đích thể hiện sự chê bai, không tin tưởng của nhân vật phú ông.

  c, Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

   → Dấu hiệu: từ nghi vấn "ai", dấu hỏi kết thúc câu. Mục đích câu nghi vấn trên dùng để khẳng định tình mẫu tử của măng tre (thảo mộc)

  d, Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?

   → Dấu hiệu: từ để hỏi " gì", "sao" và dấu hỏi chấm kết thúc câu. Mục đích dùng để hỏi.

  - Trong các câu trên, câu ở đoạn (a), (b), (c), (d) có thể được thay thế bằng các câu khác không phải câu nghi vấn, nhưng có chức năng tương đương.

14 tháng 2 2022

Đại từ ''ta'' được lặp lại ý chỉ tác giả mượn hình ảnh của hổ để nói về nhân dân ta. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự uy nghiêm, hùng dũng của chúa sơn lâm.