Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Nằm trong lòng TP. Buôn Ma Thuột sầm uất ngày nay, ít ai biết rằng, Nhà đày Buôn Ma Thuột (do thực dân Pháp thiết lập), những năm 1930 – 1931 lọt thỏm giữa vùng dân cư thưa thớt, bao bọc xung quanh là núi rừng hoang vu, rậm rạp, nhiều thú dữ, là nơi đày ải tù chính trị ở các tỉnh Trung Kỳ.
Bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt, tàn bạo, nhiều tù nhân mắc bệnh nguy hiểm, chết dần chết mòn. Thế nhưng sự tàn bạo không đè bẹp được khí tiết và tinh thần kiên trung của người chiến sĩ cách mạng. Các cuộc đấu tranh của tù chính trị diễn ra thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức. Tù chính trị đã biến nhà tù thành trường học, họ tìm cách học tiếng Êđê để giao tiếp, tuyên truyền, vận động binh lính người Thượng hiểu rõ hơn dã tâm của thực dân Pháp. Sau đó họ ra tờ báo có tên là Yuan – Êđê (tức Việt – Êđê) bằng tiếng Êđê, rồi bí mật chuyền tay cho binh lính. Cùng với đó là sự xuất hiện của một số tờ báo chép tay chép lại các bài thơ do tù nhân sáng tác nhằm kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, đấu tranh chống lại chế độ thực dân Pháp.
Trong các dãy lao, tù nhân còn dùng sỏi để thông tin, liên lạc, chẳng hạn như: ném một viên lên trần nghĩa là Toàn quyền tới, hai viên là Khâm sứ tới, nhiều viên được ném đồng loạt là chuẩn bị có một cuộc đàn áp. Cùng với đó, để giữ liên lạc, người tù còn tận dụng đũa, muỗng, guốc khoét lỗ rồi nhét tài liệu, tiền, thuốc men…
Cuộc đấu tranh gian khổ, quyết liệt và bền bỉ ấy đã tạo điều kiện cho các cuộc đấu tranh tiếp theo. Cuối năm 1940, Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh được thành lập dưới tên gọi bí mật “Lực lượng trung kiên của Nhà đày”. Đây là mốc son đặc biệt quan trọng, tạo nên một đội ngũ cán bộ cốt cán, kiên cường, dày dạn để cùng toàn dân làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lịch sử!
Với những giá trị lịch sử quan trọng, thời gian qua Nhà đày đã được tỉnh quan tâm, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo. Các năm 1992 và năm 2005, tỉnh đã hai lần trùng tu, sửa chữa Nhà đày theo nguyên dạng. Hiện Ban Quản lý di tích tỉnh đã làm Đề án trùng tu Nhà đày trình UBND tỉnh. Theo đó, Nhà đày sẽ được trùng tu theo đúng các yếu tố cấu thành di tích nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách tham quan trong và ngoài nước. Từ năm 2014 đến năm 2017, địa phương cũng đã sưu tầm được 1.040 hồ sơ của tù chính trị. Đây là những hiện vật lịch sử quý giá nhằm tri ân, đồng thời nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau hiểu rõ hơn về những người tù chính trị kiên trung vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang.
11 năm gắn bó, làm việc tại Nhà đày Buôn Ma Thuột, chị Nguyễn Thị Thu Hương thường tranh thủ sưu tầm, đọc các loại sách, báo, tài liệu, hồ sơ, nhật ký liên quan Nhà đày để có thể thuyết minh, chuyển tải đến khách tham quan những hình ảnh chân thực, sinh động nhất từng diễn ra tại “địa ngục trần gian” này. Chị cho biết, hằng năm, Nhà đày mở cửa đón hàng chục nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước, trong đó có đông đảo học sinh, sinh viên, thân nhân tù chính trị, cán bộ chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang…
Mỗi đoàn khách đến thăm đều lưu dấu những ấn tượng khác nhau, nhưng có một câu chuyện khiến chị Hương nhớ mãi. Trong một lần hướng dẫn đoàn khách đến từ Hà Nội, một thiếu nữ trong đoàn đã kể lại câu chuyện khiến mọi người rưng rưng. Đó là chuyện về người ông nội yêu kính của cô, khi cô thắc mắc sao chân ông sứt sẹo và thiếu mất một ngón, ông đã kể rằng: khi hoạt động cách mạng thời trai trẻ, ông đã bị địch bắt và giam cầm tại Nhà đày Buôn Ma Thuột. Có lần tình cờ biết con của người lính canh bị ốm nặng, ông đã hướng dẫn cách chữa trị đứa trẻ khỏi bệnh hoàn toàn khiến người lính vô cùng cảm kích. Một hôm, người lính biết thông tin sẽ có nhóm tù nhân bị đưa đi thủ tiêu, trong đó có ân nhân của gia đình, nên anh đã báo ngay cho ông biết. Giữa tình thế nguy cấp, ông đã dùng vật nặng đập cho bàn chân mình dập nát để được đưa ra ngoài chữa trị, nhờ đó, may mắn sống sót…
Nằm trong lòng TP. Buôn Ma Thuột sầm uất ngày nay, ít ai biết rằng, Nhà đày Buôn Ma Thuột (do thực dân Pháp thiết lập), những năm 1930 – 1931 lọt thỏm giữa vùng dân cư thưa thớt, bao bọc xung quanh là núi rừng hoang vu, rậm rạp, nhiều thú dữ, là nơi đày ải tù chính trị ở các tỉnh Trung Kỳ.
Bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt, tàn bạo, nhiều tù nhân mắc bệnh nguy hiểm, chết dần chết mòn. Thế nhưng sự tàn bạo không đè bẹp được khí tiết và tinh thần kiên trung của người chiến sĩ cách mạng. Các cuộc đấu tranh của tù chính trị diễn ra thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức. Tù chính trị đã biến nhà tù thành trường học, họ tìm cách học tiếng Êđê để giao tiếp, tuyên truyền, vận động binh lính người Thượng hiểu rõ hơn dã tâm của thực dân Pháp. Sau đó họ ra tờ báo có tên là Yuan – Êđê (tức Việt – Êđê) bằng tiếng Êđê, rồi bí mật chuyền tay cho binh lính. Cùng với đó là sự xuất hiện của một số tờ báo chép tay chép lại các bài thơ do tù nhân sáng tác nhằm kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, đấu tranh chống lại chế độ thực dân Pháp.
Trong các dãy lao, tù nhân còn dùng sỏi để thông tin, liên lạc, chẳng hạn như: ném một viên lên trần nghĩa là Toàn quyền tới, hai viên là Khâm sứ tới, nhiều viên được ném đồng loạt là chuẩn bị có một cuộc đàn áp. Cùng với đó, để giữ liên lạc, người tù còn tận dụng đũa, muỗng, guốc khoét lỗ rồi nhét tài liệu, tiền, thuốc men…
Cuộc đấu tranh gian khổ, quyết liệt và bền bỉ ấy đã tạo điều kiện cho các cuộc đấu tranh tiếp theo. Cuối năm 1940, Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh được thành lập dưới tên gọi bí mật “Lực lượng trung kiên của Nhà đày”. Đây là mốc son đặc biệt quan trọng, tạo nên một đội ngũ cán bộ cốt cán, kiên cường, dày dạn để cùng toàn dân làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lịch sử!
Với những giá trị lịch sử quan trọng, thời gian qua Nhà đày đã được tỉnh quan tâm, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo. Các năm 1992 và năm 2005, tỉnh đã hai lần trùng tu, sửa chữa Nhà đày theo nguyên dạng. Hiện Ban Quản lý di tích tỉnh đã làm Đề án trùng tu Nhà đày trình UBND tỉnh. Theo đó, Nhà đày sẽ được trùng tu theo đúng các yếu tố cấu thành di tích nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách tham quan trong và ngoài nước. Từ năm 2014 đến năm 2017, địa phương cũng đã sưu tầm được 1.040 hồ sơ của tù chính trị. Đây là những hiện vật lịch sử quý giá nhằm tri ân, đồng thời nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau hiểu rõ hơn về những người tù chính trị kiên trung vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang.
11 năm gắn bó, làm việc tại Nhà đày Buôn Ma Thuột, chị Nguyễn Thị Thu Hương thường tranh thủ sưu tầm, đọc các loại sách, báo, tài liệu, hồ sơ, nhật ký liên quan Nhà đày để có thể thuyết minh, chuyển tải đến khách tham quan những hình ảnh chân thực, sinh động nhất từng diễn ra tại “địa ngục trần gian” này. Chị cho biết, hằng năm, Nhà đày mở cửa đón hàng chục nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước, trong đó có đông đảo học sinh, sinh viên, thân nhân tù chính trị, cán bộ chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang…
Mỗi đoàn khách đến thăm đều lưu dấu những ấn tượng khác nhau, nhưng có một câu chuyện khiến chị Hương nhớ mãi. Trong một lần hướng dẫn đoàn khách đến từ Hà Nội, một thiếu nữ trong đoàn đã kể lại câu chuyện khiến mọi người rưng rưng. Đó là chuyện về người ông nội yêu kính của cô, khi cô thắc mắc sao chân ông sứt sẹo và thiếu mất một ngón, ông đã kể rằng: khi hoạt động cách mạng thời trai trẻ, ông đã bị địch bắt và giam cầm tại Nhà đày Buôn Ma Thuột. Có lần tình cờ biết con của người lính canh bị ốm nặng, ông đã hướng dẫn cách chữa trị đứa trẻ khỏi bệnh hoàn toàn khiến người lính vô cùng cảm kích. Một hôm, người lính biết thông tin sẽ có nhóm tù nhân bị đưa đi thủ tiêu, trong đó có ân nhân của gia đình, nên anh đã báo ngay cho ông biết. Giữa tình thế nguy cấp, ông đã dùng vật nặng đập cho bàn chân mình dập nát để được đưa ra ngoài chữa trị, nhờ đó, may mắn sống sót…
tham khảo
“Vợ chồng A Phủ” là kết quả của một chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của Tô Hoài. Đây là tác phẩm phản ánh đậm nét nhất cuộc sống và những số phận bất hạnh của những người nông dân nghèo dưới ách áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến. Nhưng nổi bật hơn nữa chính là khát vọng, là nghị lực sống mãnh liệt của họ. A Phủ là nhân vật để lại trong lòng người đọc nhiều xúc cảm về sự vượt lên chính mình. Tô Hoài đã rất thành công khi khắc họa nhân vật này.
A Phủ không phải là nhân vật xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện nhưng dường như lại khiến người đọc ám ảnh cho mãi đến về sau. A Phủ với những tính cách, phẩm chất vừa khiến người ta xót thương vừa khiến người ta ngưỡng mộ hơn.
Tô Hoài đã để cho A Phủ xuất hiện trong lần cọ xát, đánh nhau với A Sử, sau đó bị bắt và bị đánh đập dã man. Tiếp theo đó tác giả ngược dòng kể về hoàn cảnh của A Phủ. A Phủ phải chịu đựng sự cơ cực, vất vả những năm tháng ấu thơ. Trận dịch đậu mùa khi A Phủ mười tuổi đã cướp đi gia đình, bố mẹ, anh chị em. Để lại một mình A Phủ bơ vơ, cù bất cù bơ. Tình cảnh ấy thật khiến người đọc xúc động. Đáng buồn hơn nữa có người đã đem A Phủ đi bán đổi lấy thóc. Nhưng tính cách gan góc, ngang bướng của A Phủ thì nó không thể trói buộc được anh. A Phủ đã trốn lên Hồng Ngài, làm thuê làm mướn từ mùa này sang mùa khác. Sự cơ cực ấy đã được rèn luyện suốt bao nhiêu năm, A Phủ thành một chàng thanh niên gan dạ, dũng cảm đương đầu với số phận. Đây chính là một trong những điều tạo nên sự bứt phá về sau của cuộc đời A Phủ.
Từ khi trưởng thành, A Phủ đã chứng tỏ mình là một người gan góc, liều lĩnh, không chịu khuất phục, luôn chiến đấu với bản thân để vươn đến những điều tốt đẹp nhất “biết đúc lưỡi cày, biết đúc cuốc lại cày giỏi và săn bắn bò tót rất bạo”. Chính nghị lực và sức khỏe của A Phủ đã khiến cho nhiều người yêu mến anh. Dù nghèo đói, cơ cực nhưng A Phủ luôn sống lạc quan, tự tin vào tương lai phía trước. Vào những ngày Tết, “ A phủ chỉ có độc một chiếc vòng cổ, A Phủ cứ đi chơi cùng trai làng, đem sáo, khèn, con quay và cả quả pao đi tìm người yêu ở các làng trong vùng”. Chính điều này đã tạo nên ấn tượng cho nhiều cô gái.
Nhưng A Phủ lại là người không cha không mẹ, không tiền không bạc, không ruộng nương thì lấy vợ là chuyện quá xa xôi. Một người đáng lẽ phải được hưởng hạnh phúc nhưng cuối cùng vẫn cô độc như thế.
Có lẽ hình ảnh A Phủ đánh A Sử khiến người đọc vừa dồn dập, vừa thương cảm cho con người này “A Phủ chạy vụt ra, vung tay ném con quay to vào mặt A Sử. A Sử vừa kịp vung tay lên, A Phủ đã xông tới, nắm cái vòng cổ dập đầu xuống áo đánh tới tấp”. Hành động này vừa chứng tỏ A Phủ rất khỏe mạnh, vừa không hề sợ bọn địa chủ phong kiến tàn bạo. Nhưng đây cũng chính là nguyên cớ tạo nên mối thù sâu sắc giữa người nông dân nghèo và tầng lớp địa chủ, quý tộc. A Phủ đã bị thống lý Pá Tra đánh đập dã man, tàn bạo từ trưa đến đêm.Có thể nói nhà thống lý chính là hiện thân của xã hội phong kiến nhiều hủ tục, sự phân biệt giai cấp nặng nề, coi thường những người nông dân thấp cổ bé họng. Chúng coi A Phủ như một con vật, không hơn không kém. Bộ dạng A Phủ lúc đó thật thảm hại và đáng thương “A Phủ chỉ im lặng như tượng phật”. Sự im lặng đó chính là sự căm phẫn, uất ức đến tột độ nhưng cũng không thể làm điều gì hết.
Chỉ vì hành động đó mà A Phủ đã phải làm nô lệ suốt đời cho nhà thống lý. Xã hội bây giờ dường như chỉ tìm cách đẩy người nông dân bần cùng xuống dưới đáy của xã hội mới hả hê, mới yên long.
Đến đây chúng ta lại liên tưởng đến nhân vật Mị, có lẽ A Phủ cũng như Mị, sống lay lắt héo hon trong ngôi nhà đầy oán hận này.
Cuộc đời của A Phủ cũng giống như Mị, từ đây sống hay chết cũng đều phó mặc cho nhà thống lý. A Phủ không có quyền lựa chọn cho mình con đường đi, không được chọn hạnh phúc cho mình. Suốt một đời này phải làm trâu làm ngựa cho nhà thống lý. Một sự thật nghiệt ngã đến đau long. Tô Hoài đã khiến người đọc không khỏi xúc động. Bằng ngôn ngữ đặc tả, tác giả đã tạo nên sự riêng biệt của A Phủ.
Bi kịch này nối tiếp bi kịch khác, chỉ vì để hổ vồ mất bò mà thống lý đã bắt trói A Phủ và đánh đập dã man. Sự đau khổ và tuyệt vọng in hằn trong đôi mắt ấy, đôi mắt ám ảnh người đọc đến tận tâm can. Cái chết hiển hiển trong tâm trí A Phủ và A Phủ ý thức rất rõ được điều này.
Có lẽ chính vì ý thức này đã làm nên sự vượt phá ở cuối tác phẩm khi Mị quyết định cởi trói và bỏ trốn cùng A Phủ. Có lẽ đây là đoạn văn khiến cho người đọc vừa hồi hộp, vừa xót xa vừa khâm phục.Con người ta khi bị bóc lột quá sức sẽ vùng lên đấu tranh để đi tìm con đường riêng. A Phủ thực sự đã làm được. Thoát khỏi nhà thống lý, A Phủ sẽ thành một người công dân có ích cho đất nước, đi theo tiếng gọi của cách mạng.
Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng nhân vật A Phủ, hình tượng điển hình của người nông dân trong xã hội phong kiến bị áp bức nhưng lại có khát khao sống mãnh liệt.
Đề bài: Quan niệm về hạnh phúc
1. Giải thích
- “Hạnh phúc”: là thỏa mãn với những gì mình đang có, là đạt được điều mình mong muốn, là sống vui vẻ và thành công
=> Hạnh phúc thực sự có ý nghĩa quan trọng với con người trong cuộc sống
2. Chứng minh
- Biểu hiện
+ Có người tìm kiếm hạnh phúc giản dị là được sống đầm ấm bên gia đình.
+ Có người cảm thấy hạnh phúc khi đạt được điểm số cao trong học tập, được bạn bè, thầy cô ngưỡng mộ.
+ Có người lại hạnh phúc khi được làm công việc mình yêu thích, được sống là mình.
+ Cũng có người cảm thấy hạnh phúc khi kiếm được nhiều tiền, có quyền lực và được mọi người tôn sùng.
+ Và cũng có những người … hạnh phúc là được cống hiến, được làm những điều có ích cho xã hội và đem lại niềm vui cho người khác.
+ Hạnh phúc không phải điểm đến, hạnh phúc là con đường
=> Hạnh phúc là gia đình, là bạn bè, là căn nhà ấm áp yêu thương
+ Có những lúc chúng ta gặp thất bại, cảm thất cuộc đời thật bất hạnh. Nhưng hãy nghĩ rằng, hạnh phúc luôn ở bên cạnh ta. Nó chỉ xuất hiện khi ta biết cách chấp nhận thất bại và nhìn cuộc đời bằng một thái độ tích cực.
Dẫn chứng: Đội tuyển bóng đá Việt Nam, Những bệnh nhân mắc bệnh nan y,...
- Vai trò
+ Hạnh phúc giúp tâm hồn con người được thanh thản, luôn sống tích cực
+ Giúp gắn kết xã hội, đất nước phát triển giàu mạnh
3. Bình luận
- Chúng ta cần:
+ Trân trọng cuộc sống hiện tại, luôn sống hết mình
+ Sống có lý tưởng và luôn nỗ lực theo đuổi
+ Yêu thương những người xung quanh, cống hiến trở thành người có ích cho xã hội
- Phê phán: những người sống tiêu cực, bi quan
- Tuy nhiên, chúng ta không nên vì lợi ích của cá nhân mà cướp đi hạnh phúc của người khác. Hạnh phúc chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng ta sống thanh thản với lòng mình, đem lại những giá trị có ích cho bản thân và những người xung quanh.
4. Bài học cá nhân
- Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở dưới suối.
- Những chi tiết về cây hoàng lan
+ Lá cây rung động trong gió, thân cây vút cao lên trời.
+ Mùi hương thơm của hoa thoảng thoảng bay vào.
+ Kỉ niệm hồi bé, Thanh thường nhặt hoa dưới gốc cây mà nay cây đã lớn rồi.
I. Phần mở bài: Giới thiệu về loài hoa mai
Hoa mai là loài hoa đặc biệt đối với người miền Trung và miền Nam, dịp Tết đến xuân về hoa mai mang ý nghĩa niềm vui, sự đoàn tụ và may mắn trong năm mới.
II. Phần thân bài
Nguồn gốc của hoa mai
Hoa mai nguồn gốc từ hoa dại trong rừng, sau này được người dân mang về làm cảnh.
Cấu tạo của hoa mai
- Hoa mai có thân gỗ, thân cây phân thành nhiều nhánh, khẳng khiu.
- Lá mai có màu xanh, nhỏ.
- Hoa mai thường có 5 cánh, hoa có màu vàng rực rõ.
- Hoa nở từng chùm, cuống dài.
Phân loại
Hoa mai có nhiều loại khác nhau:
- Mai tứ quý: hoa nở quanh năm. Khi cánh hoa rụng chỉ còn hạt nhỏ màu đen.
- Mai trắng: Hoa có màu trắng như tên gọi.
- Mai chiếu thủy: loài hoa khi nở có hoa nhỏ, lá nhỏ.
Hướng dẫn chăm sóc hoa mai
- Hoa mai thích ánh sáng. Có thể trồng trong phòng khách, sân vườn hoặc sân thượng.
- Khi trồng cây mai nên quan tâm đến thoát nước, vì cây mai không chịu úng. Nên thường xuyên cắt rễ già, tỉa cành, tỉa hoa, nụ cho mai vàng.
- Thời tiết nóng nên tưới nước thường xuyên tạo độ ẩm cho cây.
- Vào tháng 12 âm lịch người trồng phải lặt lá để cây nở hoa đúng dịp Tết.
- Để hoa mai nở đúng dịp Tết cận kinh nghiệm của người trồng.
Ý nghĩa hoa mai trong dịp Tết
- Hoa mai vàng tượng trưng cho sự ấm áp, sum vầy và may mắn trong năm mới.
- Có vị trí quan trọng trong văn hóa và tinh thần của người Việt.
III. Phần kết bài
Hoa mai là biểu tượng cao quý trong ngày Tết của người miền Nam, dịp Tết nhà nào cũng có cây mai để cầu chúc năm mới may mắn, an khang thịnh vượng.
1. Mở bài
Mở bài giới thiệu hoa mai: Miền Bắc có hoa đào thì miền Nam có hoa mai, mỗi loại hoa có những vẻ đẹp riêng mà không có gì có thể so sánh.
2. Thân bài
– Nguồn gốc cây hoa mai, các loại hoa mai:
+ Mai vàng: cuống dài treo lơ lửng mọc trên cành, cánh hoa mỏng, màu vàng.
+ Mai tứ quý: mai nở hoa quanh năm.
+ Mai trắng: hoa mai mới nở màu hồng nhạt, khi mở hoa có mùi thơm.
+ Mai ghép: ghép từ nhiều loại khác nhau.
– Cách chăm sóc:
Cây mai là loại cây ưa ánh nắng, đất khi trồng luôn ẩm.
Từ 15 tháng chạp người trồng phải tuốt lá cho mai, chăm bón và tưới nước để hoa mai nở đúng dịp tết nguyên đán.
Hoa mai ý nghĩa trong ngày tết:
Các nhà vườn trong dịp tết đều bán hoa mai làm đẹp cho những ngày tết.
Hoa mai chưng trong nhà vừa làm đẹp vừa mang lại may mắn cả năm.
3. Kết bài
Hoa mai nở là hình ảnh đẹp trong những ngày tết nguyên đán. Hoa mai tô điểm thêm sắc đẹp trong ngày tết đồng thời mang đến một mùa xuân an lành, may mắn.