Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề cần phân tích.
Thân bài
- Phân tích nội dung
- Tóm tắt nội dung tác phẩm.
- Phân tích các nhân vật chính, phụ.
- Phân tích các tình huống, chi tiết tiêu biểu.
- Phân tích chủ đề, ý nghĩa của tác phẩm.
- Phân tích nghệ thuật
- Ngôn ngữ, giọng điệu.
- Kỹ thuật miêu tả, kể chuyện.
- Các biện pháp nghệ thuật.
Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề cần phân tích.
- Đánh giá chung về tác phẩm.
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa: địa điểm đến là nhà tù Hỏa Lò
+ Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi: rất vui vì học được thêm rất nhiều điều
2. Thân bài
- Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi…).
+ Thời tiết: Hôm đó là thứ bảy - một ngày đẹp trời đầy nắng và gió tạo tâm trạng thoải mái và dễ chịu
+ Địa điểm: Nhà tù Hỏa Lò nằm ở số 1 phố Hoả Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nơi đây được mệnh danh là “địa ngục trần gian” - được thực dân Pháp xây dựng để giam giữ các chiến sĩ cách mạng quan trọng của Việt Nam.
+ Đến nơi: Đầu tiên là mua vé vào cửa. Sau đó, chúng tôi lần lượt có các khu vực nhà giam gồm có một nhà dùng cho việc canh gác; một nhà dùng làm bệnh xá; một nhà dùng làm nhà thương bố thí; hai nhà dùng để giam bị can (chưa thành án); một nhà dùng để làm phân xưởng thợ mộc, sắt, may, da; năm nhà dùng để giam tù nhân đã thành án; bốn trại xà lim để giam tử tù, tù nhân nguy hiểm, tù nhân vi phạm nội quy nhà tù. Ở mỗi khu vực nhà giam đều có những bảng chú thích để người xem hiểu rõ hơn.
- Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa đó (thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc…)
+ Đặc biệt ấn tượng nhất khi đến nhìn tham quan nhà giam dành cho tù nhân phạm tội tử hình. Chiếc máy chém dành cho phạm nhân tử hình sẽ khiến bất cứ ai nhìn thấy lạnh sống lưng
+ Qua đó tôi hiểu được một phần nào sự hi sinh của các chiến sĩ cách mạng cho Tổ quốc và tội ác chiến tranh của thực dân Pháp
=> chân quý nền hòa bình ngày hôm nay
Những nhà giam nhỏ bé, chật hẹp với bốn bức tường dày không có gì lọt qua được cũng khiến tôi cảm thấy ám ảnh.
3. Kết bài
Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan, di tích lịch sử văn hóa: em đã học được rất nhiều điều, hiểu biết thêm về lịch sử và sự tàn ác của chiến tranh. Có dịp em sẽ dẫn gia đình đến thăm nhà tù Hỏa Lò một lần nữa
1. Mở Bài
Giới thiệu về tác giả và truyện ngắn Tôi đi học
2. Thân Bài
- Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đến trường được gợi lại qua hình ảnh về thiên nhiên và con người
- Tâm trạng nhân vật: Nhớ và trào dâng cảm xúc về những kỉ niệm thuở đầu cắp sách đến trường
- Những kỉ niệm của nhân vật tôi:
+ Tác giả nhớ rất rõ khung cảnh trên con đường đến trường, mọi thứ trở nên khác lạ bởi chính tâm trạng của mình đang thay đổi
+ Những suy nghĩ, hành động, cảm xúc được diễn tả theo trình tự thời gian
- Tâm trạng nhân vật “tôi” khi tập trung ở sân trường: Tâm trạng trở nên rối bời
- Tâm trạng nhân vật khi vào lớp và học bài học đầu tiên
3. Kết Bài
- Khẳng định lại giá trị tác phẩm
Câu 1:
- Chi tiết "cái chết của lão Hạc khi ăn bã chó".
Câu 2:
- Phân tích ý nghĩa của chi tiết "cái chết của lão Hạc khi ăn bã chó":
+ Là một sự chuộc lỗi ông dành cho cậu Vàng.
+ Cái chết ấy là sự chấm dứt một đời con người nhưng nó đôi khi lại là sự giải thoát cho số phận bi kịch của một đời người.
+ Cái chết ấy vừa bộc lộ rõ phẩm chất lòng tự trọng của ông, vừa thể hiện được hoàn cảnh khốn khó của người nông dân nghèo trong xã hội.
+ Thể hiện được giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực mà nhà văn muốn truyền tải.
(em phân tích theo các ý chị liệt kê nhé!)
- Nếu được chọn đặt nhan đề khác, em sẽ đặt nhan đề cho truyện là "Cái chết của lão Hạc". Vì đây là chi tiết đắt của câu chuyện, vừa gợi được nội dung, gợi được cảm giác tò mò cho độc giả "vì sao lão Hạc chết?".
Câu 3:
- Tác giả chọn nhan đề cho truyện ngắn là "Lão Hạc", bởi vì lão Hạc chính là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Ông là hình ảnh tiêu biểu đại diện cho người nông dân hiền lành, chân chất, ngay. Thế nhưng phải chịu cảnh đói nghèo đến bần cùng của nạn sưu cao thuế nặng của thời kì nửa thực dân phong kiến. Cái tên truyện gói gọn trong hai từ nhưng vẫn đủ sức làm nổi bật, gợi sự hứng thú, tò mò về nội dung của truyện ngắn. Gợi liên tưởng về người cha già gần gũi, có số phận đau thương, bất hạnh.
a) Bạn tham khảo :
1. Mở đoạn:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2. Thân đoạn
a. Giải thích
+ Học tủ là gì?
+ Học vẹt là gì?
b. Thực trạng
Tình trạng học tủ xuất hiện tại các trường học
c. Nguyên nhân
+ Do ý thức tự giác học và rèn luyện trong một quá trình dài chưa có
+ Học sinh bị ép học quá nhiều kiến thức, quá nhiều môn học cùng lúc, không thể tiêu hóa nổi nên đến kì thi phải lựa chọn cách học tủ, học vẹt để giải quyết vấn đề điểm số
+ Hệ thống giáo dục thiếu thực tế, đặt nặng kiến thức sách vở, học sinh đọc thuộc lòng nhưng không hiểu bản chất vấn đề
d. Hậu quả
+ Học sinh hổng kiến thức
+ Điểm số cao nhưng thực chất học sinh không hiểu bài giảng
e. Giải pháp
+ Thay đổi phương pháp giảng dạy, truyền đạt tới học sinh
+ Tạo điều kiện phát triển thực tế
+ Học sinh cần có ý thức học tập
3. Kết đoạn
Kết luận vấn đề
Bạn tham khảo nhé, Chúc bạn học tốt!
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Nói đến Nguyễn Du người ta nghĩ ngay đến TRUYỆN KIỀU. Đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" nằm ở phầm mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều, chủ yếu là miêu tả tài sắc của chị em Thuý Kiều và đặc biệt là Thúy Kiều thể hiện qua câu
:Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kem xanh
-Nguyễn Du tả Vân trước để làm nền cho việc tả Kiều.
-Ông đã dùng nghệ thuật đòn bẩy để tôn vinh vẻ đẹp của Kiều.
-Nếu như tả Vân ông sử dụng nghệ thuật liệt kê: tả cẩn thận từng chi tiết khuôn mặt, nụ cười... thì khi tả Kiều ông sử dụng nghệ thuật điểm nhãn. Tại sao vậy? Vì đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, chỉ đặc tả đôi mắt của Kiều, Nguyễn Du muốn khẳng định rằng nàng có tâm hồn trong sáng, bao dung, độ lượng.
-Cũng như tả Vân, khi tả Kiều, Nguyễn Du sử dụng nghệ thuật ước lệ tượng trưng " Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh ".
-Đôi mắt của Kiều trong trẻo dịu êm như làn nước hồ thu, cặp lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Kiều đẹp sắc sảo, nổi trội hơn Vân. Tuy nhiên trong vẻ đẹp ấy của đôi mắt nàng dường như phảng phất 1 nỗi buồn.
-Nghệ thuật nhân hóa " hoa ghen, liễu hờn " gợi 1 sự ganh ghét đố kị của tạo hóa trước nhan sắc mặn mà, kiêu sa của Kiều.
-Nét đẹp của Kiều đã khiến cho thiên nhiên nổi giận, tạo hóa cũng phải hờn ghen.
-Sắc đẹp của nàng khiến cho tướng phải mất thành, vua phải mất nước " Một hai nghiêng nước nghiêng thành"
( Nhất cố khuynh nhân thành / Tái cố khuynh nhân quốc : đến lần 1 thì tường mất thành, quay lại lần 2 thì vua mất nước )
-Chính vẻ đẹp quá sắc sảo, quá hoàn mĩ của Thúy Kiều đã khiến cho thiên nhiên nổi giận, ganh ghét. Điều đó dự báo số phận của Kiều sẽ gặp nhiều đắng cay, bất hạnh, bão tố.
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Nói đến Nguyễn Du người ta nghĩ ngay đến TRUYỆN KIỀU. Đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" nằm ở phầm mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều, chủ yếu là miêu tả tài sắc của chị em Thuý Kiều và đặc biệt là Thúy Kiều thể hiện qua câu
:Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kem xanh
-Nguyễn Du tả Vân trước để làm nền cho việc tả Kiều.
-Ông đã dùng nghệ thuật đòn bẩy để tôn vinh vẻ đẹp của Kiều.
-Nếu như tả Vân ông sử dụng nghệ thuật liệt kê: tả cẩn thận từng chi tiết khuôn mặt, nụ cười... thì khi tả Kiều ông sử dụng nghệ thuật điểm nhãn. Tại sao vậy? Vì đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, chỉ đặc tả đôi mắt của Kiều, Nguyễn Du muốn khẳng định rằng nàng có tâm hồn trong sáng, bao dung, độ lượng.
-Cũng như tả Vân, khi tả Kiều, Nguyễn Du sử dụng nghệ thuật ước lệ tượng trưng " Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh ".
-Đôi mắt của Kiều trong trẻo dịu êm như làn nước hồ thu, cặp lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Kiều đẹp sắc sảo, nổi trội hơn Vân. Tuy nhiên trong vẻ đẹp ấy của đôi mắt nàng dường như phảng phất 1 nỗi buồn.
-Nghệ thuật nhân hóa " hoa ghen, liễu hờn " gợi 1 sự ganh ghét đố kị của tạo hóa trước nhan sắc mặn mà, kiêu sa của Kiều.
-Nét đẹp của Kiều đã khiến cho thiên nhiên nổi giận, tạo hóa cũng phải hờn ghen.
-Sắc đẹp của nàng khiến cho tướng phải mất thành, vua phải mất nước " Một hai nghiêng nước nghiêng thành"
( Nhất cố khuynh nhân thành / Tái cố khuynh nhân quốc : đến lần 1 thì tường mất thành, quay lại lần 2 thì vua mất nước )
-Chính vẻ đẹp quá sắc sảo, quá hoàn mĩ của Thúy Kiều đã khiến cho thiên nhiên nổi giận, ganh ghét. Điều đó dự báo số phận của Kiều sẽ gặp nhiều đắng cay, bất hạnh, bão tố.
Quê hương luôn là đề tài không bao giờ cạn kiệt đối với các thi sĩ. Mỗi người có một cách nhìn, cách cảm nhận riêng, đặc trưng về quê hương của mình. Chúng ta bắt gặp những bài thơ viết về quê hương của Đỗ Trung Quân, Giang Nam, Tế Hanh. Trong đó sự nhẹ nhàng, mộc mạc của bài “Quê hương” tác giả Tế Hanh khiến người đọc xốn xang khi nhớ về nơi đã chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mình.
“Quê hương” là hai tiếng thân thương, được tác giả dùng làm nhan đề của bài thơ. Mở đầu bài thơ bằng sự mộc mạc, chân thành mà sâu sắc:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Hai câu thơ như một lời kể tâm tình rất đỗi bình dị nhưng đã khiến người đọc hình dung được mảnh đất mà tác giả đáng sống là một vùng một biển, làm nghề chài lưới. Một ngôi làng giản dị, chân chất. Hình ảnh “nước”, “biển” rất đặc trưng cho một vùng quê làng biển. Có lẽ những điều bình dị đó khiến cho tác giả vẫn luôn mong ngóng, nhớ nhung khi xa quê hương.
Những câu thơ tiếp theo gợi tả lên một khung cảnh tuyệt đẹp mỗi khi sáng mai thức dậy. Sự tinh tế của ngôn từ và cảm xúc khiến cho vần thơ trở nên trữ tình, tuyệt đẹp:
Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Một loạt từ ngữ mang tính chất liệt kê khung cảnh, không gian thanh bình, tươi đẹp của cảnh biển vào buổi sáng. “Gió nhẹ”, “sớm mai hồng” là những gì còn neo giữ trong lòng của tác giả khi nhớ về quê hương. Và một hoạt động vẫn diễn ra đầu ngày là “bơi thuyền đi đánh cá” được tác giả vẽ nên rất nhẹ nhàng nhưng khỏe khoắn.
Chiếc thuyền hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Nếu những câu thơ trên nhẹ nhàng, tinh tế bao nhiêu thì hai câu thơ này càng mạnh mẽ , quyết liệt và khỏe khoắn bao nhiêu. Với hai động từ “hăng”, “phăng” kết hợp với phép so sánh độc đáo khiến cho bức tranh đi đánh cá trở nên giàu chất tạo hình, giàu đường nét và giáu cá tính mạnh. Với động từ “phăng” đã phần nào gợi tả lên sự khéo léo kết hợp sự tinh tế và khỏe mạnh của những người dân vùng chài lưới.
Hai câu sau lại trở về với vẻ lãng mạn đến bất ngờ:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Một hình ảnh bình dị, thân quen như cánh buồm nhưng trong thơ của Tế Hanh lại có hồn, đậm chất thơ. Phép so sánh cánh buồn “như mảnh hồn làng” có sức gợi rất sâu sắc, bởi rằng đối với những người làm nghề chài lưới thì cánh buồm chính là biểu tượng cho cuộc sống của họ. Một sự so sánh hữu hình và vô hình đã làm nên sự sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời. Con thuyền đã mang theo cả tin yêu, hạnh phúc và hi vọng của những người dân nơi đây.
Câu thơ khỏe khoắn và tự nhiên đã phần nào làm toát lên được khí thế hào hùng trong công cuộc chinh phục biển khơi.
Tế Hanh đã miêu tả nên một bức tranh thiên nhiên và bức tranh lao động sáng tạo tuyệt vời nhất. Đó là niềm tự hào, sự ca ngợi quê hương, đất nước.
Đặc biệt, khung cảnh dân chài lưới chào đón thành quả sau một ngày căng thẳng vất vả được miêu tả chân thực và đầy niềm vui:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn giời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
Hình ảnh dân làng “ồn áo”, “tấp nập” đã phần nào tái hiện được không khí vui tươi và phấn khởi của người dân chài sau một ngày hoạt động hết công suất. Những con cá “tươi ngon” nằm im lìm là những thành quả mà họ đạt được.
Và có lẽ hình ảnh con người mạnh mẽ, khỏe khoắn là hình ảnh trung tâm không thể thiếu trong bức tranh ấy
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Hình ảnh thơ mặn mòi, đậm chất biển, vừa khỏe khoắn, vừa chân chất vừa mộc mạc toát lên được vẻ đẹp của những con người vùng biển quanh năm vất vả. Tế Hanh đã phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn đó như một điều bình dị trong cuộc sống này.
Và có lẽ những hình ảnh thân quen nơi làng quê ấy đã khiến cho Tế Hanh dù đi xa nhưng vẫn không thể nào quên, vẫn nhớ về đau đáu:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
Một khổ thơ dạt dào tình cảm, nghèn nghẹn ở trong trái tim tác giả khi nhớ về mảnh đất thân yêu một thời. Nỗi nhớ quê dạt dào không nguôi khi những hình ảnh thân quen ấy cứ ùa về.
Thật vậy bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh không chỉ là riêng tình cảm của tác giả giành cho quê hương; mà bài thơ này còn nói hộ rất nhiều tấm lòng khác đang ở xa quê hương. Chúng ta càng trân trọng hơn nữa mảnh đất chân rau cắt rốn, yêu hơn nữa những điều bình dị nhưng thiêng liêng.