K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2018

* Dàn bài:
+ MB:
- Lời nói là công cụ giúp con người chúng ta giao tiếp với nhau, làm cho người gần người hơn.
- Dân gian đã đúc kết những câu nói rất hay về tầm quan trọng của lời nói như “ Lời nói goi vàng”, “ Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

+TB:
1. Nghĩa đen
- Lời nói là chuỗi âm thanh do con người phát ra trong hoạt động giao tiếp.
- Vàng là một thứ kim loại quý giá, được xem như là tài sản của con người.
Câu tục ngữ so sánh lời nói có giá trị như một thứ của cải, tài sản quý giá của con người.
2. Vì sao lời nói lại quý giá đến như vậy?
- Lời nói trước hết là một phương tiên để đánh dấu một bước tiến hóa của loài người.
- Nhờ có lời nói mà con người có thể diễn đạt những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bản thân cho người khác biết mà không cần phải ghi chép mất nhiều thời gian.
- Lời nói ra rất quan trọng. Nó có thể khiến một người thành công hay thất bại trong công việc.
Dẫn chứng: việc thuyết phục một đối tác kí hợp đồng phải cần có những lời nói khôn khéo và thuyết phục.
- Lời nói còn là một thước đo trình độ văn hóa của con người. Sẽ chẳng ai đánh giá cao một con người ăn nói hàm hồ, thô tục. Ngược lại, một lời nói ngọt ngào, vừa lòng đẹp ý người nghe sẽ được đánh giá là một người có học thức, có văn hóa. Người ta thường nói:
“ Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu
Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.”
- Người Việt Nam rất xem trọng lễ nghĩa, thế nên mỗi khi gặp nhau người ta thường chào hỏi nhau rất lịch sự: “ Lời chào cao hơn mâm cỗ”

3. Chúng ta phải làm thế nào để phát huy giá trị của lời nói?
- Lời nói là một thứ của cải vô giá của mỗi con người chúng ta mà không phải có tiền là mua được. Đó là một tài sản vô hình, không nhìn thấy được, không thể mua bán được; “ Lời nói chẳng mất tiền mua”
- Một lời nói ra thì không thể nào thu hồi lai được. Chính vì thế mà mỗi chúng ta phải cẩn thận trong việc phát ngôn : “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
- Nói ra thì dễ nhưng nói thế nào cho vừa lòng đẹp ý người nghe là cả một nghệ thuật không phải tự nhiên mà có được, mà nó đòi hỏi chúng ta phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Người xưa thường dạy “ Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần” quả không sai.

2 tháng 8 2018

Mở bài:

+ Xã hội ngày nay đang ngày càng phát triển;
+ Vấn đề giao tiếp là vấn đề quan trọng cho mỗi cá nhân có vị trí của riêng mình trong xx hôi
+ Giao tiếp qua lời nói cũng là cả một nghệ thuật.
+ Vậy phải nói như thế nào? Lời nói phải ra sao?
+ Dân gian có nhiều câu tục ngữ, thành ngữ đúc kết kinh nghiệm trong giao tiếp ứng xử, trong nói năng giữa mọi người do cha ông ta để lại như
" Lời nói gói vàng"
và bên cạnh đó là câu:
"lời nói chẳng mất tiên mua"

Thân bài:

Giải thích, đưa ra luận điểm, khai thác luận điểm, chứng minh luận điểm bằng lí lẽ, dẫn chứng thích hợp
* Giải thích ý nghĩa của hai câu thành ngữ, tục ngữ:
- Câu "Lời nói gói vàng":
+ Đưa ra định nghĩa: Câu này nghĩa là mỗi lời nói ra đều quý như vàng, quý như một thứ của cải vật chất quý giá, gắn liền với sinh mạng, với cuộc sống con người. Nhưng giữa lới nói và vàng lại có điểm khác biệt: Vàng phải mất tiền để mua còn nói thì "chẳng mất tiền mua".
Lời nói còn khác vàng ở chô: vàng chỉ là thứ kim loại cứng chắc, có giá trị về công nghiệp, dịch vụ, lại đẹp, được làm những đồ trang sức quý phái, nhưng vô tri vô giác, chỉ theo một cấu trúc, một vòng lặp nhất định, còn "lời nói" thì ngược lại: lời nói có thể thay đổi cấu trúc liên tục, tuỳ theo cách sử dụng của người noi, nếu người nói biết cân nhắc kĩ càng trước khi nói, biết mình sẽ nói gì, thì lời nói ra sẽ hay hơn, rành mạch hơn, thậm chí còn có sức thuyết phục hơn, như đang là vàng lại trở thành Kim Cương vậy; còn nếu người nói không cân nhắc kĩ trước khi nói, chỉ biết nghĩ sao nói toẹt ra như vậy, thậm chí nói tục chửi bây, nói làm chạm sâu đến nỗi lòng của người khác, như vậy thì cũng như vàng lại trở thành cục đất sét tầm thường mà thôi.
Như thế chẳng phải là ta đã phải "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" đó sao?

* Ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống:
Đỗi với mỗi con người, thời gian đã trôi qua chẳng bao giờ có thể lấy lại, mà mỗi phút trôi qua, trung bình một người bình thường sẽ nói một từ trong một phút. Nếu ta không biết lựa lời nói, sẽ gây ra cho ngững người khác những chua xót, những đắng cay, những niềm thù hận... mà chỉ trong phút chốc trở thành tai hoạ vững bền về sau. Còn nếu ta biết chau chuốt từng lời nói, biết đâu chỉ trong phút chốc, ta có thể xoa dịu nỗi đau cho bao nhười lâm vào hoàn cảnh khó khăn, hay làm cho người nào đó khỏi mặc cảm , tự ti trước cuọc đời...(Nêu thêm dẫn chứng: có thể là câu chuyện hoặc một phép so sánh, một con số, một thông tin ... sưu tầm được, cần mang tính xác thực là chủ yếu).
Như vậy, lời nói giữ một vai trò quan trọng và vô cùng thiết yễu đối với ỗi con người. Nhưng nói năg cũng phải có một nghệ thật, phải có sự chắt lọc, phải học cách nói năng sao cho pphù hợp với hoàn cảnh, nhưng cũng phải thành thật , đảm bảo những quy tắc đạo đức của con người.
Vậy lời nói vừa phải có đạo đức, vừa phải có nghệ thuật riêng...
* Suy nghĩ về học sinh thời nay:
Học sinh được chia thành 3 cấp học nhưng ở mỗi giai đoạn của xã hội, hay mỗi cấp học đều có những sự khác biệt về lối nói văn hoá trong đời sống, học tập
Hiện nay, đa số học sinh thuộc giới tuổi Teen hiện nay thường sống đua đòi, bắt chước nướ ngoài từ kiểu tóc, cách ăn mặc, sở thích âm nhac,... đến cả lời nói. Những từ ngữ của dân Teen được gia nhập dần bởi hết những ngôn ngữ nước ngoài lại đến ngôn ngữ trên mạng, trên di động... nói chung là đủ mọi tạp phẩm... Sự xuất hiện của những lối nói được coi là "sành điệu" ấy đang dẫn đến nguy cơ làm giảm đi gam màu trong sáng của tiếng Việt. Các anh chị lớn tuổi trong giới học sinh đua đòi như vậy dẫn tới những em học sinh cấp I thơ ngây cũng khó mà tránh bị vẩn dục bởi những loại văn hoá tạp nhiễm. Các em luôn là những con người bắt chước giỏi nhất. Bởi các em đang trong qúa trình hình thành nhân cách. Như vậy thử hỏi, nếu anh chị của chúng cũng vẩn đục, vậy chúng có khỏi liên luỵ hay không?
Nói tóm lại, học sinh hiện nay đang không chú ý trong lời nói của mình, cách giao tiếp còn kém, cần khăc phục:
.

Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề (đề bài cho)
Khẳng định: ngôn ngữ trong lời nói là tinh hoa mà mỗi dân tộc đúc kết được bằng bao mồ hôi và xương máu, mỗi học sinh là những mầm non mai sau xây dựng tổ quốc thì càng nên gắng giữ gìn, ý tứ trong lời nói ( thực hiện ngôn ngữ) để giữ lại tinh hoa cho ngàn đời sau đều biết đên...

12 tháng 12 2021

Tham khảo

Lời nói là một trong những phương tiện giao tiếp của chúng ta nhằm trao đổi tâm tư tình cảm của bản thân Lời nói nó có giá trị vô cùng đặc biệt và quan trọng chính vì thế khi ta nói ra thì cần phải lựa lời tức là chọn lựa những từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh. Câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đã đưa ra một lời khuyên rất chân thành đó là hãy suy nghĩ trước khi nói, nói những lời hay lẽ phải để không làm mất lòng người khác, không khiến họ bị tổn thương.

Tham khảo Giải thích câu nói: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau - Văn mẫu lớp 7 - Yêu văn

18 tháng 3 2016
Hằng ngày con người quan hệ giao tiếp với nhau bằng lời ăn tiếng nói. Vì vậy, lời nói đóng vai trò quan trọng trong việc khởi tạo những mối quan hệ tốt đẹp, xây dựng văn hóa giao tiếp của dân tộc. Sớm nhận thức được diều đó, ngày từ xưa ông bà ta đã có câu: "Lời nói gói vàng", đồng thời cũng có câu: "Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Đó cũng là lời nhắc nhở mọi người về giá trị của lời nói và cũng là lời khuyên về cách sử dụng lời nói làm sao cho ý nghĩa để đẹp lòng nhau.Lời nói quả thật mang ý nghĩa cực kì to lớn trong cuộc sống. Người ta nói: "Lời nói gói vàng", hiển nhiên không phải lời nói bọc vàng trong đó bởi lời nói là cái vô hình không phải vật thể rõ ràng mà có thể bọc chứa. Tuy nhiên lời nói ra có thể chứa những ý nghĩa quý báu, đáng quý hơn cả vàng bạc, vật chất. Lời nói ra đúng lúc, đúng nơi mang ý nghĩa to lớn. Một lời khuyên ngăn có lí, có tình có thể giúp một con người đang sa vào những con đường lầm lỡ quay đầu lại, giúp họ đi đúng con đường của mình, đưa cuộc đời họ ra ánh sáng mới. Một lời động viên an ủi cho những người không may, vấp phải khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống giúp họ có thêm nghị lực để vươn lên, thấy mình được quan tâm và hạnh phúc. Chẳng phải như vậy không quý hơn vàng bạc sao? Lời nói cũng gắn kết con người với nhau, nó là biểu hiện của những tâm hồn đẹp. Có những người quý mến nhau, kết bạn chỉ đơn thuần vì lời nói là như thế. Những lời nói ra trở thành những câu nói bất hủ đi vào lịch sử bởi nó mang ý nghĩa sâu sắc, lớn lao tác động đến xã hội. Chẳng hạn như câu nói của Bác Hồ, Lê nin,...Chỉ cần một câu nói ý nghĩa có thể cứu vớt hàng triệu người lâm vào khủng hoảng, đường cùng. Từ đó ta thấy được giá trị to lớn của lời nói. Lời nói quả thật ý nghĩa như vậy nhưng có phải nó tốn tiền gì để mua đâu. Lời nói xuất phát từ mỗi người, nó ảnh hưởng đến người đó và những người xung quanh họ. Nói sao để người khác nghe cảm thấy hài lòng, dễ chịu mới là cách nói của những người khéo léo. Cũng là lời nói, không phải dùng cái gì để mua nhưng tại sao lại quá nhiều người không biết dùng những từ ngữ đẹp, có giá trị để nói chuyện với nhau mà lại cứ nói chuyện lại làm cho người khác bực mình, khó chịu. Nhiều cuộc nói chuyện nhiều khi trở thành những cuộc đấu khẩu thậm chí là ẩu đả lẫn nhau cũng bởi lẽ đó. Do vậy, qua cách ăn nói với nhau hằng ngày người ta cũng đánh giá được mức độ tri thức văn hóa của con người. Vậy nên ông bà ta khuyên lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Hiển nhiên nói cho vừa lòng không phải những lời xu nịnh, sai sự thật để nghe cho sướng tai mà dễ chịu. Lời nói có giá trị mà làm vừa lòng nhau phải là những lời nói xuất phát từ tâm, mong muốn góp ý, xây dựng, kết hợp với cách nói năng phù hợp, gây được sự chú ý về tình cảm. Chỉ có những lời nói chân thành cùng nghệ thuật nói chuyện tốt mới đạt được hiệu quả giao tiếp. Lời nói nằm trong tầm kiểm soát của mỗi người, muốn nói ra cho vừa lòng nhau thì phải "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" như ông bà đã dạy. Hãy suy nghĩ chín chắn trước mọi lời nói, bởi lời nói ra rồi không rút lại được. Nếu lỡ nói những câu không suy nghĩ có thể gây hại cho người khác hay chính bản thân ta. Phải rèn luyện cách nói chuyện, giao tiếp với mọi người thông qua học hỏi thêm nhiều từ mới, học cách nói chuyện hay của người khác, đồng thời giữ cho lời nói của mình luôn có giá trị. Tức là khi bạn nói ra câu gì người khác thường quan tâm lắng nghe, coi trọng nó. Để có được điều đó phải tạo được niềm tin với mọi người. Không thể nói những câu vô nghĩa, hời hợt suốt ngày, người ta sẽ đâm ra xem thường những gì bạn nói. Một điều quan trọng nữa là khi nói phải ở trong trạng thái tự tin và cảm thông chia sẻ với người khác. Có như vậy bạn mới lấy được lòng của người khác và được mọi người yêu quý. Vậy nên, đúng như ông bà ta dạy "Lời nói gói vàng" và "Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Hai câu tục ngữ này không hề mâu thuẫn mà ngược lại còn bổ sung ý nghĩa cho nhau. Đó là những kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp của ông bà để lại. Chúng ta phải biết học hỏi để lời nói có giá trị và đẹp lòng mọi người.
7 tháng 3 2017

Con người sống trong xã hội luôn phải giao tiếp và ứng xử với nhau. Và ngôn ngữ là thứ công cụ chủ yếu được họ sử dụng. Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của lời nói trong cuộc sống:

Lời nói gói vàng

Và:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Một câu là tục ngữ, một câu là ca dao, cả lí trí và tình cảm nhân dân ta đều hướng lới giá trị và ý nghĩa của lời nói với cuộc sống con người. Vàng – một thứ kim loại quý hiếm – được dùng để làm trang sức, trao đổi buôn bán hoặc cất giữ của cải. Câu tục ngữ đặt lời nói có trọng lượng và giá trị ngang với gói vàng. Điều đó giúp ta thấy vị trí đặc biệt quan trọng của lời nói trong mối quan hệ giữa người với người. Loài người là động vật cao cấp nhất, tập hợp thành xã hội. Với bộ óc hoàn chỉnh, con người khác với con vật ở ý thức. Lời nói là vỏ âm thanh của ý thức và tình cảm con người. Nó chính là công cụ để chúng ta trao đổi, giao tiếp với nhau trong cuộc sống. Mối quan hệ hay tình cảm giữa con người với có gắn bó khăng khít, có tốt đẹp bền vững hay không phụ thuộc vào việc con người có biết ăn nói hay không. Cũng có khi chỉ vì lời nói mà gây ra sự mất đoàn kết, đổ vỡ tình cảm, thậm chí dẫn đến hậu quả, tác hại khôn lường. Mục đích giao tiếp có đạt được hay không, thành công có đến với ta hay không một phần do tác động rất lớn từ lời ăn tiếng nói. Tóm lại, cha ông ta muốn nhắc nhở chúng ta rằng, một lời nói thốt ra quý giá và quan trọng như vàng. Vì thế trước khi mở lời, ta cần phải suy nghĩ thận trọng, thấu đáo, phải lựa lời, lời khuyên chân tình ấy được đúc kết trong câu ca dao:

Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mờ nói cho vữa lòng nhau.

Tại sao khi thì nhân dân ví lời nói với gói vàng, khi lại nói lời nói không mất mua? Thật vậy, lời nói thể hiện suy nghĩ, tình cảm của con người, trong sự lựa chọn của con người lúc trao đổi giao tiếp với nhau. Như vậy lời nói chẳng phải tốn kém tiền của, không phải mua bán mới có được. Tuy thế, điều đó không có nghĩa hạ thấp giá trị của lời nói mà giá trị của nó là sự phản ánh trình độ văn hóa, thước đo phẩm giá của mỗi người. Vì vậy, trong quá trình giao tiếp ứng xử ta phải chọn lời hay ý đẹp, phải liệu lời mà nói. Những lời lẽ lịch sự, lễ độ, hòa nhã bao giờ cũng khiến người nghe vui lòng. Việc khéo léo lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cách diễn đạt phù hợp với đối tượng giao tiếp sẽ khiến người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình, cho dù đó có là lời phê bình, góp ý. Không những thế, người biết ăn nói còn làm cho người khác phải kính nể, làm cho họ hiểu và tin mình, thậm chí nghe và làm theo mình. Ai cũng ứng xử đúng mực, nói năng hòa nhã lịch thiệp thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh, mối quan hệ giữa người với người sẽ gắn bó khăng khít. Lựa lời mà nói chính là một bí quyết của sự thành công. Trái lại, chẳng ai có thể lọt tai những lời nói thô tục, thiếu thiện chí. Ăn nói xấc xược, khiếm nhã là nguyên nhân dẫn tới mất tính đoàn kết, mất lòng tin và tình cảm tốt đẹp giữa con người với nhau. Người nghe không chỉ khó tiếp thu ý kiến mà còn coi thường, khinh ghét người nghe thiếu lịch sự, văn minh. Ta chẳng những không đạt được mục đích mà quan hệ giữa người với người sẽ chuyển biến theo chiều hướng xấu.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiều lời khuyên của câu ca dao một cách đúng đắn, không phải để vừa lòng nhau mà ta biến mình thành kẻ a dua, xu nịnh, mà ta không kiên quyết thẳng thắn phê bình sai lầm của bạn, khuyên bảo bạn. Điều quan trọng là thái độ chân thành ta đặt trong lời nói. Sự chân thành thẳng thắn trước sau cũng nhận được sự tiếp thu, tiếng nói đồng tình ủng hộ. Như vậy lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau về bản chất khác hẳn với thái độ nịnh bợ, luồn cúi ta cần tránh. Lời hay ý đẹp sẽ là cầu nối tạo nên sự tin cậy, cảm thông chia sẻ lẫn nhau, tạo nên mối quan hệ và một xã hội tốt đẹp giữa người với người.

Là một công cụ giao tiếp giữa ngưòi với người, lời nói có ý nghĩa và giá trị vô cùng to lớn trong cuộc sống. Tục ngữ đã dạy: Học ăn, học nói, học gói, học mở. Vì thế ta không nên coi thường lời ăn tiếng nói. Và vì lời nói thể hiện trình độ văn hóa, phẩm giá của con người nên chúng ta phải không ngừng và thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện cả về mặt đạo đức, tri thức. Hiểu được giá trị của lời nói và biết cách sử dụng nó chính là bí quyết thành công trong cuộc sống.

3 tháng 8 2018
Sở dĩ con người khác với con vật ở chỗ con người biết sử dụng lời nói làm phương tiện giao tiếp với người khác, bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Đó là những ý nghĩa khái quát chung của câu nói “Lời nói gói vàng” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” muốn gửi gắm cho ta. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của hai câu nói trên trong cuộc sống.
Để hiểu hai câu nói trên, ta phải hiểu được những từ ngữ mà nó chứa đựng.
Thế lời nói là gì? Lời nói là một phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, một công cụ của loài người giúp cho ta có thể giao tiếp, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin…Mỗi người chúng ta có thể nói ra điều mình muốn, không cần một yếu tố nào tác động, vì thế lời nói “chẳng mất tiền mua”. Nếu lời nói đã “chẳng mất tiền mua” thì ta nên “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lựa lời là chọn lọc những từ ngữ diễn đạt thích hợp với vai vế của từng người, từng hoàn cảnh, từng sắc thái hoàn cảnh khác nhau. Chẳng những thế, ở câu nói “Lời nói gói vàng”, lời nói được ví như vàng, một vật có giá trị về vật chất, được nâng niu, gìn giữ, nghĩa là lời nói cũng quý giá như thế, cũng cần có sự cẩn thận trong khi sử dụng nó. Như vậy, hai câu nói trên muốn khẳng định nếu biết chỉnh chu lời nói thì ta sẽ được mọi người tôn trọng, yêu mến, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp và đạt được tình cảm, mục đích giao tiếp khi nói, không làm tổn thương người khác, gắn kết tâm hồn con người lại với nhau, viết nên những cảm xúc, ấn tượng đẹp trong giao tiếp. Sở dĩ ta phải ăn nói thật cẩn thận như thế là vì lời nói vừa có thể xây dựng các mối quan hệ xã hội và cũng có thể hủy hoại nó. Nhất là trong kinh doanh hay ngoại giao, lời nói còn quyết định sự thành bại của cuộc đời ta và có thể là của cả một quốc gia. Ngoài ra, về giá trị tinh thần, lời nói thể hiện tác phong đaọ đức lẫn như trình độ văn hóa của từng người. Nếu ta biết lựa chọn đúng những từ ngữ khéo léo, phù hợp với hoàn cảnh thì sẽ thu được sự đồng tình, tình cảm, sự tôn trọng của đối tượng giao tiếp. Ngược lại, nếu ta ăn nói quá thô lỗ thì có thể gây mất lòng người khác hay gây ra những hiểu lầm khiến cho quan hệ giữa người với người trở nên căng thẳng hay xảy ra thù hận, căm ghét, hậu quả tai hại khó lường!
Tuy thế, trong cuộc sống, có những lời nói có thể làm lắng đọng lòng người, tạo cảm xúc đẹp trong khi giao tiếp, xóa tan khoảng cách giữa hai con người xa lạ với nhau. Giống như ở Quảng trường Ba Đình ngày 02 tháng 09 năm 1945, Bác Hồ đã nói: “Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?” đã làm mọi người xúc động về ngôn từ gần gũi của vị lãnh tụ. Cùng với đó, âm nhạc là một nghệ thuật, sự thăng hoa tuyệt vời từ lời nói, nó tạo cho ta cảm giác tươi đẹp, lâng lâng theo từng nốt nhạc. Và ngược lại, chỉ vì những xích mích trong lời nói mà có thể dẫn tới chiến tranh, lòng thù ghét giữa con người với nhau hay những vụ ẩu đả giữa những đấng trí thức có học.
Mặt khác, ở đời có những lời nói khó nghe, làm mất lòng ta của những người thẳng tính nhưng họ chỉ có ý tốt là muốn ta sửa sai, thấy được lỗi lầm của mình, điều đó chân thành và đáng quý biết bao, đó là những “lời thật mất lòng”. Tuy thế, có những lời ngọt ngào, êm tai, rất đựơc lòng ta, nhưng đó là những lời dối trá, xu nịnh, không hề tạo cho ta một điều tốt nào cả, đấy là những “lời ngọt chết ruồi” của những kẻ xảo quyệt, gian ngoa. Thế nên, trong lời nói cần có sự chân thành, không vị kỷ, không vụ lợi thì mới đạt được thành công trong giao tiếp.
Giả sử nếu thế giới không có lời nói, lại càng không có âm nhạc thì đời sống tinh thần của con người sẽ rất nghèo nàn, thế giới sẽ như chìm vào băng giá của sự lạnh lùng, sòng phẳng và khô khốc trong buồn tẻ. Vì thế, mỗi ngày được sống, ta hãy biết chọn những lời hay ý đẹp mà nói, phù hợp với những đạo lý làm người, hướng tới ý nghĩa cao đẹp của lời nói để làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa của nhân loại.
Để đạt được những tình cảm trong lời ăn tiếng nói, ta cần phải biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực như nóng nảy, giận dữ, quát mắng, nhất là với những người thân yêu đối với ta. Và một điều rất quan trọng nữa là ta nên suy nghĩ thật cẩn thận trước khi nói ra điều mình nghĩ, xem điều đó có phù hợp với sắc thái hoàn cảnh lúc ấy hay không để tránh làm tổn thương người khác, điều đó có nghĩa là
“Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
Cần tránh lối nói thô kệch, cộc lốc, hớ hênh, vô phép bởi những điều đó tạo ra định kiến xấu về phẩm chất của ta. Cũng không nên dùng những từ ngữ quá bóng bẩy, kiêu kỳ bởi mụch đích giao tiếp không phải là sự nể nang mà là sự đồng tình quan điểm, tình cảm của đối tượng giao
tiếp . Như thế, ta cần phải luyện cho mình một kỹ năng nói đúng cách, giản dị, sáng suốt, bình tĩnh và phù hợp với những đạo đức xã hội. Điều này, ta nên học tập ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người có tác phong sống giản dị trong lời nói, bài viết, đời sống thường ngày và đời sống chính trị. Và trên hết, cần tránh lối nói chen vào ngôn ngữ khác trong khi giao tiếp bằng tiếng Việt, đây là lối sống không tốt đang được giới trẻ phổ biến. Vì thế, nếu biết “lựa lời mà nói” thì ta sẽ giành được tình cảm của mọi người, khẳng định được giá trị của bản thân. Đồng thời, nói năng bằng tiếng Việt thuần túy cũng
là cách giữ gìn những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc.
Nét đẹp ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam là ở dân ca, ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Trong câu nói: “Lời nói gói vàng” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, dân gian muốn khuyên ta rằng: lời nói có giá trị quyết định phẩm chất, đạo đức của con người ta và nhờ thế ta có được những mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp. Vì thế, để học tập những kinh nghiệm quý báu ấy, em sẽ bắt đầu rèn luyện cách đối đáp hay, ngắn gọn, rành mạch, lễ phép thông qua các họat động luyện nói trong bộ môn Ngữ văn, phát biểu trong lớp
11 tháng 8 2018

I, Mở bài:

Trong cuộc sống, lời nói rất quan trọng, nó diễn tả tình cảm và quan hệ giữa con người với con người. Chính vì vậy, dân gian có câu:" Lời nói gói vàng" nhưng đồng thời cũng có câu:"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Ông cha ta đã để lại cả 2 câu tục ngữ trên nhằm răn dạy con cháu giữ gìn lời ăn tiếng nói.

II, Thân bài

- Lời nói là âm thanh, là ngôn ngữ được phát ra từ cửa miệng mỗi con người. Nó dùng để giao tiếp với mọi người trong cuộc sống.

- Lời nói gói vàng là sự so sánh khéo léo và tế nhị của ông cha ta. So sánh lời nói với vật quý giá như vàng để khẳng định lời nói mỗi con người trong cuộc sống rất có giá trị và ý nghĩa.

- Lời nói chẳng mất tiền mua: câu trên khẳng định lời nói như vàng, bạc nhưng câu dưới" Lời nói chẳng mất tiền mua" mới nghe ta ta tưởng có sự mâu thuẫn giữa cách đánh giá của hai câu nhưng ý nghĩa của chúng không hề mâu thuẫn mà ngược lại, hai câu nói ấy hỗ trợ, bổ sung cho nhau làm cho giá trị lời nói càng được tăng lên.

- Bởi vì lời nói của mỗi con người quý như vàng, song nó do chính bản thân chúng ta tự nói ra, không mất công tìm kiếm, mua bán, mua các sản phẩm khác. Nó là của quý mà tạo hoá ban tặng con người. Đáng quý hơn, lời nói thì bất tận, tuôn chảy mãi mãi, tồn tại mãi mãi, theo dòng thời gian cũng không bị bào mòn. đó là điều vô cùng quý giá nên ông cha ta mới căn dặn con cháu:" Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Nói kĩ hơn là trong khi giao tiếp với mọi người trong xã hội phải chọn từ ngữ để đạt hiệu quả trong việc diễn đạt tình cảm, suy nghĩ để người nghe hài long mà người nói đạt được nguyện vọng. Quả thật với những lời phân tích trên ta thấy lời nói rất giá trị và ý nghĩa. 2, Vì sao phải lựa lời để vừa lòng nhau

- Vì phải lựa lời để nói để trong khi giao tiếp, đối thoại với mọi người xung quanh, người nói mới đạt được hiệu quả, mục đích mà mình định nói. Từ đó người nói mới tạo nên mối quan hệ sâu sắc tốt đẹp với mọi người chung quanh

- Lựa lời nói sẽ được người nghe và những người xung quanh cảm phục, mến yêu, tin tưởng

- Lựa những lời hay ý đẹp để giao tiếp đó chính là truyền thống đạo đức, văn hoá của người Việt 3, Ta phải làm gì để trở thành người nói lời hay ý đẹp?

- Trước khi nói phải suy nghĩ, phải biết được đối tượng giao tiếp là bề trên hay lớp dưới để chọn ngôn ngữ nói cho phù hợp

- Với bề trên, lời nói mang tính chất trân trọng, lễ phép, thưa gửi đàng hoàng

- Với bạn bè lời nói phải chân tình, đoàn kết, không được ăn nói trịch thượng, doạ nạt

- Với bất cứ ai không dược nói trống không, không được nói có từ đệm. Trong khi nói phải lưu ý: lời nói chân thành, giọng điệu, ngữ điệu phải thể hiện đúng mực

* Mở rộng và bình luận:

- Trong thực tế có nhiều bạn ăn nói cộc lốc, trịch thượng, hay đệm lót. Với những người ấy chúng ta phải khuyên nhủ chân thành để họ sửa đổi.

III, Kết bài

- Rõ ràng ông cha ta khẳng định trong giao tiếp mà sử dụng lời hay ý đẹp sẽ đạt được mục đích, yêu cầu. Lời nói hay ấy chính là giá trị và ý nghĩa của cuộc sống. Lời dạy của ông cha ta đã để lại cho tuổi thơ chúng ta một bài học vô cùng quý giá. Từ đó mỗi chúng ta sẽ nói lời hay ý đẹp trong giao tiếp.

13 tháng 8 2018

hay vcl

Đọc đọan văn và trả lời các câu hỏi từ 13 – 15: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thể có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư...
Đọc tiếp

Đọc đọan văn và trả lời các câu hỏi từ 13 – 15:

“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thể có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.”

(Đặng Thai Mai; Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)

Nội dung của đoạn văn trên là gì?

A. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay

B. Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng

C. Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt thanh điệu

D. Tiếng Việt là một thứ tiếng uyển chuyển trong cách đặt câu

1
15 tháng 2 2017

Chọn đáp án: A

Mk mới vt bài rap m.n nhận xét nka!!! Vì nghiện rap wak thoy m.n thông cảm nka!Cuộc sống bon chen anh là người lạ em yêu anh không lí do. Đã nhiều lần em tự nghĩ em yêu a vì điều gì??? Sẽ chẳng có lời đáp bởi vì e yêu a vô điều kiện. Cuộc sống phức tạp của e ngày dần đơn giản chỉ mong được gần bên anh thôi. Nhưng rồi con tim nó loạn nhịp nó bảo đau lắm anh biết không. Nhưng anh vô tình...
Đọc tiếp

Mk mới vt bài rap m.n nhận xét nka!!! Vì nghiện rap wak thoy m.n thông cảm nka!

Cuộc sống bon chen anh là người lạ em yêu anh không lí do. Đã nhiều lần em tự nghĩ em yêu a vì điều gì??? Sẽ chẳng có lời đáp bởi vì e yêu a vô điều kiện. Cuộc sống phức tạp của e ngày dần đơn giản chỉ mong được gần bên anh thôi. Nhưng rồi con tim nó loạn nhịp nó bảo đau lắm anh biết không. Nhưng anh vô tình lặng lặng lẽ bóp nát nó ra thành từng mảnh. Em là người thua cuộc trong tình cảm ok e chấp nhận. Xóa đi cảm giác bao lần nhìn anh nhưng đôi chân ấy vội xa khuất. Xóa đi lời hứa sẽ mãi yêu anh sẽ không bao giờ thay đổi. Xóa hết câu nói lần đầu gặp a nói e là đồ sửu nhi. Xóa nụ cười chợt vươn trên môi ảo tưởng em và anh đã biến mất. Xóa....xóa hết những kí ức. Phổi ngừng hoạt động con tym ngừng đập tay buông xuôi chờ ngày mai. Tập wen dần vs hiện thực thay thế ảo ảnh những ngày có anh. Xòe bàn tay đón ánh nắng nhếch môi cười chấn chỉnh bản thân. Đầu tóc gọn gàng make up chút ít bước xuống phố tìm nụ cười. Cô bé hay cười ngây thơ trong sáng dần tắt nụ cười ở trên môi gương mặt lạnh lùng lời nói ngắn lại dường như là tôi của hôm nay. Phải tập thay đổi tập thay đổi con người này trở nên vô tâm cười trên nỗi đau khổ của người khác xem như là hạnh phúc của riêng mình. Chẳng còn điều j luyến tiếc hạn người như anh. Từ nay giá trị của a trong tôi nó chẳng phải là người......

Ôi trời.....ngày vỡ nát cuộc sống của tôi như ngạt thở. Phải biết bao lâu tôi mới vượt wa cú sốc quá lớn ở trong đời. Giờ a way lại với cái lí do ngày ấy a không hề nhận ra...Her....Giả tạo wak a à! Phải nhường câu nói này về nửa năm trước thì tim tôi đâu đau đớn. Vật vã trong cơn say để mau quên đc người ta. Giờ hả????? A chẳng là j ở trong tôi. Ngày ấy a xem tôi như cành cỏ dại ở bên đường thì hôm nay a vs tôi chỉ như hạt cát trên sa mạc. Nói thì nói vậy thôi a đi đi....Đi về nơi có nó á để nó cho anh nếm mùi bị đá đau thế nào. A giờ đây đã biết nỗi đau của tôi như thế nào vậy xin cho hỏi a có đau ko??? Có còn muốn sống ko??? Và điều cuối cùng tôi hỏi a có biết nhục ko???

Thời gian xa a tôi mới nhận ra đc vài điều cuộc sống nó đơn giản lắm là sự sung sướng khj lm người khác đau. Tôi giờ giống a á.....Lợi dụng người khác để mua vui. Hot girl thời nay chẳng cần có j chỉ cần có ít nhan sắc thôi là nó đã chiếm đc tình cảm biết bao nhiêu thằng trong đó cũng có anh. Đừng ai đến bên tôi và bảo "AYE rất là nhiều" vì tôi đoán trc được câu cuối cùng " Chúng ta không hợp nhau". Tôi bây giờ sống để mua vui buông lơi vì ngày mai đừng bảo tôi là sống đểu vì tôi học a đó. Nụ cười tỏa nắng thay thế nhếch môi nụ cười đểu. Nét mặt hồn nhiên vui vẻ trước kia giờ lạnh lùng chẳng còn chi. Trái tym thiên thần hả nó đã hóa đá rồi......

10
22 tháng 10 2016

tr....

chỉ bt e nghiện rap ko ngờ e lại nghiện ghê z luôn

nhưng hay đó

22 tháng 10 2016

hay

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có...
Đọc tiếp

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?

b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả..." hay "uốn lưỡi cú diều..."? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa.

c) Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng.

Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?

1
7 tháng 5 2018

Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:

    - Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.

    - Không chỉ cần rung cảm, mà cần phải có tình cảm, cảm xúc thực sự trước những vấn đề mà mình trình bày.

    - Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.

11 tháng 7 2018

- Dế Choắt nói với Dế Mèn: Việc muốn đào thông sang hang nhà Dế Mèn với mục đích làm thế phòng thủ cho căn nhà Dế Choắt đang ở.

    - Dế Choắt đã sử dụng câu hỏi để hỏi ý của Dế Mèn vì Dế Choắt rất khiêm nhường, Dế Choắt tự coi mình có vai giao tiếp thấp hơn Dế Mèn.

    - Dế Choắt không đưa ra những câu " Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!" hay " Đào ngay giúp em một cái ngách.

    → Bởi vì Dế Choắt yếu đuối, nhút nhát hơn, muốn đi nhờ vả Dế Mèn thì không thể yêu cầu ra lệnh được.