Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những chi tiết miêu tả trang phục của ông Giuốc-đanh:
- Đôi tất lụa chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được.
- Áo bị may ngược hoa.
- Đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều, và thích hợp nhất. Sáng chế ra được một kiểu áo lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen, thật là một kỳ công tuyệt tác.
- Tôi có đem người đến để mặc áo cho ngài theo nhịp điệu, vì những loại áo này phải mặc có nghi lễ.
- Ông Giuốc - đanh đặt làm trang phục với mong muốn trở thành quý tộc, được bước chân vào giới thượng lưu.
- Nét tính cách của Giuốc-đanh: ngu dốt, ưa xu nịnh, học đòi làm sang.
- Ông dễ dàng bị những người như thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu vì Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Người ta cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Người ta cười khi thấy ông cứ moi mãi tiền ra để mua lấy mấy cái danh hão.
Ông Giuốc - đanh đặt làm trang phục với mong muốn trở thành quý tộc, được bước chân vào giới thượng lưu.
Tác giả chuyển tiếp từ cảnh trước sang cảnh sau một cách tự nhiên và khéo léo. Khi ông Giuốc-đanh vừa mặc xong bộ lễ phục là được tay thợ phụ tôn xưng là “ông lớn” ngay, khiến ông sung sướng vì tưởng rằng cứ mặc lễ phục vào là nghiễm nhiên trở thành quý phái. Tay thợ phụ ranh mãnh nắm đúng điểm yếu của ông Giuốc-đanh nên dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền. Mức độ ranh mãnh của tay thợ phụ và tính cách trưởng giả học làm sang của ông Giuốc-đanh cứ tăng tiến dần qua các danh xưng càng lúc càng tôn cao dần : từ “ông lớn” đến “cụ lớn” rồi đến “đức ông”. Đoạn này còn hé ra nét tính cách của một gã trọc phú giàu có và keo kiệt. Ngay trong giây phút ngây ngất hạnh phúc, ông Giuốc-đanh vẫn tỉnh táo nghĩ đến túi tiên của mình. Khi tay thợ phụ không tung hô thêm nữa, ông nghĩ (qua lời nói riêng) : “Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi”. Nhưng chính qua chỉ tiết này, tác giả càng tô đậm hơn tính cách trưởng giả học làm sang của ông Giuốc-đanh : dù keo kiệt nhưng lão sẵn sàng cho hết cả tiên để được làm sang.
Ông dễ dàng bị thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu bởi ông Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Tác giả đã xây dựng nhiều tình huống và hành động kịch có tính cường điệu để khắc hoạ đậm nét tính cách này : ông Giuốc-đanh ngớ ngẩn đến mức tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng ; tung tiền ra để được tôn xưng bằng những cái danh hão.. Khán giả được dịp cười sảng khoái khi chứng kiến cảnh ông Giuốc-đanh bị bốn tay thợ phụ lột quân áo ra, mặc cho bộ lễ phục lố lăng mà vẫn vênh vang ra vẻ ta đây là nhà quý phái.
Chú thợ phụ quả là có cái mũi rất tinh, đánh hơi được miếng mồi béo bở: kẻ thích nịnh có cả một túi tiền to. Túi tiền ấy kích thích chú nghĩ ra cách khéo léo moi tiền của Giuốc-đanh. Chú tinh khôn leo thang từng nấc một, biết kiềm chế để cho kẻ hám danh kia có thời gian tận hưởng sung sướng, vì cứ sướng là lão lại thưởng tiền. Giuốc-đanh không tiếc tiền vì đang khao khát danh vọng và dù có biết tỏng sự tôn vinh ấy là giả tạo đi chăng nữa thì lão vẫn cứ thích mê. Danh vọng ảo nhưng tiền bỏ ra mua lại là tiền thật. Chú thợ phụ chỉ cần tiền nên chẳng tội gì mà ngưng nịnh hót.
Mô-li-e chuyển tiếp từ cảnh trước sang cảnh sau ở lớp kịch này một cách hết sức tự nhiên và khéo léo. Khi ông Giuốc-đanh mặc xong bộ lễ phục là được tay thợ phụ tôn xưng là “ông lớn” ngay, khiến ông tưởng rằng cứ mặc lễ phục vào là nghiễm nhiên trở thành quý phái.
- Khác với tính cách của bác phó may, tay thợ phụ ranh mãnh dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền, điểm huyệt đúng thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Thấy ông mắc mưu, tay thợ phụ dấn thêm mấy bước, cứ tôn lên mãi “ông lớn” đến “cụ lớn” rồi đến “đức ông”.
- Ông Giuốc-đanh vẫn nghĩ đến túi tiền của mình đấy. Thấy tay thợ phụ không tôn ông lên cao thêm nữa, ông nói riêng: “Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả túi tiền cho nó thôi”. Nhưng qua câu nói đó, ta thay tính cách trưởng giả học đòi làm sang ở ông vẫn mãnh liệt lắm. Ông sẵn sàng cho hết cả tiền để được “làm sang”.
Phó May đã lừa ông Giuốc-đanh bằng cách nịnh bợ và dối trá. Ông đã cắt xén nguyên liệu khiến giày của ông Giuốc-đanh bị chật và may áo ngược hoa văn
Phó may lừa ông Giuốc - đanh rằng ông tự tưởng tượng mình đau nên mới thấy khó chịu. Ông ta bảo đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất. Các thợ may giỏi nhất không làm ra được. Hoa ngược là do ông Giuốc-đanh không bảo và người quý phái đều mặc áo ngược.
Ba lần được gọi là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” là ông ta thưởng tiền cho người gọi ông như vậy.
a. Nghĩa hàm ẩn của câu “Con gà sống lớn để riêng cho thầy” thể hiện tên thầy bói hành nghề mê tín, lợi dụng sự non nớt cả tin của mọi người để kiếm chác.
b. Nghĩa hàm ẩn của câu “Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả” thể hiện sự ngu dốt, thiếu hiểu biết, học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh.
Trong cuộc sống hiện nay còn có rất nhiều người như ông Giuốc-đanh. Đó là những người ưa nịnh, ngu dốt, không biết nhìn nhận lại bản thân,…
a. Thán từ: Ớ này! => chức năng gọi đáp
b. Thán từ: ồ ồ => chức năng bộc lộ cảm xúc
c. Thán từ: Ô kìa => chức năng gọi đáp
Đám thợ phụ đã tôn xưng ông Giuốc-đanh bằng những từ: ông lớn, cụ lớn, đức ông
ông lớn,cụ lớn, đức ông