K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2024

Bước sang thế kỷ XX, nền văn học dân tộc đã có những chuyển biến nhất định. Văn học chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa. Đó là sự xuất hiện của các trào lưu văn học, các quan niệm thẩm mỹ, các hình tượng nghệ thuật, cũng như các chủ đề, đề tài mới. Và đặc biệt phải kể tới sự thay đổi của hệ thống thể loại văn học trong giai đoạn giao thời này. Sự phát triển của một nền văn học có thể được nhìn nhận qua quá trình phát triển của các thể loại nên quá trình hiện đại hóa nền văn học cũng được xem xét thông qua sự thay đổi cơ cấu thể loại và những cách tân tìm tòi mới trong từng thể loại đó. Trong quá trình hiện đại hóa, nền văn học Việt Nam đã xảy ra hiện tượng phá vỡ cơ cấu thể loại cũ. Những thể loại vùng ngoại biên dần đi vào trung tâm, đồng thời xuất hiện những thể loại mới du nhập từ nền văn học phương Tây. Sự cách tân nền văn học được thể hiện rõ nhất qua sự phát triển và chiếm ưu thế của những thể loại văn xuôi cùng với những đổi mới mạnh mẽ trong chính các thể loại đó. Thể loại du ký hay còn gọi là thể tài du ký đã xuất hiện trong lịch sử văn học Việt Nam từ rất sớm. Ngay trong nền văn học trung đại, người ta đã thấy xuất hiện các bài thơ, bài phú, với nội dung ghi chép lại những sự kiện, cũng như những danh lam thắng cảnh trong các cuộc du hành của những người lữ khách. Đặc biệt cuối thế kỷ XVIII, với sự xuất hiện của một loạt các tác phẩm như: Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ, Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Dậu của Trương Vĩnh Ký thể tài du ký mới dần phát triển. Nhưng phải tới mấy thập niên đầu của thế kỷ XX, thể tài du ký mới thực sự thành một dòng chảy liên tục, mà công đầu là của ông chủ bút báo Nam Phong. Đầu thế kỷ XX, giao thông phát triển, việc giao lưu văn hóa được mở rộng đã tạo điều kiện cho việc đi lại cho các nhà du ký. Từ đây, hàng loạt các tác phẩm du ký đã được ra đời. Trong mỗi tác phẩm du ký, đằng sau những bức tranh danh lam thắng cảnh, luôn chứa đựng những nỗi niềm ưu ái, những xúc cảm chân thành nhất của người viết về quê hương đất nước, về cuộc sống. Bởi mong muốn đem những cái hay, cái đẹp trong từng dặm đường của đất nước sẻ chia với người đọc; cũng như muốn lưu giữ lại những phong tục tập quán, những truyền thống văn hóa cho các thế hệ sau, Phạm Quỳnh đã tạo một mục du ký trên Nam Phong tạp chí. Mục du ký đã liên tục được đăng tải với sự đóng góp của nhiều cây bút nổi tiếng như: Nguyễn Bá Trác, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Tùng Vân, Trần Trọng Kim Trải qua 17 năm (1917 - 1934), đã có 62 tác phẩm du ký được in trên Nam Phong tạp chí với những nội dung phong phú, cũng như những đóng góp nghệ thuật mới mẻ. Với hi vọng đem lại cái nhìn khái quát về thể tài du ký trên Nam Phong tạp chí, cũng như những đóng góp của thể tài này trong quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc, trong khóa luận nghiên cứu này chúng tôi xin chọn đề tài: Khảo sát thể du ký trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934).

15 tháng 12 2024
  • Đây là một văn bản thông tin hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức. Văn bản tập trung đưa tới những thông tin nhằm thuyết phục người đọc rằng Trái Đất hội đủ điều kiện để sự sống nảy sinh, phát triển và sự thực, sự sống đã nảy nở hết sức đa dạng.
1 tháng 7 2021

Câu văn thể hiện sự yêu mến đặc biệt của tác giả với Cô Tô: "Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây".

Tình cảm của tác giả: Say mê trước cảnh đẹp thiên nhiên ở đảo Cô Tô

1 tháng 7 2021

viết rõ đề ra thì mọi người mới làm đc chứ em

D
datcoder
CTVVIP
27 tháng 12 2023

Các đặc điểm của truyện đồng thoại:

- Nhân vật là các loài vật, đồ vật đã được nhân hoá: trong văn bản này các nhân vật là cô Gió, hoa tầm xuân, chị Hũ, bạn ngô, bác lau sậy, chú Ong vàng có lời nói, cử chỉ như con người.

- Thể hiện đặc điểm sinh hoạt của sự vật như các chi tiết: cô Gió vừa vội vã bay đi, cô dừng lại một vài giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà… Qua những đặc điểm đó cũng thể hiện đặc điểm tính cách của con người đó là sự quan tâm, chăm sóc dành cho mọi người.

14 tháng 12 2021

Câu văn thể hiện sự yêu mến đặc biệt của tác giả với Cô Tô: "Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây".

Tình cảm của tác giả: Say mê trước cảnh đẹp thiên nhiên ở đảo Cô Tô

27 tháng 2 2023

Các đặc điểm của truyện đồng thoại:

– Nhân vật là các loài vật, đồ vật đã được nhân hoá: trong văn bản này các nhân vật là cô Gió, hoa tầm xuân, chị Hũ, bạn ngô, bác lau sậy, chú Ong vàng có lời nói, cử chỉ như con người.

– Thể hiện đặc điểm sinh hoạt của sự vật như các chi tiết: cô Gió vừa vội vã bay đi, cô dừng lại một vài giây rồi từ từ thổi hơi mát vao giường bà… Qua những đặc điểm đó cũng thể hiện đặc điểm tính cách của con người đó là sự quan tâm, chăm sóc dành cho mọi người.

 

 
D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 11 2023

- Đặc điểm của hồi kí được thể hiện qua việc nó tái hiện lại những sự việc xảy ra trong quá khứ, thể hiện tâm trạng thái độ của nhân vật.

- Có tính xác thực vì sự việc được ghi lại trong quãng thời gian cụ thể mốc thời gian các năm tháng được ghi lại rất rõ ràng  địa điểm cụ thể  nhân vật cụ thể.

13 tháng 9 2018

Đặc điểm của truyền thuyết :

- Là loại truyện dân gian 

- Kể về các nhân vật lịch sử và sự kiện có liên quan đến lịch sử 

- Thường có yếu tố hoang đường , kì ảo

- Thể hiện thái độ , cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và về sự kiện lịch sử .

TK MIK NHA

3 tháng 8 2021

Em tham khảo:

"Cây tre Việt Nam" có phẩm chất văn chương hơn báo chí dù tác giả của nó là nhà báo hơn một nhà văn. Phẩm chất văn chương biểu hiện cái nền của cảm xúc dồi dào, tình yêu nồng nhiệt trước con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà cây tre là biểu tượng tuyệt vời. Tình cảm ấy cộng với những tri thức văn hoá, văn chương đã tìm đến những hình ảnh, những nhạc điệu như một thi nhân để thổ lộ, giãi bày, diễn tả. Tuy nhiên, là một tuỳ bút chính luận, dù muốn dù không, bài văn có một tổ chức phân đoạn, phân ý rõ ràng. Cái khéo của nhà văn là tạo được mối liên kết cả bên ngoài và cả bên trong của nó. Bài văn có dược sự liền mạch câu nọ nối liền câu kia, ý trên với ý dưới như dòng chảy một con sông. Đây là một chỉnh thể nghệ thuật.

Cùng với nội dung, giá trị nghệ thuật chủ yếu của bài văn là chất thơ văn xuôi của nó. Chất thơ ấy thể hiện trên hai mặt, một là những hình ảnh táo bạo, phong phú và hai là nhạc điệu đặc biệt của câu về hình ảnh độc đáo, người viết tạo ra bằng biện pháp nhân hoá trong nhiều trường hợp. Thực ra cái cách này không mới. Ca dao từng đã có câu : "Giã ơn cái cối cái chày", "Giã ơn cái cọc bờ ao". Nhưng sáng tạo của Thép Mới là sử dụng biện pháp ấy một cách tối đa, có hệ thống và đầy hiệu quả : "Tre với người như thế đã mấy nghìn năm...". Sự xuyên suốt theo kiểu tính đếm ấy sâu nặng nhân tình như một thứ lạt mềm buộc chặt để ai đó trong chúng ta chỉ cần thao thức một chút là không khỏi rưng rưng về cái nơi sinh thành gốc đa, giếng nước. Còn về nhạc điệu của lời văn, có gì xao xuyến hơn những câu văn đầy tính hoà thanh của bằng trắc, của cách ngắt nhịp khi dồn dập trào dâng, lúc lắng sâu, nỉ non, thủ thỉ. Câu văn có lúc căm giận đến nghẹn ngào : "Một thế kỉ "văn minh", "khai hoá" của thực dàn cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người", lúc trầm tư như chiêm ngưỡng một bức tranh thuốc nước: "Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính".

Với thành công về nhiều mặt như đã phân tích trên đây, Cây tre Việt Nam là một áng văn xuôi đặc sắc.