K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2017

Đặc điểm ngôn ngữ trong đoạn trích bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:

- Về từ ngữ: sử dụng nhiều từ ngữ chuyên ngành ngôn ngữ: vốn chữ, ngữ pháp, thể văn, phong cách…

- Về câu: viết rõ ràng, trong sáng, các luận điểm trình bày mạch lạc, logic

- Dấu câu: ngắt nghỉ đúng chỗ, câu văn đúng nghĩa

- Phần chú thích cung cấp thêm thông tin cho người viết

- Văn bản nghị luận xã hội cũng như nghị luận văn học, thường có sự kết hợp với các yếu tố biểu cảm, thể hiện chủ yếu qua ngôn từ, giọng điệu nghị luận. Yếu tố biểu cảm góp phần quan trọng trong việc bộc lộ quan điểm, chính kiến của người viết. Vì thế, khi đọc hiểu văn bản nghị luận, cần chú ý những từ ngữ, câu văn, biện pháp nghệ thuật,... thể hiện tình cảm, thái độ của...
Đọc tiếp

- Văn bản nghị luận xã hội cũng như nghị luận văn học, thường có sự kết hợp với các yếu tố biểu cảm, thể hiện chủ yếu qua ngôn từ, giọng điệu nghị luận. Yếu tố biểu cảm góp phần quan trọng trong việc bộc lộ quan điểm, chính kiến của người viết. Vì thế, khi đọc hiểu văn bản nghị luận, cần chú ý những từ ngữ, câu văn, biện pháp nghệ thuật,... thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả.

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này 

- Khi đọc một văn bản nghị luận, các em cần chú ý:

+ Đọc nhan đề và suy đoán vấn đề xã hội được người viết đưa ra bàn luận. 

+ Đọc kĩ văn bản, nhận diện hệ thống luận điểm của bài viết.

+ Ở mỗi luận điểm, tìm hiểu lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận để hiểu rõ mục đích, quan điểm của người viết và nét đặc sắc của hình thức trình bày.

+ Liên hệ, kết nối để thấy ý nghĩa và tác động của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân.

- Đọc trước văn bản Bản sắc là hành trang, tìm hiểu thêm những bài viết về bản sắc dân tộc và yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Từ những hiểu biết và trải nghiệm cá nhân, em hãy suy nghĩ về ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nghị luận trên đã nêu lên.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Suy đoán vấn đề xã hội được người viết đưa ra bàn luận:

- Hệ thống luận điểm của bài viết:

- Lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận để hiểu rõ mục đích, quan điểm của người viết và nét đặc sắc của hình thức trình bày:

- Thấy ý nghĩa và tác động của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân.

- Những bài viết về bản sắc dân tộc và yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nghị luận trên đã nêu lên: Nhắc nhở, kêu gọi mỗi cá nhân có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, không để những cái mới, sự hiện đại, hội nhập làm mất đi vẻ đẹp vốn có của truyền thống, dân tộc.

19 tháng 6 2017

a, Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa

- Tác giả tập trung khắc họa hình tượng nhân vật Lê Lợi- lãnh tụ nghĩa quân: căm giặc nước, đau lòng, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, đăm đăm, dốc lòng, gắng chí

- Một loại những từ ngữ khắc họa phẩm chất, ý chí của lãnh tụ: căm thù giặc, có hoài bão, có ý chí tiêu diệt kẻ thù cứu nước

- Khó khăn buổi đầu:

    + Thiếu quân, thiếu lương thực, thiếu nhân tài

    + Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ

- Sử dụng chiến thuật quân sự:

    + Nhân dân bốn cõi một nhà

    + Tướng và quân sĩ đồng lòng

    + Đồng lòng, đoàn kết, vận dụng mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn

→ Hình tượng Lê Lợi, tác giả Nguyễn Trãi khắc họa được ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt khó của dân tộc

b, Giai đoạn phản công- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa

- Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động

- Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang

* Nghệ thuật:

- Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với hình tượng thiên nhiên lớn lao

- Hình ảnh quân thù:

- Kết cục bi thảm của những tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, tim đập chân run...

→ Hình ảnh quân thù được miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp những ảnh mang tính tượng trưng, phép đối lập

Qua đó nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang, bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

18 tháng 6 2018

a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo

- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian

    + Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)

- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.

    + Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.

    + Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.

- Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)

    + Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...

    + Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...

- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):

    + Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt

    + Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...

a) Ý nào dưới đây không phải đặc điểm của hình ảnh trong thơ Đường luật?A. Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng caoB. Hình ảnh thể hiện tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và con người.C. Hình ảnh mang tính cụ thể, sinh động, gắn với cuộc sống đời thường.D. Hình ảnh hàm súc, giàu sức gợi. b) Vần trong thơ Đường luật được gieo như thế nào?A. Vần chân, vần bằng, gieo ở...
Đọc tiếp

a) Ý nào dưới đây không phải đặc điểm của hình ảnh trong thơ Đường luật?

A. Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng cao

B. Hình ảnh thể hiện tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và con người.

C. Hình ảnh mang tính cụ thể, sinh động, gắn với cuộc sống đời thường.

D. Hình ảnh hàm súc, giàu sức gợi.

 

b) Vần trong thơ Đường luật được gieo như thế nào?

A. Vần chân, vần bằng, gieo ở các câu 1, 2, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 2, 4, 6, 8 (thơ bát cú).

B. Vần lưng, vần bằng, gieo ở các câu 1, 2, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 2, 4, 6, 8 (thơ bát cú).

C. Vần chân, vần bằng, gieo ở các câu 1, 3, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 3, 4, 6, 8 (thơ bát cú).

D. Vần chân, vần trắc, gieo ở các câu 1, 2, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 3, 4, 6, 8 (thơ bát cú).

 

c) Các phát biểu sau là đúng hay sai? (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào □ sau mỗi ý).

1) Trong bài thơ bát cú, đối thường ở hai câu thực và hai câu luận                                

2) Các chữ đối nhau phải cùng từ loại (cùng danh từ, động từ, …)                                

3) Thơ Nôm Đường luật là thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm do cha ông ta sáng tạo ra trên cơ sở của thơ Đường luật và thơ ca dân tộc.                                                                    

4) Thơ Nôm Đường luật phá bỏ hoàn toàn quy phạm của thơ Đường luật về niêm, luật, vần, đối, …                                                                                               

5) Thơ Nôm Đường luật có những thay đổi về nhịp điệu câu thơ so với thơ Đường luật. 

6) Thơ Nôm Đường luật sử dụng nhiều từ ngữ và hình ảnh đời sống mang bản sắc dân tộc.  

7) Chủ thể trữ tình là chủ thể phát ngôn trong bài thơ, có thể xuất hiện qua các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (số ít hoặc số nhiều như: "tôi", "anh", "em", "ta", "chúng ta"…) hoặc phát ngôn dưới hình thức ẩn chủ ngữ, không có ngôi                                                                 

8) Trong thơ trung đại, chủ thể trữ tình chỉ xuất hiện qua các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều.                          

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

a. Nêu những điểm nổi bật của chèo cổ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):

Văn bản

Xung đột chính trong cốt truyện

Đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật

Diễn biến tâm lí nhân vật

Đặc điểm tính cách nhân vật

1. Thị Mầu lên chùa

Thị Mầu >< Thị Kính

- Thị Mầu khát vọng tình yêu nồng nhiệt dành cho chú tiểu thị Kính >< Thị Kính: không thể đáp nhận tình cảm của Thị Mầu vì vừa là phận gái giả trai, vừa là người nương mình chốn tu hành

- Thị Mầu: táo tơn, nồng nhiệt, lẳng lơ

- Thị Kính: đoan chính, kín đáo

- Tâm kí của Thị Mầu: ngạc nhiên, mê đắm, liều lĩnh

- Tâm lí của Thị Kính: sợ sệt, bất an

- Thị Mầu: khao khát tình yêu đến lộ liễu, lẳng lơ

- Thị Kính: đoan chính, số phận éo le

2. Xã trưởng – Mẹ Đốp

Mẹ Đốp >< Xã Trưởng

Mẹ Đốp: hiện thân cho người dân bị xem là hèn kém nhưng ứng đáp hoạt bát, thông minh
>< Xã trưởng: hiện thân những kẻ cai trị ở làng xã hách dịch bày đặt những thứ lệ làng “xôi thịt” nhiêu khê

- Mẹ Đốp: lém lỉnh, hài hước, sắc sảo.

- Xã trưởng: ỡm ờ, vừa lọc lõi vừa ngớ ngẩn

- Mẹ Đốp: tự tin, làm chủ tình huống.

- Lí trưởng: ngờ vực, bị động trước tình huống.

- Mẹ Đốp: Người bình dân hoạt bát, thông minh,…

- Xã trưởng: cửa quyền, háo sắc,…

 

 

b. Nêu những điểm nổi bật của tuồng đồ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):

Văn bản

Mâu thuẫn, xung đột chính trong cốt truyện

Đặc điểm, tính cách của nhân vật

Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả

Cảm hứng chủ đạo

1. Huyện Trìa xử án

- Huyện Trìa trong vai trò quan tòa >< Huyện Trìa gã đàn ông háo sắc;

- Những kẻ đại diện cho huyện đường >< những người liên can đến vụ trộm

- Huyện Trìa: hiện thân cho nhiều thói xấu của quan lại, xử án bất minh, thiên vị bất chấp công lí

- Thị Hến: là tòng phạm, ỷ vào nhan sắc, ăn nói đong đưa,…

Thể hiện qua cách đặt tên nhân vật; xung đột giữa các nhân vật hiện thân cho cái thấp kém; hành động lời thoại của nhân vật

Phê phán thói xấu và lối xử kiện mờ ám của quan lại chốn huyện đường

2. Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến

Thói háo sắc của Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu >< Thị Hến và cạm bẫy do Thị bày ra

- Thầy Nghêu: kẻ đội lốt tu hành, háo sắc;

- Đê Hầu: vì háo sắc sẵn sàng phản thầy

- Huyện Trìa: háo sắc, sợ vợ

Thể hiện qua cách đặt tên nhân vật; xung đột giữa các nhân vật hiện thân cho cái thấp kém, hành động, lời đối thoại của nhân vật

Vạch trần thói háo sắc, dại gái, xấu xa, bỉ ổi của hạng quan lại, đề lại, kẻ đội lốt thầy tu – những kẻ mắc lỡm.

ĐỀ SỐ 1. CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LẦN 3 “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã....
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 1. CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LẦN 3

 

“Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”.

 

(Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)

 

Đọc văn bản trên và cho biết:

a.Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản (0,5 điểm)?

b.Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn bản? Phân tích hiệu quả nghệ

thuật của thủ pháp nghệ thuật đó. (1,0 điểm).

c.Đoạn văn bản trên đã thực hiện những nét đặc sắc nào của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân?

(0,5 điểm)

0
Cho đoạn văn sau:Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tán. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.

Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?

A. Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.

B. Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian

C. Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới!

D. Cả ba đáp án trên.

1
11 tháng 1 2017

Chọn đáp án: A