Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thông tin:
Theo khảo sát thì 11% mặt đất, tương đương với 23 triệu km2, được bao phủ bởi băng. 97% bề mặt và 99,75% khối lượng băng hiện nay nằm ở Nam Cực và Greenland. 7 triệu km2 bề mặt đại dương được bao bọc bởi băng,75% lượng nước ngọt trên thế giới được "lưu giữ" trong băng. Trong thời kỳ băng hà, băng bao phủ tới 38% mặt đất. Lượng băng ở Nam cực bao phủ một bề mặt rộng lớn hơn cả Châu Âu, độ dày trung bình của lượng băng này là 2.200 m, trong khi đó, ở một số nơi độ dày lên tới 5.000 m. Vào mùa xuân, khi nhiệt độ không khí tăng lên, những khối băng bắt đầu vỡ và các dòng nước tự do được hình thành. Khi nhiệt độ tăng cao hơn, dưới sức ép của sóng và gió, các khối băng này bắt đầu đứt gãy ở rìa các khối băng, tạo thành những khối băng trôi nổi mà chúng ta vẫn quen gọi với cái tên "tảng băng trôi". 90% tảng băng trôi nằm ở phía dưới mặt nước, do đó, những gì mà chúng ta nhìn thấy phía trên mặt nước chỉ là một phần rất nhỏ của tảng băng trôi mà thôi. Những tảng băng trôi xuất phát từ Bắc Cực thường không đều, trong khi đó, băng trôi ở Nam Cực lại khá lớn với bề mặt khá bằng phẳng, mặt cắt dựng đứng. Có núi băng rộng hàng chục km, dài khoảng 600 km, nhưng phần nhô lên khỏi mặt nước chỉ cao khoảng 60 đến 90 m.
Đây cũng là mối hiểm họa lớn của bà mẹ biển cả, điển hình như sự kiện con tàu Titanic nổi tiếng chìm vào ngày 14/4/1912 vì va phải tảng băng lớn hơn nó tới hàng ngàn lần. Nhiệt độ bên trong tảng băng trôi dao động từ -10 đến -5 độ C, tuy nhiên, nó cũng chịu tác động từ môi trường. Một tảng băng trôi nhỏ với chiều dài khoảng 30m, rộng 20m và cao 200m có thể cung cấp tới 180 triệu lít nước - đủ để cung cấp nước cho một thành phố công nghiệp trong 1 ngày.
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính,… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực). Biến đổi khí hậu trên trái đất khiến băng tan nhanh chóng và mực nước biển dâng cao. Việc này vô cùng nghiêm trọng. Thậm chí có thể khiến nhiều thành phố ven biển biến mất. Trong đó có cả những thành phố thuộc Việt Nam.
- Khu vực Đông Nam Á có nhiều quốc gia láng giềng của Việt Nam.
Châu Âu có khí hậu ôn hoà, mùa thu lá vàng, mùa đông lạnh có tuyết rơi. Nhiều đỉnh núi cao như An-pơ, nhiều đồng bằng rộng.
Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực:
– Địa hình:
+ Được coi là một cao nguyên băng khổng lồ, 98% bề mặt bị phủ bởi lớp bằng dày trung bình trên 1 720 m => độ cao trung bình lên tới hơn 2 040 m.
+ Bề mặt khá bằng phẳng.
+ Khí hậu: lạnh và khô nhất thế giới.
+ Nhiệt độ không bao giờ vượt quá 0°C.
+ Lượng mưa, tuyết rơi rất thấp, ở vùng ven biển chỉ dưới 200 mm/năm, vào sâu trong lục địa, lượng mưa, tuyết rơi còn thấp hơn nhiều.
+ Là khu vực có gió bão nhiều nhất thế giới.
– Sinh vật: do khí hậu khắc nhiệt nên sinh vật sức nghèo nàn.
+ Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực là một hoang mạc lạnh, hoàn toàn không có thực vật và động vật sinh sống, chỉ có một vài loài tiêu biểu như rêu và địa y.
+ Giới động vật ở vùng biển phong phú hơn trên lục địa do khí hậu ấm áp hơn và nguồn thức ăn cũng phong phú hơn. Động vật biển nổi bật là cá voi xanh.
Đặc điểm địa hình châu Nam Cực:
+ Bề mặt khá bằng phẳng
+ Là một cao nguyên băng khổng lồ, với 98% bề mặt bị phủ bởi lớp bằng dày trung bình trên 1 720 m có độ cao trung bình lên tới hơn 2 040 m.
+ Khí hậu: lạnh và khô nhất thế giới, nhiệt độ không bao giờ vượt quá 0°C.
+ Lượng mưa, tuyết rơi rất thấp, ở vùng ven biển chỉ dưới 200 mm/năm, vào sâu bên trong, lượng mưa và tuyết rơi còn thấp hơn nhiều.
+ Là khu vực có gió và bão nhiều nhất thế giới.
– Đặc điểm giới sinh vật ở châu Nam Cực:
+Khí hậu khắc nhiệt nên sinh vật nghèo nàn.
+ Giới động vật vùng biển phong phú hơn do khí hậu ấm áp hơn và nguồn thức ăn cũng rất phong phú. Động vật biển nổi bật là cá voi xanh.
+ Gần như toàn bộ lục địa là một hoang mạc lạnh, đều không có thực vật và động vật sinh sống, chỉ có một vài loài tiêu biểu như rêu và địa y.
Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực:
- Địa hình: độ cao trung bình lớn nhất trên Trái Đất. Đại bộ phận lãnh thổ bị băng bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.
- Khoáng sản: giàu có (than, sắt, dầu mỏ).
- Khí hậu: lạnh nhất, nhiều gió bậc nhất và khô nhất trên Trái Đất.
- Thực vật rất nghèo nàn. Ven lục địa, trên các đảo và vùng biển xung quanh có nhiều loài động vật chịu được lạnh như chim cánh cụt, hải cẩu, chim biển, cá voi,…
- Đặc điểm nổi bật của địa hình bề mặt châu Nam Cực: Địa hình châu lục giống một cao nguyên băng khổng lồ cao ở trung tâm, thấp dần ra ngoài rìa lục địa. Ngoài ra còn có các băng thềm lục địa.
Đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Á:
- Địa hình: 3 khu vực chính (Đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia và miền núi Đông và Nam Xi-bia).
- Khí hậu: ôn đới lục địa.
- Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn (Lê-na, I-ê-nít-xây, Ô-bi,...) chảy từ nam lên bắc, đóng băng mùa mùa đông, lũ trùng vào mùa xuân.
- Các đới thiên nhiên chính: cực và cận cực, ôn đới.
Đặc điểm tự nhiên khu vực Trung Á:
- Địa hình: có các hệ thống núi bao bọc xung quanh.
- Khí hậu: mang tính chất ôn đới lục địa gay gắt.
- Sông ngòi: có 1 số con sống lớn (sông Xưa Đa-ri-a, sông A-mu Đa-ri-a).
- Các đới thiên nhiên chính: ôn đới và cận nhiệt.
Đọc thông tin và quan sát hình 22.1 và quả Địa Cầu, hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực.
Đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực:
- Châu Nam Cực bao gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
- Nằm chủ yếu trong vòng cực Nam (66⸰33’N), được bao bọc bởi Nam Đại Dương.
Tham khảo:
Vị trí địa lí: nằm chủ yếu trong vòng cực Nam (66°33’) được bao bọc bởi Nam Đại Dương, có diện tích 14,1 triệu km2, là châu lục rộng thứ tư thế giới
Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu:
- Nhiệt độ trung bình cuối thế kỉ XXI tăng 1,10C – 2,60C (dao động 2,60C- 4,80C) so với trung bình thời kỳ 1986 – 2005. Mực nước biển toàn cầu tăng, lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan tăng. Nhiệt độ trái đất tăng, băng ở Nam Cực tan chảy, vỡ ra tạo ra các núi băng trôi gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại. Môi trường sống của chim cánh cụt bị thu hẹp, làm giảm số lượng. Băng tan làm giảm độ mặn của nước biển, ảnh hưởng môi trường sống của sinh vật biển. Các loài tảo, rêu phát triển làm thay đổi cảnh quan môi trường. Thực vật hấp thụ ánh nắng làm nhiệt độ tăng lên khiến băng tan nhanh hơn.
Sinh vật sống ở châu Nam Cực
tham khảo đâu nhỉ?