Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Từ ngữ hình ảnh có chứa biện pháp nghệ thuật tương phản là: Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ.
-Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh hình ảnh “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”.Đã cho ta thấy được nỗi vất vả của mẹ khi chỉ có cái lưng nhỏ mà phải gánh biết bao nhiêu trọng trách, biết bao nhêu những nỗi khó khăn,…Qua đó cho ta biết rằng mẹ là người phụ nữ vĩ đại và khuyên chúng ta hãy hiếu thảo, yêu thương mẹ….
Làm
Quê hương em có con sông hiền hòa , thơ mộng chảy qua . Dòng sông giang rộng cánh tay ôm lấy quê hương như người mẹ hiền ôm người con của mình . Vào buổi sáng , con sông trông xanh xanh màu của bầu trời . Thỉnh thoảng trên mặt nước lại hiện lên những chú chim đang bay . Buổi chiều , khi hoàng hôn buông xuống con sông lại có màu đỏ vàng . Trông thật thơ mộng làm sao ! Vào những buổi tối , khí trời mùa hu mát mẻ . Cây đưa lá cờ tung bay , đứng bên bờ sông ta có thể nhìn được những ánh đèn sáng lấp ló trong những mái nhà .Còn với tôi , dòng sông đã gắn liền với bao nhiêu kỉ niệm đẹp . Và cho dù mai sau có đi đâu thì tôi cũng luôn nhớ về dòng sông thơ mộng này .
HỌC TỐT !
Ai sinh ra trên đời cũng đều có quê hương của mình, quê hương gắn bó với tôi suốt 1 thời thơ ấu. Lớn lên phải học nhiều, tôi không còn được rong chơi khắp làng, được chạy nhảy tung tăng trên những ngả đường đất nâu như trước nữa. Tôi chỉ tìm thấy những ký ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi. Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hoà mình vào gió, được đứng giữa cánh đồng lúa xanh rì mà đuổi bắt những chị chuồn chuồn. Đến mùa lúa chín, tôi đã từng được thưởng thức hương cốm thơm ngây ngất, được nếm vị ngon ngọt của thức quà quê. Những xúc cảm ấy vẫn luôn trong tôi như một điều gì đó quan trọng mà không gì xoá mờ được. Giờ đây, tuy thân thể tôi xa cách quê hương nhưng tâm hồn của tôi vẫn hướng về nó, vẫn luôn bên nó như chưa từng có sự chia ly. Tôi yêu quê hương của tôi nhiều lắm!
Tác giả đã sd bpnt nhân hóa ở khổ thơ trên :
-Những hình ảnh nhân hoá: Cửa sông dù giáp mặt cùng biển rộng nhưng chẳng dứt được cội nguồn; lá xanh trôi xuống đến cửa sông bỗng nhớ một vùng núi non.
Tác giả muốn nhắn nhủ với ta: Qua những hình ảnh trên, tác giả muốn ca ngợi tình cảm (tấm lòng) luôn gắn bó, thuỷ chung, không quên cội nguồn (nơi đã sinh ra) của mỗi con người.
Bài làm ( đoạn văn )
Mỗi con người đều có một quê hương - nơi cha mẹ sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn lên người.Ai ai cũng đều có một cách khác nhau để thể hiện tình cảm của mình với nơi chôn rau cắt rốn ấy .Nhà thơ Quang Huy cũng vậy; ông đã viết nên 1 bài thơ ''Qua sông'' để chứng tỏ điều đó .Bằng phép nhân hóa cùng với sự tài tình của tác giả Quang Huy ; tác giả đã khắc họa nên một tình cảm cao quý . Thật vậy , tình cảm cao đẹp đó chính là tình gắn bó ; thủy chung ; luôn nhớ về quê hương ; cội nguồn.Tác giả viết ra bài thơ trên nhằm ngợi ca tình cảm yêu quê hương , đất nước của mỗi con người . Dù đi đâu xa cũng chẳng bao giờ quên được quê hương , cội nguồn của mình . Tóm lại ; tác giả muốn nhắn nhủ đến chúng ta rằng : chúng ta không được quên đi quê hương -nơi chôn rau cắt rốn của mình và dù có đi đâu xa , hãy luôn hướng về quê hương yêu dấu của chính mình .
Tác dụng của dấu gạch ngang
a, Dấu gạch ngang số 1 , 2 , 3 có tác dụng đánh dấu lời nói của nhân vật
Dấu gạch ngang số 4 , 5 đánh dấu bộ phận chú thích trong câu
b, Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu
Chúc bn hok tốt
Tác dụng của dấu gạch ngang
a, Dấu gạch ngang số 1 , 2 , 3 có tác dụng đánh dấu lời nói của nhân vật
Dấu gạch ngang số 4 , 5 đánh dấu bộ phận chú thích trong câu
b, Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu
Chúc bn hok tốt
Qua bài thơ trên, em thấy tác giả đã khắc hoạ hình ảnh một người mẹ thật cần cù, thật vất vả để kiếm tiền nuôi người con của mình khôn lớn. Mẹ phải phơi lưng của mình để đi cấy cả ngày dưới bầu trời nắng như lửa. Khi người con thấu hiểu được nỗi vất vả của mẹ, thì người con lại thầm ước mình có thể hoá thành đám mây để suốt ngày che mát cho mẹ. Ôi quả thật là có một bóng mây xuất hiện từ đâu ra giữa một bầu trời nắng nóng vô cùng và có giá trị rất lớn với một người mẹ khi đang phải phơi nắng để làm việc ngoài đồng,ruộng. Điều ước nhỏ nhoi đã trở thành thực tế thật là ý nghĩa, thật là cảm động làm sao. Chao ôi nó có thể thể hiện được một tình yêu thương vừa sâu sắc , vừa cụ thể, vừa thiết thực của người con đối với mẹ.
Em được sống trong một gia đình đầy ắp tình thương và sự hòa thuận. Cả nhà, người được kính yêu nhất là bà. Với em, bà là cơn mưa mùa hạ tưới mát cho tuổi thơ của em. Đoạn 1
Bà đã ngoài bảy mươi tuổi, như cổ nhân thường nói, đây là tuổi “xưa nay hiếm”. Bà đã già nhưng vẫn nhanh nhẹn và dai sức lắm. Bà trông như cây mai gầy guộc, mảnh mai nhưng rắn rỏi, vững vàng. Trong dáng vóc tầm thước, trông bà thật dễ gần với trang phục gọn gàng, giản dị để tiện chăm lo việc nhà. Khuôn mặt thanh tú của bà toát lên vẻ hiền từ, ấm áp. Sống mũi cao, khóe miệng tươi tắn, hẳn thời trẻ bà tôi rất đẹp. Thỉnh thoảng, khi sán lại mà vuốt ve khuôn mặt bà, tôi ngỡ ngàng thấy những nếp nhăn trên làn da chấm đồi mồi đã mất đi màu tươi sáng. Đó là dấu tích của thời gian, của bao tháng ngày lo âu, vất vả. Mái tóc bà đã sớm bạc trắng, đôi mắt thì nheo nheo nhưng ánh mắt vẫn sáng và nhân từ. Đôi tay của bà gầy guộc, các đường gân và mạch máu nổi rõ lên, nhưng vẫn nhanh nhẹn lo toan được đủ việc trong gia đình. Mẹ vẫn thường nói với em, cả đời bà vất vả quá, khi trẻ lo toan việc nhà để chồng yên tâm đi chiến đấu, nay lại chăm sóc gia đình để các con phấn đấu vươn lên, rồi bà lại chăm chút các cháu để chúng trưởng thành. Vậy là bao nhiêu gánh nặng gia đình một mình bà gánh vác hết. Ở trong nhà, bà luôn là trung tâm hòa giải mọi chuyện, bà thường nói: “Chuyện trong nhà, cứ lớn thì coi là nhỏ, mà nhỏ thì coi như là không có thì mọi thứ sẽ êm đẹp cả thôi!”. Tôi vừa yêu quý bà lại vừa thương bà. Nhiều lúc tôi chỉ muốn ngã vào lòng bà và nói: “Bà ơi, cháu yêu bà lắm!” Đoạn 2
Bà tôi nhiều tuổi nhưng rất chăm tập thể dục buổi sáng. Bà cứ chê lũ trẻ chúng tôi học nhiều mà lại ham ngủ, ít tập tành. Việc nhà nhiều vậy mà bà tôi vẫn tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Bà tham gia Hội phụ nữ phường, Hội hòa giải, Hội từ thiện,… Ai ai cũng quý mến bà, có việc gì mọi người thường tới hỏi và nghe bà phân tích. Bà tôi không khéo nói, nhưng bà nói lại hợp tình hợp lí nên dễ thuyết phục mọi người. Vừa rồi, nhà bác hàng xóm sơ ý bị cháy, bà kêu gọi mọi người giúp đỡ để vượt qua khó khăn buổi đầu. Tôi thật sự tự hào về bà mình. Đoạn 3
Bà sống giản dị và khiêm nhường. Những bữa cơm của gia đình em dưới tay bà thật ấm cúng. Bà khéo chiều lòng được cả nhà với những món ăn bình dân nhưng ngon lành, sạch sẽ. Nhà có máy giặt nhưng bà vẫn động viên mọi người vò tay rồi hãy cho vào máy. Bà bảo như thế sạch hơn. Mẹ tôi kể rằng một tay bà đã giặt giũ suốt thời gian ở cữ anh em tôi. Và cũng chính bà đã tắm cho chúng tôi từ khi hai đứa còn đỏ hỏn. Khi bố mẹ tôi bận, bà chẳng bao giờ từ chối trông nom chúng tôi để bố mẹ đi công việc. Ở với bà, tôi tha hồ được vui chơi, được ăn những món ngon tuyệt mà bà nấu cho tôi bằng tất cả tình yêu. Đoạn 4
Kỉ niệm sâu sắc nhất là lần em bị sốt dịch. Trong trạng thái nóng sốt li bì, em phải đi viện một tuần. Bà luôn ở bên em, mồi lần bừng tỉnh em thấy đôi mắt lo âu của bà, những cử chỉ âu yếm, nhẹ nhàng, những lời động viên, an ủi của bà hình như có sức mạnh hơn thuốc. Em bình phục dần, và lúc đó mới thấy có vài ngày mà đôi má bà hõm sâu, mái tóc bà bạc thêm nhiều. Lòng xúc động sâu sắc, em nắm chặt tay bà nghẹn ngào không nói nên lời. Đoạn 5
Em có nhiều “mẹ” quá, mẹ ở nhà này, ở trường này và bà luôn bên cạnh em. Em tự nhủ lòng mình phải cố gắng sao cho khỏi phụ lòng những “người mẹ” của mình, phải học giỏi và ngoan để vui lòng họ. Em vô cùng yêu quý và biết ơn bà. Bà sẽ mãi mãi là người em kính yêu nhất. Em mong bà mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu. Bà ơi, bà bình thường thôi mà sao thật là vĩ đại! Đoạn 6
Tổng cộng là 6 đoạn
HT
theo tôi:
Người mẹ vất vả vừa cõng con, ru con ngủ. Vừa làm việc để nuôi bộ đội
mẹ tuy vất vả nhưng vẫn cố gắng làm việc tốt cho mọi người.
Cậu ơi đây đây là ngữ văn 6 mà. Bn nên để đúng lớp nhé
Đây bạn nhé !
- Bài thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa qua các hình ảnh : Tác giả đã xưng hô, trò chuyện thân mật với trầu là " mày , tao " và miêu tả hành động cho trầu " ngủ "
- Phép nhân hóa trên có tác dụng :
+ Làm cho hình ảnh lá trầu trở nên sinh động , gần gũi hơn với con người qua những vốn từ vốn được chỉ con người như hành động hay tên gọi hoặc tạo cảm giác thân mật cho hình ảnh lá trầu
+ Gợi tả sự gần gũi hòa hợp với thiên nhiên và tình yêu trầu tha thiết của tác giả . Qua đó cũng thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên và thân thiết của cậu bé với trầu giống như những người bạn đang nói chuyện với nhau
+ Dùng trầu để làm phương tiện , làm cớ để con người giãy bày tâm sự . Bài thơ cũng đánh thức trầu , đã khắc họa cảnh em bé trò chuyện với trầu và mong cho bà và mẹ của mình cũng như trầu sống mãi