CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN KHTN - PHẦN HÓA HỌC
Câu 1: Trình bày các lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên. Phân biệt vật sống và vật không sống. (Trang 7-8/SGK)
Câu 2: Nhận biết một số kí hiệu cảnh báo và một số quy định an toàn trong phòng thực hành. (Trang 11-12/SGK)
Câu 3: a. Vai trò của không khí.
b. Nêu một số hiện tượng xảy ra sự ngưng tụ và sự nóng chảy, sự bay hơi….
Câu 4: Hãy nêu cách xử lí các đồ dùng bỏ đi trong gia đình sau đây: (Trang 45)
a) Chai nhựa, chai thuỷ tinh, túi nilon b) Quần áo cũ c. Đồ điện cũ hỏng.
d) Pin điện hỏng e) Đồ gỗ đã qua sử dụng
b. Rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày thành phân bón cho cây trồng.
(Trang 45)
Câu 5: a. Phân biệt tính chất vật lý và tính chất hóa học. (Trang 29)
b. Hãy đưa ra một số ví dụ cho thấy: (Ví dụ bài 10.6/SBT)
+ Chất rắn không chảy được. + Chất lỏng khó bị nén. + Chất khí dễ bị nén.
Câu 6: Kể tên một số vật liệu làm đồ dùng trong gia đình như nấu ăn, dây điện, quạt tủ lạnh. Tính chất của các vật liệu đó. (Trang 43-44 và Ví dụ 12.7; 12.8/SBT)
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ CÂU HỎI
Câu 4: 1. Hãy nêu cách xử lí các đồ dùng bỏ đi trong gia đình sau đây:
Đồ dùng bỏ đi Cách xử lí
a) Chai nhựa, chai thuỷ tinh, túi nilon: Làm sạch và dùng lại nhiều lần.
b) Quần áo cũ: Đem tặng cho các bạn HS vùng khó khăn, cắt may lại thành quần áo mới, vật dụng mới (khăn trải bàn, vỏ gối, tạp dề,...), làm đồ chơi như búp bê vải.
c) Đồ điện cũ hỏng: Liên lạc nhà sản xuất xem họ có thể nhận đồ cũ và tái chế không (máy sấy tóc, tủ lạnh, máy giặt,..). Mang đến các trung tâm thu gom đồ điện, điện tử để xử lí.
d) Pin điện hỏng: Tuyệt đối không vứt vào thùng rác vì pin điện chứa nhiều chất độc hại, chúng sẽ ngấm vào đất làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Cần mang đến các trung tâm thu gom pin để xử lí.
e) Đồ gỗ đã qua sử dụng: Đem tặng đồ cũ cho người nghèo, lấy gỗ để đóng thành các đồ mới đơn giản, làm củi (nếu gỗ đã cũ, mục).
g) Giấy vụn: Làm giấy gói, đóng góp kế hoạch nhỏ cho nhà trường, bán cho hàng đồng nát để tái chế.
2: Hãy nêu cách xử lí rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hàng ngày thành phân bón cho cây trồng.
TL: Phân loại rác dễ phân huỷ từ thức ăn, thu gom lại rồi ủ trong thùng kín hoặc rắc men vi sinh, khoảng một tháng chất thải này phân hủy thành phân bón cho cây trồng.
Câu 5: b) Hãy đưa ra một số ví dụ cho thấy:
a. Chất rắn không chảy được
b. Chất lỏng khó bị nén
c. Chất khí dễ bị nén
Một số ví dụ
a) Để một vật rắn trên bàn: Vật rắn đó không chảy tràn trên bề mặt bàn và không tự di chuyển.
b) Khi đổ đầy chất lỏng vào bình: Rất khó để nén chất lỏng.
c) Bơm không khí làm căng săm xe máy, xe đạp, sau đó dùng tay ta vẫn nén được săm của xe.
a) - Tính chất vật lí: Không có sự tạo thành chất mới, bao gồm:
+ Thể (rắn, lỏng, khí).
+ Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng.
+ Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác.
+ Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của một chất.
+ Tính dẫn nhiệt, dẫn điện.
- Tính chất hoá học:
+ Sự biến đổi của một chất tạo ra chất mới, như:
• Chất bị phân huỷ.
• Chất bị đốt cháy.
Câu 3. a. Vai trò của không khí đối với sự sống:
- Không khí giúp điều hoà khí hậu; bảo vệ Trái Đất.
- Nitrogen - nguồn cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng
- Oxygen cần cho sự hô hấp, sự cháy.
- Carbon đioxide là nguyên liệu cho quá trình quang hợp của cây.
- Hơi nước: hình thành các hiện tượng tự nhiên (như mây, mưa,...).
Giúp mình với nhanh nha
Ai giúp với;))))