Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án D
Ngày 15-8-1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Điều kiện khách quan thuận lợi cho các dân tộc ở Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền đã đến. Trong điều kiện thuận lợi chung đó các nước Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh và giành thắng lợi ở các mức độ khác nhau:
- 3 nước là Indonexia, Việt Nam, Lào giành được độc lập, tuyên bố thành lập nhà nước mới do cả 3 nước đã có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối- phương pháp, lực lượng để chớp lấy cơ hội ngàn năm có một. Ví dụ như Việt Nam, từ năm 1939 – 1945 Đảng và nhân dân Việt Nam đã có sự chuẩn bị chu đáo về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ đại cách mạng và thông qua các cuộc tập dượt ở các phong trào: 1930 – 1931, 1936 – 1939 và cao trào kháng Nhật cứu nướC.
- Trong khi nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á chỉ giải phóng được một phần lãnh thổ do có xu hướng thân Đồng minh, dựa vào Đồng minh để lật đổ Nhật Bản như Mã Lai, Philippin…nên quân Đồng minh đã sớm kéo vào các nước này, thời cơ để giành độc lập đã qua đi.
Đáp án B
Kế hoạch Macsan là kế hoạch Mĩ giúp Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thực chất là để lôi kéo các nước này vào phe chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa kháC. Chính sách đối ngoại của Tây Âu giai đoạn đầu là liên minh chặt chẽ với Mĩ, tham gia khối quân sự NATO. Kinh tế các nước Tây Âu là kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Trong khi các nước Đông Âu lại theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, cùng phía với Liên Xô, kinh tế của các nước Đông Âu là nên kinh tế Xã hội chủ nghĩa.
=> Như vậy, với kế hoạch Macsan đã tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
Một trong những điều kiện thúc đẩy sự hình thành xu thế liên kết khu vực ở Tây Âu từ những năm 50 của thế kỉ XX là
A. nhu cầu hợp tác giữa các nước để tăng khả năng cạnh tranh về kinh tế.
|
B. tác động của xu thế hòa hoãn Đông-Tây đang lan rộng ở châu Âu.
|
C. tác động của xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.
|
D. nhu cầu hợp tác giữa các nước để thành lập một liên minh quân sự.
|
B. tác động của xu thế hòa hoãn Đông-Tây đang lan rộng ở châu Âu.
Đông Âu | Tây Âu | |
Về chính trị | Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cụ thể là trong những năm 1945-1947, các nước Đông Âu tiến hành nhiều cải cách quan trọng như: - Xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân (nhà nước của dân, do dân và vì dân). - Tiến hành cải cách ruộng đất để mang lại quyền lợi cho nhân dân (mang lại lợi ích nhân dân). - Ban hành các quyền tự do dân chủ, hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn. |
Mỹ tăng cường sự ảnh hưởng và khống chế về mặt chính trị đối với các nước Tây Âu thông qua “Kế hoạch phục hưng Châu Âu”. |
Về Kinh tế | - Nhiều hiệp ước về kinh tế được ký kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu. - Năm 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập. |
Mỹ đề ra “Kế hoạch phục hưng châu Âu” nhằm viện trợ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế. |
Đáp án D
Theo quyết định của Hội nghị Ianta thì ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Tuy nhiên, sau khi quân đội phát xít được giải giáp, cả thế giới lại rơi vào cuộc chiến tranh lạnh do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi bên. Vì thế trong năm 1948, đã có hai nhà nước khác nhau hình thành ở hai miền Triều Tiên theo hai chế độ chính trị khác nhau. Cho đến nay, Triều Tiên vẫn chưa thống nhất.
=> Chiến tranh lạnh đã để lại một trong những hậu quả nặng nề là tình trạng chia cắt ở bán đảo Triều Tiên cho đến nay