K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2022

tự do là mình muốn làm gì mình làm , mình không bị ai ngăn cấm điều gì , không bị hạn chế bất cứ điều gì.

Giải thích thành ngữ:coi trời bằng vung ở đây có nghĩa là một ai đó có thể tự do làm việc gì đó mà liều lĩnh, bạt mạng, không nghĩ gì đến hậu quả , không biết trời cao lớn như thế nào.

TÌM CHỦ NGỮ LÀ CỤM DANH TỪ , VỊ NGỮ LÀ CỤM ĐỘNG TỪ HOẶC CỤM TÍNH TỪ TRONG ĐOẠN VĂN SAU : Ông Hai, người đã yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình yêu đặc biệt. Đấy là nơi chôn rau cắt rốn của ông. Do vậy, ông yêu làng này bằng một tình yêu vốn có từ lâu, sâu sắc và bền vững như tình yêu của một nông dân gắn bó với quê hương, nói cụ thể hơn là gắn bó với cảnh vật và con người của mảnh...
Đọc tiếp

TÌM CHỦ NGỮ LÀ CỤM DANH TỪ , VỊ NGỮ LÀ CỤM ĐỘNG TỪ HOẶC CỤM TÍNH TỪ TRONG ĐOẠN VĂN SAU :
Ông Hai, người đã yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình yêu đặc biệt. Đấy là nơi chôn rau cắt rốn của ông. Do vậy, ông yêu làng này bằng một tình yêu vốn có từ lâu, sâu sắc và bền vững như tình yêu của một nông dân gắn bó với quê hương, nói cụ thể hơn là gắn bó với cảnh vật và con người của mảnh đất quê hương ấy. Lúc cuộc kháng chiến của cả dân tộc bùng lên, lòng yêu mến làng quê của ông Hai đã có những chuyển biến rõ rệt. Những ngày đầu kháng chiến, ông luôn luôn tự hào về việc làng Dầu của mình đã tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Ngay bản thân ông cũng đã nhiệt tình cùng với mọi người đi đào đường, đắp ụ để cản giặc và ông tha thiết muốn ở lại làng để trực tiếp chiến đấu. Nhưng sau đó ông Hai phải theo vợ con tản cư đến một làng khác. Nỗi nhớ làng không nguôi, ở nơi tản cư, ông vẫn luôn để ý tới tin tức kháng chiến. Nhưng mà không có gì đau đớn, tủi nhục hơn khi ông nghe được tin làng theo giặc từ những người tản cư từ dưới xuôi lên. Câu nói: Cả làng chúng nó (làng Dầu) việt gian theo Tây cứ quẩn quanh khiến sự đau đớn và nhục nhã và lo sợ của ông lên tới cao độ. Từ đau đớn nhục nhã, đấu tranh giữa cái tình yêu làng và tình yêu đất nước như thế, ông Hai lại biết bao vui sướng khi nhận được tin làng ông bị giặc phá, nhà ông bị giặc đốt. Nghĩa là làng Dầu của ông không hề theo giặc. Vâng, từ một người yêu cái làng của mình say đắm, ông Hai đã gắn tình yêu ấy với tình yêu đất nước, chính vì thế mà làng Dầu của ông có như thế nào đi nữa, ông vẫn một lòng, một dạ ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ.

1
30 tháng 7 2023

i

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Bài

Kiến thức tiếng Việt

Bầu trời

tuổi thơ

Mở rộng trạng ngữ trong câu bằng cụm từ:

Trạng ngữ trong câu có thể là từ hoặc cụm từ, nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp

thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian,...

Ví dụ:

- Buổi sáng, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật

mát lành.

- Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.

Từ mùa xuân mở rộng cho từ buổi sáng, làm rõ hơn thời gian của sự việc được nêu trong câu.

Từ láy

Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đúng sau.

Ví dụ:

- Trời mưa xối xả. => Từ láy bộ phần.

- Sấm chớp ầm ầm. => Từ láy hoàn toàn.

Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường,

gọi là cụm C – V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng.

Ví dụ:

Lá rơi cũng có thể khiến người ta giật mình. => Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người

ta giật mình.

=> Câu trên được mở rộng thành phần chủ ngữ giúp cho câu văn sinh động và đầy đủ hơn.

Khúc nhạc tâm hồn

Nói giảm nói tránh

Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây

cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Ví dụ

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

(Bác ơi! – Tố Hữu)

- Để tránh cảm giác đau buồn, nặng nề, tác giả dùng từ “đi” cho ý thơ thêm tế nhị để nói về việc Bác Hồ kính yêu đã không còn nữa.

Nghĩa của từ ngữ

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

Ví dụ:

- Trường học là một cơ quan được lập ra nhằm giáo dục cho học sinh dưới sự giám sát của giáo

viên.

Nhân hóa

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị

những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Ví dụ

- Ông Mặt Trời vừa thức giấc, chim muông đã hót líu lo trên những cánh đồng vàng.

- Chị Gió ơi chị Gió ơi! Cho em đi làm mưa với!

Điệp từ

Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một

cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.

Ví dụ

Điệp ngữ cách quãng:

“… Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Liệt kê

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

Ví dụ

Bầu khí quyển ngày càng nghiêm trọng: các hợp chất của các-bon làm ô nhiễm, tầng ô-zôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí quyển xuống mặt đất…

Cội nguồn yêu thương

Số từ

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường

đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.

Ví dụ

- Con lợn ấy nặng cả trăm cân chứ không ít.

- Học giỏi nhất lớp tôi là bạn lớp phó học tập.

- Bóng của hai người bạn in trên con đường dài.

Phó từ

Phó từ là những từ chuyên đi kèm các động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

Ví dụ

- Chiếc xe bố vừa mua cho tôi rất đẹp và phong cách.

- Tôi vô cùng ngưỡng mộ bạn lớp trưởng lớp tôi.

Giai điệu đất nước

Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh

Tùy vào từng ngữ cảnh được nhắc tới mà các từ ngữ có thể mang nhiều nghĩa khác nhau.

Ví dụ

- Từ “thơm” trong từ “thơm ngon” mang nghĩa là mùi hương hấp dẫn.

- Từ “thơm” trong từ “người thơm” mang nghĩa là con người có phẩm chất đẹp đẽ.

So sánh

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng

sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ

+ Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

+ Cô giáo em hiền như cô tiên.

Màu sắc trăm miền

Dấu gạch ngang

Dấu gạch ngang (–) là một dấu câu có hình dạng tương tự dấu gạch nối và dấu trừ nhưng khác

với các ký hiệu này về chiều dài và trong một số phông chữ, chiều cao trên đường cơ sở.

Ví dụ

- VD 1: Đánh dấu bộ phận chú thích

Lan – lớp trưởng lớp tôi đã đạt giải nhất trong kì thi này.

- VD 2: Đánh dấu lời nói trực tiếp

Bố thường bảo với tôi rằng:

- Con muốn trở thành một người có ích thì trước tiên con phải là một cậu bé ngoan, biết yêu

thương mọi người.

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

Ví dụ

- U (mẹ), mô (đâu), tía (cha).

So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ. a1. Đan- kô đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn khoảng đất tự do và bật lên tiếng cười tự hào. a2. Chàng Đan- kô can trường và kiêu hãnh đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt sung sướng nhìn khoảng đất tự do và bật lên tiếng cười tự hào. (Mác- xim...
Đọc tiếp

So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ. 

a1. Đan- kô đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn khoảng đất tự do và bật lên tiếng cười tự hào. 

a2. Chàng Đan- kô can trường và kiêu hãnh đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt sung sướng nhìn khoảng đất tự do và bật lên tiếng cười tự hào. 

(Mác- xim Go- rơ- ki, Trái tim Đan- kô) 

b1. Đến cửa sổ, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà. 

b2. . Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà. 

(Xuân Quỳnh, Cô gió mất tên) 

c1. Họ dừng lại và giữa tiếng gầm gào, trong bóng tối, những con người ấy bắt đầu kết tội Đan- kô. 

c2. Họ dừng lại và giữa tiếng gầm gào đắc thắng của rừng rú, trong bóng tối run rẩy, những con người mệt mỏi và dữ tợn ấy bắt đầu kết tội Đan- kô. 

(Mác- xim Go- rơ- ki, Trái tim Đan- kô) 

d1. Họ đang nhìn xuống một thung lũng . 

d2. Họ đang nhìn xuống một thung lũng rất đẹp với những đồng cỏ xanh rờn hai bên. 

(Rô- a Đan, Xưởng Sô- cô- la) 

đ1. Chợt cô nghĩ đến cú ong lạc đường

đ2. Chợt cô nghĩ đến cú ong lạc đường mà cô đã bỏ quên ở ngoài cửa, khi cô vào trong nhà

(Xuân Quỳnh, Cô gió mất tên) 

1
8 tháng 1

- a1 và a2: Trong câu a2, mở rộng chủ ngữ bằng cụm từ (Chàng Đan-kô can trường và kiêu hãnh). So với câu a1, có tác dụng bổ sung đặc điểm cho Đan-kô.

- b1 và b2: Trong câu b2, mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ (Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào). So với câu b1, có tác dụng làm rõ cụ thể địa điểm.

- c1 và c2: Trong câu c2, mở rộng vị ngữ bằng cụm từ (giữa tiếng gầm gào đắc thắng của rừng rú), mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ (trong bóng tối run rẩy) và mở rộng chủ ngữ bằng cụm từ (những con người mệt mỏi và dữ tợn ấy). So với câu c1, có tác dụng làm rõ các hình ảnh sự việc có trong câu.

- d1 và d2: Trong câu d2, mở rộng vị ngữ bằng cụm từ (một thung lũng rất đẹp với những đồng cỏ xanh rờn hai bên). So với câu câu d1, có tác dụng miêu tả rõ nét về cảnh vật).

- đ1 và đ2: Trong câu đ2, mở rộng vị ngữ bằng cụm từ (chú ong lạc đường mà cô đã bỏ quên ở ngoài cửa, khi cô vào trong nhà). So với câu đ1, có tác dụng bổ sung thông tin về chú ong).

tìm những câu văn có các thành phần được mở rộng bằng cụm từ cho biết thành phần nào mở rộng bằng cụm từ gì?a) những đôi cánh mỏng manh run rẩy và đầy tự tin bầy chim đã hạ cánh xuống bên 1 lùm dứa dại bờ sôngb) Trong kho tàng của những nhà nuôi ong trên thế giới ghi chép trong các sách vở mà tôi được nghe thầy giáo tôi kể, không thấy có nơi nào nói đến việc lấy mật bằng cách gác kèo như má nuôi tôi đã...
Đọc tiếp
tìm những câu văn có các thành phần được mở rộng bằng cụm từ cho biết thành phần nào mở rộng bằng cụm từ gì?a) những đôi cánh mỏng manh run rẩy và đầy tự tin bầy chim đã hạ cánh xuống bên 1 lùm dứa dại bờ sông

b) Trong kho tàng của những nhà nuôi ong trên thế giới ghi chép trong các sách vở mà tôi được nghe thầy giáo tôi kể, không thấy có nơi nào nói đến việc lấy mật bằng cách gác kèo như má nuôi tôi đã bảo cho tôi nghe vừa rồi.

c) nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát 4 chân, to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán

d) bây giờ, khi đang còn vùi đầu trong mền. Tôi vẫn biết bố đang cách xa bao nhiêu mét khi chỉ cần nghe tiếng bước chân.

Giúp mik với ạ, mik đang cần gấp

 

0
11 tháng 9 2018

Đáp án

- Chép chính xác:

Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng rồi biết tấp vào đâu

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

- Cảm xúc gợi lên từ cụm từ “thân em” : xót xa, cay đắng, tủi nhục về một thân phận bé nhỏ, hèn mọn, bị vùi dập trong xã hội xưa.

So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ:a1. Đan-kô đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn khoảng đất tự do và bật lên tiếng cười tự hào.a2. Chàng Đan-kô can trường và kiêu hãnh đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn khoảng đất trời tự do và bật lên tiếng cười tự...
Đọc tiếp

So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ:

a1. Đan-kô đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn khoảng đất tự do và bật lên tiếng cười tự hào.

a2. Chàng Đan-kô can trường và kiêu hãnh đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn khoảng đất trời tự do và bật lên tiếng cười tự hào.

(Mác-xim Go-rơ-ki, Trái tim Đan-kô)

b1. Đến cửa sổ, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà.

b2. Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà.

(Xuân Quỳnh, Cô gió mất tên)

c1. Họ dừng lại và giữa tiếng gầm gào, trong bóng tối, những con người ấy bắt đầu kết tội Đan-kô.

c2. Họ dừng lại, và giữa tiếng gầm gào đắc thắng của rừng rú, trong bóng tối run rẩy, những con người mệt mỏi và dữ tợn ấy bắt đầu kết tội Đan-kô.

(Mác-xim Go-rơ-ki, Trái tim Đan-kô)

d1. Họ đang nhìn xuống một thung lũng.

d2. Họ đang nhìn xuống một thung lũng rất đẹp với những đồng cỏ xanh rờn hai bên.

 

(Rô-a Đan, Xưởng Sô-cô-la)

đ1.Chợt cô nghĩ đến chú ong lạc đường.

đ2. Chợt cô nghĩ đến chú ong lạc đường mà cô đã bỏ quên ở ngoài cửa, khi cô vào trong nhà.

(Xuân Quỳnh, Cô gió mất tên)

1
13 tháng 3 2023

Cặp câu

Câu (1)

Câu (2)

So sánh sự khác nhau

a

 a1 và a2

Đan-kô

Chàng Đan-kô can trường và kiêu hãnh

- Chủ ngữ trong câu a1 là một từ

- Chủ ngữ trong câu a2 là một cụm danh từ

b

b1 và b2

Đến cửa sổ

Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào

- Trạng ngữ trong câu b1  là một cụm động từ đơn giản

- Trạng ngữ trong câu b2  là một cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn cụm động từ làm trạng ngữ trong câu b1

c

c1 và c2

những con người ấy

giữa tiếng gầm gào, trong bóng tối

những con người mệt mỏi và dữ tợn ấy

 

giữa tiếng gầm gào đắc thắng của rừng, trong bóng tối run rẩy

- Chủ ngữ của vế câu thứ hai trong câu c2 là một cụm từ có cấu tạo phức tạp hơn cụm từ làm chủ ngữ vế thứ 2 trong câu c1

- Hai trạng ngữ của vế câu thứ hai trong câu c2 đều có cấu tạo phức tạp hơn hai trạng ngữ của vế câu thứ hai trong câu c1

d

d1 và d2

đang nhìn xuống một thung lũng

đang nhìn xuống một thung lũng rất đẹp với những cánh đồng cỏ xanh rờn hai bên

- Vị ngữ trong câu d1 là một cụm động từ đơn giản

- Vị ngữ trong câu d2 là một cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn cụm động từ làm vị ngữ trong câu d1

đ

đ1 và đ2

nghĩ đến chú ong lạc đường

nghĩ đến chú ong lạc đường mà cô đã bỏ quên ở ngoài cửa, khi cô vào trong nhà

- Vị ngữ trong câu đ1 là một cụm động từ đơn giản

- Vị ngữ trong câu đ2 là một cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn cụm động từ làm vị ngữ trong câu đ1

Tác dụng: Việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ các tác dụng làm cho việc miêu tả chi tiết, rõ ràng hơn. Chẳng hạn, so với việc dùng một danh từ làm chủ ngữ trong câu  a1 thì việc dùng một cụm danh từ làm chủ ngữ trong câu a2 giúp miêu tả chi tiết, cụ thể phẩm chất của nhân vật Đan-kô “can trường và kiêu hãnh”