K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 7 2016

Bài 1:Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là: 

+ Nghĩa đen: 

Lên – xuống: chỉ hành động di chuyển ngược chiều nhau

Thác – ghềnh: sự khó khăn, nguy hiểm.

+ Nghĩa bóng: là trải qua nhiều gian truân vất vả, nguy hiểm.

- Đây là thành ngữ vì:

+ Có cấu tạo cố định

+ Biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh

Bài 2:

* Năm là danh từ:

- Bà Năm rất hiền và thường hay kể chuyện cổ tích cho chúng tôi nghe.

* Năm là số từ:

- Bạn Lan là học sinh đứng thứ năm trong lớp 6C

 

 

27 tháng 7 2016

Bài 1:

Câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là: 
Ngĩa đen:

- Lên - xuống: Nói đến hành động trái chiều nhau theo 2 hướng khác nhau
- Thác - Ghềnh: Nói đến nơi nguy hiểm ở chỗ sống súi
Ngĩa bóng:
- Từ những phần phân tích trên chúng ta có thể đưa ra rằng câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là ý nói đến sự khó khăn, cực khổ, nguy hiểm khi làm một việc gì đó cực nhọc, khiến cho bản thân cảm thấy mệt mỏi. Câu thành ngữ này nhằm nhắc đến những người lao động chân tay chỉ ra sự khó khăn thường được ví như lên núi đao xuống biển lửa như câu thành ngữ bên Trung Quốc thường nhắc đến ngoài ra mặt khác câu thành ngữ cũng chỉ đến sự cố gắng vượt qua những khó khăn trở ngại gian nan nguy hiểm để tiếp tục thực hiện công việc và cố gắng hoàn thành nó.

Bài 2: - Vậy là bây giờ tôi đã xa quê năm năm rồi , nhớ quá quê tôi.

                                                          DT   ST

16 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Ví dụ

– Người này khỏe như voi (vị ngữ)

– Lời ăn tiếng nói biểu lộ văn hóa của con người (chủ ngữ)

– Khi tắt lửa tối đèn (phụ ngữ trong cụm danh từ)

– Các lang mang sơn hào hải vị (phụ ngữ trong cụm động từ)

câu 1 trong cụm từ lên thác xuống ghềnh  có thể thay thế 1 vài từ trong cụm từ này không ? hãy thay thế và nhận xét chúng . câu 2 hãy thêm hoặc bớt 1 số từ ngữ khác vào trong cụm từ lên thác xuống ghềnh  .câu 3 có thể thay đổi vị trí của các cụm từ lên thác xuống ghềnh  không ? Nhận xét .câu 4 . Nhẫn xét về cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh  . câu 5 cụm từ lên thác xuống...
Đọc tiếp

câu 1 trong cụm từ lên thác xuống ghềnh  có thể thay thế 1 vài từ trong cụm từ này không ? hãy thay thế và nhận xét chúng . 

câu 2 hãy thêm hoặc bớt 1 số từ ngữ khác vào trong cụm từ lên thác xuống ghềnh  .

câu 3 có thể thay đổi vị trí của các cụm từ lên thác xuống ghềnh  không ? Nhận xét .

câu 4 . Nhẫn xét về cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh  . 

câu 5 cụm từ lên thác xuống ghềnh  có nghĩa là gì ? tại sao lại biết được nó như thế ?

câu 6 cụm từ lên thác xuống ghềnh  có những nghĩa nào ? sử dung biền pháp nghệ thuật gì ? với lớp nghĩ thứ 2 cho bạn biết được điều gì ?

câu 7 thành ngữ là gì ?

cau 8 cụm từ thành ngữ nhanh như chớp  sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? có nghĩ như thế nào ? vậy nghĩa của thành ngữ đó có thể hiểu theo những cách nào ?

 

0
PHẦN I.1. Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm):bàn (danh từ) – bàn (động từ)sâu (danh từ) – sâu (tính từ)năm (danh từ) – năm (số từ) 2. Anh chàng trong câu chuyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm? Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân rõ phải trái?  Ngày xưa có anh chàng mượn của người hàng xóm một cái...
Đọc tiếp

PHẦN I.

1. Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm):

bàn (danh từ) – bàn (động từ)

sâu (danh từ) – sâu (tính từ)

năm (danh từ) – năm (số từ)

 

2. Anh chàng trong câu chuyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm? Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân rõ phải trái?

  Ngày xưa có anh chàng mượn của người hàng xóm một cái vạc đồng. Ít lâu sau, anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò, nói là vạc đã bị mất nên đền hai con cò này. Người hàng xóm đi kiện. Quan gọi hai người đến xử. Người hàng xóm thưa: “Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả.” Anh chàng nói: “Bẩm quan, con đã đền cho anh ta cò.”

– Nhưng vạc của con là vạc thật.

– Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng?

– Anh chàng trả lời.

– Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng.

– Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng?

 

3. Giải thích nghĩa của các cặp từ :

a) Những đôi mắt sáng 1 thức đến sáng 2 .

 b) Sao đầy hoàng hôn trong1 mắt trong2 .

 c)  - Mỗi hình tròn có mấy đường kính1 .

     - Giá đường kính 2 đang hạ  .

 

0
Câu 1. Thế nào là từ đồng âm ? Đặt một câu có dùng từ đồng âm...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 2. Có mấy loại từ ghép, cho biết đó là những loại từ ghép nào? Phân loại...
Đọc tiếp

Câu 1. Thế nào là từ đồng âm ? Đặt một câu có dùng từ đồng âm.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 2. Có mấy loại từ ghép, cho biết đó là những loại từ ghép nào? Phân loại những từ ghép
sau: lâu đời, nhà máy, đầu đuôi, ẩm ướt, nhà cửa, xe hơi.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................

Câu 3. Thế nào là quan hệ từ ? Sửa lại quan hệ từ trong các câu sau cho phù hợp?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
- Bạn học lớp 7A và 7B ?
.........................................................................................................................................................
- Vì nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.
.........................................................................................................................................................
Câu 4. Cho một cặp từ trái nghĩa, đặt câu với cặp từ đó?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 5. Xác đinh từ loại (theo chức năng) của những từ in đậm trong câu sau:
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi
thấy ân hận quá.
( Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)
Câu 6. Chỉ ra từ láy có trong câu văn trên?
.........................................................................................................................................................
Câu 7. Tìm từ đồng nghĩa với từ “Nhi đồng”, đặt 01 câu?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 8. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?
A. Li – hồi C. Thiếu – lão
B. Vấn – lai D. Tiểu - đại
Câu 9. Hãy điền thêm các yếu tố để các thành ngữ sau đây được hoàn chỉnh:

Đem con …………………….………;
Nồi da ………………………….;
Rán sành ………………………;
Một mất ………………………..…….;
Chó cắn ……………………….;
Tiễn thoái ……………………...;
Thắt lưng ………………..………… ;

Câu 10. Thành ngữ là loại cụm từ biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Là đúng hay sai ?
Câu 11. Trong các dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ ?
- Lời ăn tiếng nói, Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chó treo, mèo đậy; Một nắng hai sương

Giúp mik vs nha

3
19 tháng 5 2020

1.Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau.

VD : -Nước đi hay đấy.

       -Nước lọc uống ngon quá.

Câu 2 : Có 2 loại từ ghép : Chính phụ và đẳng lập

+Chính phụ :Nhà máy , xe hơi.

+Đẳng lập :lâu đời , đầu đuôi , ẩm ướt, nhà cửa.

Câu 3 :

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu

-Bạn học lớp 7A và 7B ?
=>Bạn học lớp 7A hay lớp 7B
- Vì nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.

=>Tuy nhà nghèo nhưng Nga học rất giỏi.

Câu 4 :

Giàu - nghèo

Bạn Minh nhà giàu hơn nhà bạn Hà.

Câu 5 : Từ in đậm đâu em ?

Câu 6 :Từ láy : mảnh mai , dịu dàng ,thoăn thoắt.

Câu 7 : Thiếu nhi.

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng ?

câu 8 :B

20 tháng 5 2020

hic hic tối qua đang làm dở nhớ ra sắp thi nên bỏ dở :V giờ làm tiếp nah

Câu 9. Hãy điền thêm các yếu tố để các thành ngữ sau đây được hoàn chỉnh:

Đem con bỏ chợ
Nồi da nấu thịt
Rán sành ra mỡ
Một mất mười ngờ
Chó cắn áo rách
Tiễn thoái lưỡng nan
Thắt lưng buộc bụng

Câu 10. Thành ngữ là loại cụm từ biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Là đúng hay sai ?

=> đúng
Câu 11. Trong các dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ ?
- Lời ăn tiếng nói, Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chó treo, mèo đậy; Một nắng hai sương

Câu ''Chó treo , mèo đậy'' không phải thành ngữ

27 tháng 5 2019

+ Ban cán sự đang bàn bạc về việc tổ chức hội trại cho cả lớp ở trên bàn cô giáo.

+ Cuối năm nay có năm bạn lớp em được tuyển thẳng lớp 10

+ Những con sâu róm thường ẩn mình sâu trong các lớp lá dày

23 tháng 10 2016

-Bàn:

+Cái bàn học của em rất đẹp(danh từ)

+Mọi người tụ họp để bàn việc(động từ)

-Sâu:

+Con sâu rất dài(danh từ)

+Cái hố này rất sâu(tính từ)

-Năm:

+Bác Năm là hàng xóm của nhà tôi(danh từ)

+Có năm tờ tiền trên bàn(số từ)

 

23 tháng 10 2016

+cái bàn thật đẹp +mọi người đang bàn bạc trong phòng

+con sâu chiếu xấu thế! +mẹ em ngủ rất sâu

+ông Năm đang quét nhà +em có năm viên bi ve

18 tháng 11 2021

-Bàn:

+Cái bàn học của em rất đẹp(danh từ)

+Mọi người tụ họp để bàn việc(động từ)

-Sâu:

+Con sâu rất dài(danh từ)

+Cái hố này rất sâu(tính từ)

-Năm:

+Bác Năm là hàng xóm của nhà tôi(danh từ)

+Có năm tờ tiền trên bàn(số từ)

25 tháng 11 2021

a) Viên đá này tôi nhặt được bên đường, trông nó đẹp nhỉ?
Bạn tôi đã đá quả bóng bay sang nhà hàng xóm.
b) Tôi bị viêm lợi nên phải đến nha sĩ
Quân ta thắng lợi to.
c) Cái bàn này nhìn có vẻ cũ
Các vị tướng cùng tụ họp về đây, cùng bàn việc nước.
d) Bạn tôi vẽ tranh rất sinh động
Tranh chấp là động từ chỉ 1 hoạt động chỉ sự tiêu cực

25 tháng 11 2021

cảm ơn chịvui