Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Cố hương” của Lỗ Tấn là một câu chuyện của nhân vật tôi kể về chuyến thăm quê hương sau hai mươi năm xa cách với những thay đổi bất ngờ.
Sau hai mươi mấy năm trở về quê hương, bây giờ nhân vật “tôi” mới có dịp trở lại quê hương mình để thăm. Lần về thăm này nhân vật cảm thấy xúc động, tâm trạng lẫn lộn xen nhau, vui có, buồn có, và những ước mơ xa xôi cũng có khiến cho nhân vật tôi vô cùng khó xử khi nghĩ đến cảnh gặp lại những người thân nơi quê nhà, nơi có người bạn thân thủa thơ ấu.
Trên đường về quê ngồi trên chiếc thuyền lòng của nhân vật tôi rộn lên biết bao nhiêu là cảm xúc mừng vui, xốn xang. Gần đến nơi thì “tôi nhìn thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa” lúc này lòng của nhân vật tôi bỗng buồn bởi quê hương chẳng thay đổi được diện mạo chút nào, vẫn xơ xác, tiêu điều và hiu quạnh biết bao nhưng trong lòng của nhân vật tôi lại thấy rất gần gũi,rất thân quen với cái thời thơ ấu của mình
Ở lại quê tận những chín ngày nhưng nhân vật tôi không đi thăm hết bà con được, tôi chỉ biết cùng mẹ và đứa cháu nhỏ buôn bán đồ đạc và thu dọn nhà cửa để cho thời gian có thể trôi nhanh đi, mặc dù trước đây nhân vật rất muốn về thăm quê hương nhưng khi tôi trở về thì bỗng nhân ra rằng mọi người xung quanh đã dọn đi hết, cảnh tượng hiu vắng lại hiện ra trước mắt. Hình ảnh người bạn thời thơ ấu lại hiện ra trước mắt đó chính là Nhuận Thổ, suốt mấy chục năn trôi qua nhưng tình bạn ấy, hình ảnh ấy vẫn đẹp đẽ và trong sáng biết bao nhiêu.
Đó là hình ảnh hai người bạn dễ tâm đầu ý hợp sống hồn nhiên vô tư thời ấy với nhiều những trò chơi. Hồi nhỏ Nhuận Thổ là một cậu bé có nước da ngăm đen, tay cầm đinh ba đang rình con tra để bảo vệ ruộng lúa, ruộng dưa vẫn còn in đậm trong trái tim của nhân vật tôi. Lúc này tôi bồn chồn và lo lắng trông ngóng người bạn của mình, người bạn đã từng kề vai sát cánh một thời đó là Nhuận Thổ. Khi Nhuận Thổ xuất hiện thì nhân vật tôi hết sức hụt hẫng bởi người bạn nhìn ông và chào có vẻ khúm núm “Bẩm ông!”, Nhuận Thổ đã khiến cho nhân vật tôi đau đớn có, xót xa có và bây giờ là một khoảng cách vô định, vô hình nào đó. Nhân vật muốn tâm sự, muốn nói với Nhuận Thổ bao điều nhưng mà cổ họng ông lại nghẹn đắng lại chỉ biết đứng im lặng nhìn bạn mình.
Tôi chỉ biết thương cho gia đình của Nhuận Thổ chứ không giúp được gì và sự an ủi của nhân vật tôi cũng đã phần nào vơi đi được nỗi buồn trong lòng của Nhuận Thổ.
Bây giờ trong đầu của nhân vật tôi không còn hình bóng của một cậu bé có nước da bánh mật, thông minh nhanh nhẹn, mà thay vào đó là cả một khuôn mặt già nua vì in hằn tuổi tác,in hằn nỗi vất vả và khó nhọc của cuộc sống đời thường.
Đối với nhân vật tôi bây giờ quê hương nào mà chẳng đẹp trong kí ức của mỗi người, và quê hương đối với nhân vật tôi cũng vậy nhưng giờ đây cái hoang tàn và xơ xác của chốn làng quê đã dập tắt bao kỉ niệm đẹp trong lòng của nhân vật tôi. Không những là người bạn Nhuận Thổ mà trong lòng người khác cũng cằn cỗi trong suy nghĩ. Phải chăng do cuộc sống quá vất vả và bon chen làm cho tất cả mọi người trở thành một con người hoàn toàn khác.
Giờ đây nhân vật tôi và mọi người như một bức hình có sự ngăn cách và nhân vật tôi chỉ biết ngậm mùi, khi biết tình bạn giữa cháu mình và con của Nhuận Thổ thì nhân vật tôi đã cầu mong cho tình bạn của chúng không có sự ngăn cách như mình và Nhuận Thổ.
Một lần về thăm quê hương đã nhen nhóm trong lòng nhân vật tôi bao nhiêu nỗi suy tư và phiền muộn đến day dứt nhưng quê hương trong lòng mỗi người có lẽ chẳng bao giờ phai nhạt trong trái tim.
● Trên đường về quê: Bộc lộ tâm trạng buồn se sắt, chua xót, hụt hẫng, thương cảm. Cảm xúc chủ đạo của nhân vật “tôi” là niềm mong mỏi và nỗi buồn phảng phất khi nhận ra những nét đổi thay theo hướng tiêu điều của quê hương. Nhân vật Tôi cảm thấy ngạc nhiên, không tin là làng mình, mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa. Qua đó thể hiện tâm trạng hụt hẫng, thất vọng vì làng xóm tiêu điều, xơ xác
● Tâm trạng lúc rời xa quê: là sự đan xen cả nỗi buồn thấm thía, chua xót vì quê hương quá bi đát, thê lương và niềm mong mỏi sự đổi thay cho các thế hệ tương lai (qua hình ảnh cháu Hoàng và hồi ức về Nhuận Thổ hồi nhỏ). Cuối cùng là niềm hi vọng, lời kêu gọi và quyết tâm hành động để tìm một con đường mới cho xã hội Trung Hoa đương thời.
Tìm bố cục của truyện. (Gợi ý: căn cứ vào trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “tôi”).
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu… đang làm ăn sinh sống): suy nghĩ nhân vật tôi trên con đường về quê
- Phần 2 (tiếp…sạch như trơn quét): tác giả đau xót trước thực tại tiều tụy, nghèo túng của quê hương
- Phần 3 (còn lại): trên đường xa quê, những suy ngẫm về hiện tại và tương lai
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm.
2. Thân bài:
- Hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ: anh bị bệnh tật hiểm nghèo kéo dài, mọi sự phải trông cậy vào sự chăm sóc của vợ, con.
- Cảm nhận của nhân vật về vẻ đẹp của thiên nhiên: cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế: từ những bông hoa bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng...
- Cảm nhận về tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của Liên: tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai...
- Niềm khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông:
+ Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của đời sống, những giá trị thường bị người ta lãng quên, vô tình, nhất là lúc còn trẻ, khi lao theo những ham muốn xa vời.
+ Sự thức nhận này chỉ đến được với người ta ở cái độ đã từng trải, đã thấm thía những sướng vui và cay đắng.
+ Cùng với sự thức tỉnh ấy thường là những ân hận xót xa.
+ Nhĩ chiêm nghiệm được quy luật phổ biến của đời người: “con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều chùng chình và vòng vèo của cuộc sống”
3. Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Nhĩ và sự trân trọng những giá trị bền vững của cuộc sống.
1. Bánh trôi nước.
2. Vì văn bản ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.
3. Phương châm về lượng.
-> Tần tảo, hi sinh, luôn nghĩ cho người khác.
-> Yêu nhà, yêu nước.
4. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Chọn đáp án: C.