Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có đồng ý, ly cafe đắng tức là những khó khăn của cuộc sống, nhưng khi ta được yêu thương, quan tâm, hạnh phúc, như ly cafe được thêm đường, nó sẽ ngọt ngào và dễ uống hơn
- Bài thơ “Chạy giặc” là một bài ca yêu nước chống xâm lăng. Năm 1859, thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Đất nước rơi vào thảm họa - Nguyễn Đình Chiểu viết bài thơ “Chạy giặc" bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ghi lại sự kiện bi thảm này. Đặc biệt qua hai câu kết, tác giả kêu gọi tha thiết tình yêu đất nước trong mỗi người để hành động chống lại kẻ thù xâm lược.
=> Đáp án cần chọn: A
Em tham khảo dàn ý này nhé:
Nguồn: Hoidap247
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Khái quát nội dung bài thơ
- Nêu ý kiến
- Dẫn dắt vấn đề
B. Thân bài
1. Bài thơ trữ tình đặc sắc của Tú Xương
- Câu thơ mở đầu nói được bao điều về hình ảnh và công việc làm ăn của bà Tú .
+ Từ “quanh năm” diễn tả sự triền miên về thời gian.
+ Trong khoảng thời gian không ngơi nghỉ đó, bà Tú phải miệt mài với công việc “buôn bán”.
+ Hai từ “mom sông” cụ thể hóa không gian làm việc của vợ ông Tú
-Câu thơ thứ hai nêu lên căn nguyên sự vất vả của bà Tú.
- Hai câu thơ đầu đã đặc tả sự nhẫn nại, đảm đang của bà Tú trước gánh nặng gia đình. Qua đó nhà thơ gián tiếp bày tỏ sự biết ơn đối với người vợ tần tảo của mình.
- Cụ thể hơn tính chất , đặc thù công việc của bà Tú .
+ Cách đảo ngữ “ lặn lội thân cò” , “ eo séo mặt nước” tô đậm chân dung cực nhọc , lam lũ , bươn chải của bà .
+ hình ảnh ẩn dụ “thân cò” trong ca dao để ví von với thân phận , cuộc đời người vợ của mình - Nhà thơ đã đồng nhất thân phận bà Tú với thân phận của những người lao động vất vả , lam lũ . Thân cò còn gợi dáng vẻ bé nhỏ, gầy gò , đáng thương tội nghiệp của người vợ ông Tú .
- Miêu tả nỗi vất vả, sự đảm đang của bà Tú. Ẩn sau câu chữ vẫn là tấm lòng nhà thơ với cái nhìn thương cảm, ái ngại, biết ơn, trân trọng .
2. Bài thơ thể hiện sự trào phúng của tác giả
- Ông Tú nhập thân vào bà Tú để than thở giùm vợ .
- Tú Xương nhập thân vào bà Tú để chửi , để rủa chính thói đời bạc bẽo , trách cứ sự vô tích sự của mình .
- Hai câu thơ cuối là một cách chuộc lỗi đặc biệt của nhà thơ với vợ . Lời thơ giản dị pha lẫn nụ cười trào phúng mà vẫn chân chất , thấm thía tấm lòng thương vợ đáng qúy trọng.
C. Kết bài
- Đánh giá chung
- Cảm nghĩ của bản thân
Đoạn văn tham khảo
Có lẽ Hoài Thanh đã suy nghĩ đúng khi ông cho rằng: “Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt””. Trong hoàn cảnh đất nước khác nhau, các nhà văn, nhà thơ có những cách bộc lộ tình yêu nước khác nhau. Các nhà thơ trong phong trào thơ mới cũng không phải là một ngoại lệ. Họ gửi lòng yêu nước, tình yêu thương giống nòi của mình vào tình yêu tiếng Việt. Bởi tiếng Việt là linh hồn, là tiếng nói của dân tộc Việt Nam, chúng ta dùng tiếng nói của mình sáng tác thơ, để thể hiện tình yêu nước, yêu dân tộc vô bờ bến. Chúng ta ngợi ca thiên nhiên, ngợi ca đất nước và cả những vị anh hùng… qua các câu chữ, các ngôn từ tươi đẹp. Phong trào thơ mới không chỉ giúp các nhà thơ gửi gắm tình yêu quê hương đất nước mà còn giúp cho sự phát triển của tiếng Việt đi lên một tầm cao mới – trở nên hiện đại, tinh tế và phong phú. Thơ mới làm thơ bằng tiếng Việt đã thể hiện sự tinh tế, tôn trọng và yêu thương tình yêu quê hương đất nước.