Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
[Tham khảo]
Với mỗi chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm về miền quê yêu dấu, khi nhớ về quê hương, lòng ta lại bồi hồi xao xuyến thức cùng những hình ảnh thân thuộc, gắn bó in đậm trong ký ức bấy lâu, một giếng nước, một hàng cây hay một góc ao đình... Với nhân vật An-tư-nai trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên", nhớ về làng Ku-ku-rêu là cô nhớ về hình ảnh đẹp đẽ: Hai cây phong. Hai cây phong mang đầy ý nghĩa biểu tượng.
Chưa cần xem nội dung lời tả và giới thiệu, chỉ cần nghe giọng kể của An-tư-nai (cô viện sĩ đã trưởng thành ở Matxcơva) ta đã có thể hiểu được tình cảm trân trọng và yêu quý hai cây phong cũng như cái làng Ku-ku-rêu cổ xưa của cô biết nhường nào. Hai cây phong trở thành linh hồn của làng quê, là biểu tượng của quê hương trong cô mà cô lưu giữ bao kỷ niệm tuổi ấu thơ. Điều ấy đã được cô bộc bạch trong tác phẩm "... Tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng, nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu ... - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa, đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cậy phong thân thuộc ấy".
Dù chưa hiểu nguồn gốc gắn bó của nhân vật với hai cây phong nhưng qua lời giới thiệu của An-tư-nai ta cảm nhận sự đồng cảm của nhân vật với hai cây phong thật sâu sắc. Dường như mọi chuyển động của hai cây thực vật này đều được người kể hiểu thấu bằng một trái tim đồng diệu: "Hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu". Người phụ nữ ấy nghe lá cây lay động mà nghe như "một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình", lúc lại cảm nhận nó "khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào"... Cảm xúc tinh tế đầy chất thơ ấy là của một tâm hồn giàu chất thơ, một trái tim giàu tình yêu và trí tưởng tượng phong phú.
Sở dĩ hai cây phong đi vào ký ức của nhân vật bởi nó gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ cay đắng và tình yêu thương ấm áp của người thầy truyền cho cô, một tình yêu thương nhân ái vô bờ. Chính vì vậy nhân vật đã tự bộc lộ và cho đến tận nay tôi vẫn thấy hai cây phong trên đồi có một vẻ sinh động khác thường. Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảng vỡ của chiếc gương thần xanh... ".
Hai cây phong nơi ấy chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với những trò chơi thuở nhỏ "Khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chạy ào lên đấy phá tổ chim". Song ấn tượng sâu đậm trở thành điểm nhớ về hai cây phong trong ký ức của nhân vật ở đây chính là "thế giới diệu kỳ được mở ra trong tâm hồn trẻ thơ" từ góc nhìn, tầm nhìn mà hai cây phong ấy đem lại.Trước hết là hai cây phong là điểm tựa để bọn trẻ đua nhau thể hiện ý chí: "Chúng tôi cứ leo lên cao nữa - nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai!". Nhưng thế giới xung quanh mới là điều kinh ngạc và quyến rũ bọn trẻ Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh... Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm và biêng biếc kia".
Càng đọc ta càng cảm nhận được chất hoạ sĩ ở người kể chuyện, càng cảm nhận được thế giới "bí ẩn đầy sức quyến rũ" của những miền đất lạ đã thu hút tâm hồn trẻ thơ, đọng lại một khoảng sáng trong tâm hồn cô bé An-tư-nai để khi trưởng thành nỗi nhớ về ký ức tuổi thơ và hình ảnh hai cây phong lại rực lên những hình ảnh lung linh kỳ thú thuở nào để rồi xa quê lêu ngày lòng cô lại thao thức. Và trong cõi sâu thẳm ta hiểu rằng nỗi nhớ và cảm xúc cùng thế giới tuổi thơ vẫn đọng lại nguyên vẹn trong hai cây phong ấy chính là tình yêu quê hương da diết.
Nhưng nguyên nhân sâu xa là ở chỗ hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về Đuy-sen, người thầy đầu tiên và cô bé An- tư-nai gần bốn mươi năm về trước. Chính thầy Đuy-sen đã đem hai cây phong về trồng trên đồi cao này cùng với cô bé An-tư-nai và thầy đã gửi gắm ở hai cây phong non ước mơ, hy vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, ngày càng được mở mang kiến thức và trỏ thành những con người hữu ích.
Hai cây phong chắt chiu nhựa đất cằn trên đồi cao lớn lên và lưu giữ kỷ niệm của bao thế hệ học trò làng Ku-ku-rêu bé nhỏ. Từ câu chuyện về hình ảnh hai cây phong, Ai-ma-tốp gợi lên trong lòng người đọc về cuộc sống tình yêu với quê hương đất nước trong mỗi người - nơi cội nguồn của mỗi cuộc đời - thật giản dị, sâu sắc mà cảm động bởi hình ảnh quê hương được gửi gắm qua hình tượng hai cây phong in đậm trong tâm trí người kể chuyện y nguyên chẳng phai mờ.Tham khảo:
Tố Hữu là một tác giả có vị trí đặc biệt quan trọng là một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn. Tác phẩm "Khi con tu hú" là một trong những sáng tác được đánh giá cao. Tác phẩm được ông sáng tác khi đang bị địch giam trong nhà lao Thừa Phủ. Tác phẩm diễn tả nỗi khổ của người cách mạng, càng khao khát được phục vụ cách mạng được chiến đấu người chiến sĩ càng cảm thấy bức bối uất ức khi bị giam hãm giữa bốn bức tường ngột ngạt chứng kiến thời gian cứ đằng đẵng trôi qua khi ở bên ngoài tinh thần kháng chiến đang sôi sục.
Nhan đề "Khi con tu hú" của bài thơ không chỉ nói đến thời gian mà còn ẩn ý là một thời điểm bừng lên của thiên nhiên tạo vật bên cạnh đó chỉ khát khao hoạt động cách mạng của con người. Tiếng chim tu hú có tác động mạnh mẽ đến nhà thơ bởi lẽ nó báo hiệu một mùa hè đến và là biểu tượng cho sự bay nhảy được tự do, do đó có ảnh hưởng lớn đến nhà thơ khi đang bị giam cầm.
Tiếng chim tu hú vọng qua thanh sắt len lỏi vào trong tâm hồn tâm trạng buồn bã của nhà thơ:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chim đương chín trái cây ngọt dần
Con chim tu hú đánh thức tâm hồn nhà thơ khi "lúa chiêm đang chín"còn trái cây thì "ngọt dần". Ta thấy tác giả nói "đương chín"chứ không phải là đang chín trái cây ngọt dần chứ không phải là đãngọt. Dường như mùa hè đang đến dần, nhà thơ muốn nó đừng trôi qua nhanh mà hãy chậm rãi nhà thơ muốn níu giữ từng chút một thời gian. Nhưng đâu chỉ có thế tiếng chim gọi lên một bầu trời tràn ngập màu sắc và âm thanh:
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng vàng
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
Giữa chốn ngục tù người chiến sĩ ấy nhớ tiếng ve ngân nhớ sân bắp phơi đầy. Đó là những hình ảnh âm thanh màu sắc của đời sống thường thật bên ngoài mà sao nhà thơ lại nhớ đến tột cùng như thế, thèm muốn được ngắm nhìn chúng đến như thế. Chắc hẳn trong chốn lao tù ấy ánh sáng thiên nhiên bầu trời thiên nhiên cũng là một điều tưởng chừng như quá xa xỉ đối với nhà thơ. Bầu trời trong xanh ấy với tiếng ve ngân còn được điểm xuyết thêm hình ảnh "đôi con diều sáo lộn nhào từng không" mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung hoành và khát vọng được bay bổng tự do cùng thiên nhiên đất trời. Nhà thơ phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa nhập với thiên nhiên và khát khao được sống trong thiên nhiên lắm thì nhà thơ mới có thể vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trong trẻo tươi mới và rộn ràng đến như thế. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp và thơ mộng kia không phải được nhìn từ con mắt của nhà thơ mà được tưởng tượng qua hình ảnh con tu tú kêu gọi bầy. Nhà thơ đã sử dụng những giác quan để nghe ngửi và cảm nhận tất cả mọi âm thanh đường nét màu sắc của mùa hè. Chỉ bằng sáu câu thơ nhà thơ đã làm hiện lên một khung cảnh của làng quê yên bình như bao làng quê khác của Việt Nam. Nhìn thiên nhiên ấy tác giả càng thấy đau xót cho thân phận mình khi con chim ngoài trời cũng được tự do bay lượn trong bầu trời mà tại sao con người lại bị chôn vùi trong nhà lao với bốn bức tường cô độc không thể tự do vùng vẫy bên ngoài. Trong cảnh tù đày, màu của ngô lúa hay màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế những màu sắc âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh huyền ảo rực rỡ hẳn lên. Trẻ trung và yêu đời say mê khát khao sống, khao khát được tự do. Nhà thơ đang bị đày đọa trong ngục tối nhưng tinh thần ở ngoài lao mới có cảm xúc, cảm hứng ấy.
Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh rất sinh động cụ thể gợi cảm các từ ngữ lựa chọn có giá trị tạo hình. Đặc biệt phép liệt kê được vận dụng để tạo ra những ấn tượng huy hoàng về một mùa hè phong phú và khát khao của tuổi trẻ. Hình ảnh thiên nhiên mùa hè hiện lên trong tâm hồn nhà thơ trong cảnh lao tù ấy đã thể hiện khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm nén nổi. Đoạn thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ. Người chiến sĩ xả thân vì lí tưởng cao đẹp đó có một thế giới nội tâm rất phong phú rung động mãnh liệt đối với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó tha thiết với quê hương ruộng đồng.
Giọng thơ từ nhung nhớ tha thiết chuyển sang uất ức trong những câu thơ tiếp theo:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi
Ngột làm sao chết mất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu
Mùa hè đã đến trong thiên nhiên cảnh vật và đất trời quê hương Việt Nam. Mùa hè đến dậy trong lòng bao thôi thúc giục giã. Mùa hè đất trời lại tiếp tục len lỏi vào tâm hồn nhà thơ thúc giục tinh thần thoát khỏi nhà lao ra hòa nhập với thiên nhiên đất trời bay nhảy cùng chim muông cảnh vật. Bao âm thanh giục giã khiến nhà thơ muốn "đập tan phòng" đập tan song sắt, xà lim chật chội để ra ngoài giải phóng mình. Lòng uất hận đang dâng trào khiến nhà thơ chỉ muốn thoát khỏi sự chật chội ấy để ra ngoài thiên nhiên rộng lớn. Tiếng chim tu hú tạo một nghịch trạng trong tâm hồn người chiến sĩ cộng sản. Mùa hè tràn đầy sức sống đang đến vậy mà nhà thơ lại bị giam cầm tù đầy. Ngoại cảnh tác động vào con người khiến con người bức bối ngột ngạt muốn vùng vẫy tung phá. Nhưng thực tế không thể làm được nên phải thốt lên thành lời than, đó chính là biểu hiện của niềm khao khát tự do khao khát hoạt động cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Tiếng chim tu hú kia dường như là tiếng đời tiếng cách mạng đang gọi nhà thơ giục giã lên đường kháng chiến phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Tiếng chim tu hú gọi bầy tha thiết gợi ra một không gian thế giới bao la vô cùng sinh động. Nhưng thế giới ấy càng rộng lớn bao la rực rỡ bao nhiêu càng khiến cho người tù cảm thấy chật chội khó chịu bấy nhiêu. Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của thiên nhiên mời gọi nhà thơ nhưng tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng tu hú mỗi lần cất lên lại hoàn toàn khác nhau. Nếu như lúc đầu tiếng chim tu hú mở ra một khung trời thiên nhiên rộng lớn bao la với đủ màu sắc âm thanh hình ảnh của cuộc sống thường nhật khi mùa hè đến trên khắp quê hương Việt Nam nhưng tiếng chim tu hú sau đó lại khiến cho tâm trạng nhà thơ cảm thấy ngột ngạt khó chịu chỉ muốn thoát ra khỏi thế giới ngục tù ấy một cách nhanh chóng. Nhưng hiện thực lại không thể thoát khỏi chốn lao tù đã khiến tâm trạng nhà thơ càng trở nên bực dọc khó chịu.
Bài thơ được tác giả dùng những hình ảnh thơ gần gũi giản dị mà giàu sức gợi cảm ở nghệ thuật sử dụng thơ lục bát uyển chuyển tự nhiên và cả những cảm xúc thiết tha sâu lắng thể hiện nguồn sống sục sôi của người cộng sản. Bài thơ là khúc ca tâm tình tiếng gọi đàn hướng về đông quê và bầu trời tự do với niềm khát khao cháy bỏng. Bài thơ còn là vẻ đẹp chân thực của người cộng sản luôn muốn phục vụ cộng sản phục vụ cách mạng phục vụ nhân dân đồng bào.
Tham khảo:
Hai cây phong nơi ấy chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với những trò chơi thuở nhỏ "Khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chạy ào lên đấy phá tổ chim". Song ấn tượng sâu đậm trở thành điểm nhớ về hai cây phong trong ký ức của nhân vật ở đây chính là "thế giới diệu kỳ được mở ra trong tâm hồn trẻ thơ" từ góc nhìn, tầm nhìn mà hai cây phong ấy đem lại.Trước hết là hai cây phong là điểm tựa để bọn trẻ đua nhau thể hiện ý chí: "Chúng tôi cứ leo lên cao nữa - nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai!". Nhưng thế giới xung quanh mới là điều kinh ngạc và quyến rũ bọn trẻ Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh... Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm và biêng biếc kia".Càng đọc ta càng cảm nhận được chất hoạ sĩ ở người kể chuyện, càng cảm nhận được thế giới "bí ẩn đầy sức quyến rũ" của những miền đất lạ đã thu hút tâm hồn trẻ thơ, đọng lại một khoảng sáng trong tâm hồn cô bé An-tư-nai để khi trưởng thành nỗi nhớ về ký ức tuổi thơ và hình ảnh hai cây phong lại rực lên những hình ảnh lung linh kỳ thú thuở nào để rồi xa quê lêu ngày lòng cô lại thao thức. Và trong cõi sâu thẳm ta hiểu rằng nỗi nhớ và cảm xúc cùng thế giới tuổi thơ vẫn đọng lại nguyên vẹn trong hai cây phong ấy chính là tình yêu quê hương da diết.
Hai cây phong là đoạn trích rút ra từ truyện ngắn Người thầy đầu tiên của nhà văn Ai-ma-tốp. Đoạn trích miêu tả chi tiết và sinh động hình ảnh hai cây phong lực lưỡng đứng trên đồi cao vi vút gió. Nó cũng là kỉ niệm, là dấu vết lưu giữ tình cảm quê hương sâu đậm của nhân vật tôi. Từ điểm nhìn trên ngọn cao hai cây phong, toàn bộ quan cảnh vùng thảo nguyên Ca-dắc-tan cũng được cảm nhận trong tình cảm mếm yêu vô bờ. Vẻ đẹp hai cây phong là nội dung chính của đoạn trích này.
Bên cạnh ngòi bút đậm chất hội họa, dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” về hình ảnh thiên nhiên với bao sự kì diệu trong sự khám phá vẻ đẹp của nó đã đưa người đọc về miền kí ức xa xăm và rất đỗi tươi đẹp của tuổi thơ nơi làng quê yêu dấu. Điều đó đã tạo nên chất trữ tình xuyên suốt toàn bộ đoạn trích Hai cây phong, làm cho kí ức của nhân vật “tôi” trở nên đằm ngọt và êm đềm…
Bối cảnh của truyện là làng Ku-ku-rêu nằm ở ven chân núi, trên một cao nguyên tươi đẹp. Toàn bộ đoạn trích, nhân vật “tôi” không đi theo lối kể lại một sự việc, một biến cố nào đó mà là dòng tâm sự và dòng kí ức êm trong những khoảnh khắc về làng quê, về hình ảnh hai cây phong thân thuộc.
Hình ảnh hai cây phong được nhân vật “tôi” giới thiệu qua cách nói giàu hình ảnh:… “Chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi”. Với nhân vật “tôi” và làng Ku-ku-rêu, hai cây phong trở nên gắn bó tự bao giờ. Để mỗi khi đi xa trở về làng, hình ảnh luôn là điểm đến đầu tiên của tâm hồn với bao nhớ nhung, yêu thương và gần gũi.
Khi xa, hình ảnh thân thương ấy để lại trong tâm hồn nhân vật “tôi” “nỗi buồn da diết”. Sự mong ngóng trở về để gặp lại với sự háo hức, nóng lòng:“Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy?”. Đặc biệt, trong cảm nhận của nhân vật “tôi”, sự nhận biết về hai cây phong được bắt đầu từ khi mình nhận thức được mình. Mỗi khi đứng dưới gốc cây phong, tâm hồn giàu chất thơ của nhân vật “tôi” như hòa điệu với tiếng reo của lá phong, như cảm nhận được lời thì thầm và ý nghĩ của cây: “Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”.
Không phải là cách quan sát thiên nhiên thông thường, nhân vật “tôi” cảm nhận hai cây phong ở nhiều cung bậc và phát hiện ra những điều kỳ diệu về chúng: “Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn – chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu”. Những tín hiệu phát ra từ hai cây phong nếu bằng sự cảm nhận thông thường, có lẽ rất khó để thấy và đoán biết đó là tiếng nói riêng, là tâm hồn riêng của loài cây. Đó là sự khơi dòng cho cảm xúc mang tính khám phá chiều sâu bên trong hết sức bí ẩn và tươi đẹp của hai cây phong.
Từ sự lắng nghe những chuyển động của cành lá, “không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau”, nhân vật “tôi” đã chuyển hóa thành sự tưởng tượng vô cùng phong phú trong những so sánh, ví von độc đáo: “Có khi tưởng chừng một làn song thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm tha thiết nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình,…”
Hai cây phong trước phong ba bão táp vẫn ngời lên sức mạnh của sự chóng chọi, đứng vững trên đồi cao. “Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm tấm thân dẻo dai và reo vù vù như ngọn lửa bốc cháy rừng rực”. Trường liên tưởng từ cây lá sang sóng thủy triều, đóm lửa, tiếng thở dài đó là sự cảm nhận cây phong có chiều sâu, ở nhiều cung bậc cảm xúc của nhân vật “tôi”, đã biến hình ảnh thiên nhiên thành một sinh thể có tâm hồn, có sức mạnh nội lực đang tỏa ra mãnh liệt tự bên trong.
Đó là sự khám phá cây phong bằng linh cảm, bằng sự tưởng tượng phong phú ẩn sâu trong từng cánh cây, kẽ lá, từ thớ vỏ và như thấm sâu vào từng thớ gỗ. Phải thực sự gắn bó với làng quê, với cảnh vật thân thuộc đến thế nào mới có sự hòa quyện tâm hồn và những cảm xúc vô cùng tinh tế với hai cây phong như thế.
Hình ảnh hai cây phong đã đưa nhân vật “tôi” trở về miền kí ức xa xăm mà vô cùng tươi đẹp. Hình ảnh ấy luôn có sức sống kì diệu trong tâm hồn con người để rồi khi xa làng, cây phong luôn nhắc nhở nhân vật “tôi” về nơi ấy, nơi những đứa trẻ quê ngày nào để lại tuổi thơ dưới tán lá xanh thăm thẳm của hai cây phong như “một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…”
Khơi dòng cảm xúc từ hai cây phong, dòng tâm tư của nhân vật “tôi” bỗng trở nên ấm áp đến lạ thường khi thức dậy những kí ức tuổi thơ êm đềm. Đó là những lần “reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi…”. Đó là thú vui trèo lên hai cây phong “cứ leo lên cao nữa, cao nữa…” để bắt tổ chim. Đó là sự vỡ òa đầy thích thú trong cảm nhận của đôi mắt tò mò khám phá khi trèo lên ngọn cây phong cao vút: “bỗng như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”.
Mỗi lúc ngồi lặng thinh, vô tư lự trên cành cây phong cũng là lúc cả thế giới tươi đẹp như ùa vào tâm hồn nhân vật “tôi” và những đứa trẻ, đó là “nơi thăm biêng biếc của thảo nguyên…”, là “những dòng sông lấp lánh như những sợi chỉ bạc mỏng manh”.
Và ở đó, tâm hồn những đứa trẻ có bao liên tưởng đầy thú vị từ cây phong“lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rủ ẩn sâu chân trời thẳm biêng biếc kia”. Tiếng của cây lá như reo lên trong tâm hồn nhân vật “tôi” và những đứa trẻ nơi làng quê ngày đó, nhen lên trong chúng sự tưởng tượng về những miền đất xa thẳm. Phải chăng, đó là những ước mơ còn như mới khơi lên mà chưa rõ hình thù về ngày mai. Chúng sẽ tạm biệt làng quê nhỏ bé để đến với những chân trời rộng lớn.
Từ miền kí ức lấp lánh trong tâm hồn nhân vật “tôi”. Một hình ảnh rất đổi ấm áp, thiêng liêng được gợi lên theo dòng tâm tư. Hình ảnh ấy được dấy lên qua hàng loạt câu hỏi mà thuở ấy bản thân không nghĩ đến: “ai là người đã trồng hai cây phong trên này? Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất…?”. Những câu hỏi ấy cứ xoáy sâu vào miền kí ức xa thẳm để rồi, trong dòng tâm tư, nhân vật tôi trở về với hình ảnh thầy Đuy- sen kính yêu, người đã mang hai cây phong về trồng ở làng, gieo ước mơ cho nơi đấy.
Chất thơ trong đoạn trích Hai cây phong không chỉ được thể hiện ở phương diện nội dung mà còn in đậm trong phương diện hình thức của truyện. Cốt truyện không hề có những biến cố, những xung đột, ít nhân vật, chủ yếu là nhân vật “tôi”. Tình tiết và diễn biến nhẹ nhàng mà thấm thía. Giọng điệu mềm mại, chậm rãi, ngân dài khiến cho dòng kí ức của nhân vật “tôi” êm đềm, đầm ngọt, gợi lên bao điều thiêng liêng trở thành “gia tài” trong hành trình chinh phục ước mơ cảu nhân vật “tôi”.
Truyện sử dụng phép so sánh kết hợp với nhân hóa độc đáo: “như những ngọn hải đăng đặt trên núi”; “như một làn sóng thủy triều…”; như một tiếng thì thầm tha thiết”, “như một đóm lửa vô hình”; “như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”… làm cho hình ảnh hai cây phong trở nên sinh động, như một sinh thể có hồn, có tính cách.
Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tinh tế mà gợi cảm. Từ hình ảnh cây liên tưởng đến thủy triều, lửa đã gợi lên sức sống mãnh liệt của hai cây phong. Trong truyện, tác giả sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm: “mênh mông, ào ào, rì rào, thì thầm, vù vù, rừng rực, khe khẽ, mỏng manh, rộn ràng, thảng thốt, xào xạc”… có tác dụng gợi lên sức sinh sôi của hai cây phong. Trong mỗi đoạn, việc sử dụng những câu văn dài, trong sáng như ngân dài cảm xúc, nhấn mạnh mức độ cảm nhận từng hình ảnh, chi tiết, khiến cho sự cảm nhận về hai cây phong vừa gần gũi, vừa tinh tế, sâu lắng.
Có thể nói, nhờ chất thơ đậm đà trong từng câu, từng chữ, đoạn trích Hai cây phong nói riêng và truyện ngắn Người thầy đầu tiên nói chung đã có sức truyền cảm lớn trong lòng người đọc, tạo nên sự đồng cảm với nhân vật “tôi”, như được hòa mình vào miền ký ức nơi tuổi thơ, về những hình ảnh thiêng liêng: hai cây phong – người thầy – làng quê. Đọc truyện, độc giả luôn cảm thấy nhẹ nhõm, thêm yêu cuộc sống. Chính vì vậy, chất thơ trong truyện đã có sự lắng đọng và lan tỏa trong lòng người đọc
Với mỗi chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm về miền quê yêu dấu, khi nhớ về quê hương, lòng ta lại bồi hồi xao xuyến thức cùng những hình ảnh thân thuộc, gắn bó in đậm trong ký ức bấy lâu, một giếng nước, một hàng cây hay một góc ao đình... Với nhân vật An-tư-nai trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên", nhớ về làng Ku-ku-rêu là cô nhớ về hình ảnh đẹp đẽ: Hai cây phong. Hai cây phong mang đầy ý nghĩa biểu tượng.
Chưa cần xem nội dung lời tả và giới thiệu, chỉ cần nghe giọng kể của An-tư-nai (cô viện sĩ đã trưỏng thành ở Matxcơva) ta đã có thể hiểu được tình cảm trân trọng và yêu quý hai cây phong cũng như cái làng Ku-ku-rêu cổ xưa của cô biết nhưòng nào. Hai cây phong trở thành linh hồn của làng quê, là biểu tượng của quê hương trong cô mà cô lưu giữ bao kỷ niệm tuổi ấu thơ. Điều ấy đã được cô bộc bạch trong tác phẩm "... Tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng, nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu ... - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa, đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cậy phong thân thuộc ấy".
Dù chưa hiểu nguồn gốc gắn bó của nhân vật với hai cây phong nhưng qua lời giới thiệu của An-tư-nai ta cảm nhận sự đồng cảm của nhân vật với hai cây phong thật sâu sắc. Dường như mọi chuyển động của hai cây thực vật này đều được người kể hiểu thấu bằng một trái tim đồng diệu: "Hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu". Người phụ nữ ấy nghe lá cây lay động mà nghe như "một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình", lúc lại cảm nhận nó "khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào"... Cảm xúc tinh tế đầy chất thơ ấy là của một tâm hồn giàu chất thơ, một trái tim giàu tình yêu và trí tưởng tượng phong phú.
Sở dĩ hai cây phong đi vào ký ức của nhân vật bởi nó gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ cay đắng và tình yêu thương ấm áp của người thầy truyền cho cô, một tình yêu thương nhân ái vô bờ. Chính vì vậy nhân vật đã tự bộc lộ và cho đến tận nay tôi vẫn thấy hai cây phong trên đồi có một vẻ sinh động khác thường. Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảng vỡ của chiếc gương thần xanh... ".
Hai cây phong nơi ấy chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với những trò chơi thuở nhỏ "Khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chạy ào lên đấy phá tổ chim". Song ấn tượng sâu đậm trở thành điểm nhớ về hai cây phong trong ký ức của nhân vật ở đây chính là "thế giới diệu kỳ được mở ra trong tâm hồn trẻ thơ" từ góc nhìn, tầm nhìn mà hai cây phong ấy đem lại.
Trước hết là hai cây phong là điểm tựa để bọn trẻ đua nhau thể hiện ý chí: "Chúng tôi cứ leo lên cao nữa - nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai!". Nhưng thế giới xung quanh mới là điều kinh ngạc và quyến rũ bọn trẻ Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh... Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm và biêng biếc kia".
Càng đọc ta càng cảm nhận được chất hoạ sĩ ở người kể chuyện, càng cảm nhận được thế giới "bí ẩn đầy sức quyến rũ" của những miền đất lạ đã thu hút tâm hồn trẻ thơ, đọng lại một khoảng sáng trong tâm hồn cô bé An-tư-nai để khi trưởng thành nỗi nhớ về ký ức tuổi thơ và hình ảnh hai cây phong lại rực lên những hình ảnh lung linh kỳ thú thuở nào để rồi xa quê lêu ngày lòng cô lại thao thức. Và trong cõi sâu thẳm ta hiểu rằng nỗi nhớ và cảm xúc cùng thế giới tuổi thơ vẫn đọng lại nguyên vẹn trong hai cây phong ấy chính là tình yêu quê hương da diết.
Nhưng nguyên nhân sâu xa là ở chỗ hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về Đuy-sen, người thầy đầu tiên và cô bé An- tư-nai gần bốn mươi năm về trước. Chính thầy Đuy-sen đã đem hai cây phong về trồng trên đồi cao này cùng với cô bé An-tư-nai và thầy đã gửi gắm ở hai cây phong non ước mơ, hy vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, ngày càng được mở mang kiến thức và trỏ thành những con người hữu ích.
Hai cây phong chắt chiu nhựa đất cằn trên đồi cao lớn lên và lưu giữ kỷ niệm của bao thế hệ học trò làng Ku-ku-rêu bé nhỏ. Từ câu chuyện về hình ảnh hai cây phong, Ai-ma-tốp gợi lên trong lòng người đọc về cuộc sống tình yêu với quê hương đất nước trong mỗi người - nơi cội nguồn của mỗi cuộc đời - thật giản dị, sâu sắc mà cảm động bởi hình ảnh quê hương được gửi gắm qua hình tượng hai cây phong in đậm trong tâm trí người kể chuyện y nguyên chẳng phai mờ.
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Trong những di sản mà Người để lại cho đời thì thi ca chiếm vị trí quan trọng. Thơ Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước thắm thiết, thể hiện một nghệ thuật thơ mang đậm màu sắc cổ điển và hiện đại. "Ngắm trăng" là bài thơ số 20, được rút ra trong tập "Nhật kí trong tù". Tác phẩm được viết theo thể thơ tứ tuyệt ngắn gọn, giản dị nhưng hàm súc, mở ra thế giới tâm hồn, tình cảm phong phú của Bác trong hoàn cảnh tối tăm gian khổ của ngục tù.
Tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Pó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế cho cách mạng Việt Nam nhưng khôn ngờ đến Quảng Tây, Người bị chính quyền tàu Tưởng bắt giam vô cowsvaf giải qua 30 mươi nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa trong hơn một năm trời. Người viết tập thơ "Nhật kí trong tù" để nhằm múc đích giải khuây nhưng qua tập thơ, người đọc vẫn thấy được chân dung tâm hồn con người Hồ Chí Minh - một tinh thần lạc quan, một phong thái ung dung thanh thản, một bản lĩnh thép cứng cỏi phi thường của người chiến sĩ cộng sản và một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm yêu thương con người, yêu thiên nhiên tha thiết của Bác. Bài thơ "Ngắm trăng" được Bác viết vào trong hoàn cảnh ngục tù nhưng trước vẻ đẹp của ánh trăng đêm, Bác đã thoát khỏi xiềng xích gông cùm của cảnh tù mà vượt ngục bằng tinh thần đến với thiên nhiên tự do mênh mông khoáng đạt. Có thể nói, bài thơ là minh chứng tiêu biểu cho tâm thế: "Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao" của Người.
Trước hết hai câu thơ mở đầu là lời giới thiệu về hoàn cảnh trong chốn ngục tù và nỗi niềm băn khoăn mộng mơ của người nghệ sĩ:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
dịch thơ:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Điệp từ "vô" (không) được nhắc lại hai lần có tác dụng nhấn mạnh đến những cái không có đáng lẽ ra không thể thiếu trong lúc này: không rượu, không hoa. Và đối lập với cái không bên trên là "cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ". Câu hỏi tu từ ở câu thơ thứ hai "nại nhược hà?" (như thế nào) thể hiện sự băn khoăn, bồn chồn, bối rối của người nghệ sĩ khi đứng trước "cảnh đẹp": không có rượu, cũng chẳng có trăng để thưởng ngoạn trăng đêm cho trọn vẹn thì biết làm sao?. Sự tiếc nuối, băn khoăn là biểu hiện của một tấm lòng thành thực, của tâm hồn yêu thiên nhiên đắm say, ngây ngất và khát khao được đằm mình cùng với ánh trăng. Vượt thoát ra khỏi khuôn khổ câu chữ, câu thơ vừa cho thấy một tâm hồn nghệ sĩ của Hồ Chí Minh, lại vừa cho thấy một bản lĩnh thép của ngừoi chiến sĩ cộng sản. Dù đối diện với khó khăn, với gông cùm xiềng xích nơi ngục tù, Bác vẫn mở lòng ra mà đón nhận tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, của ánh trăng đêm nơi nhà giam lạnh lẽo.Lời thơ đã cho thấy một tâm hồn thanh cao, yêu cái đẹp vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã của người tù Hồ Chí Minh.
Và khi phải đứng trước cảnh đẹp mà không biết phải ứng xử làm sao vì thiếu thốn đủ điều, Bác đã tìm đến cách giải quyết hoàn cảnh đó thật khéo léo, chân tình: lấy tấm lòng để đáp lại tấm lòng, lấy tình yêu với trăng mà đối lại với vầng trăng - người bạn tri kỉ của mình. Đó là cách ứng xử đầy nghĩa tình, đầy lãng mạn, mộng mơ:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Qủa là một cuộc kì duyên hội ngộ!. Bất chấp cả không gian xung quanh, của chiếc "song sắt" chắn ngang trước mặt, người và trăng, trăng và người cứ hướng về nhau bằng một tấm lòng đối đãi người tri kỉ. Người thì hướng ra ngoài song để ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng, còn trăng cũng vượt qua song sắt để đến bên người. Một không gian hoàn toàn tĩnh lặng trong những phút giây giao hòa mãnh liệt nồng nàn giữa người và trăng. Nghệ thuật nhân hóa ở câu thơ cuối đã làm cho vầng trăng trở nên có tâm hồn, có ánh mắt, có dáng hình cụ thể và cũng biết đồng cảm, sẻ chia để trở thành kẻ tâm giao, người tri kỉ, bạn bè của người tù. Thật là một khoảnh khắc lãng mạn, giàu chất thơ, chất họa, ánh trăng đã xoa tan đi cảnh ngục tù tăm tối, làm cho hồn người trở nên sáng trong, thanh bạch. Câu thơ dựng lên một bức tranh đêm với cảnh người tù ngắm trăng thật đẹp, thật ấm áp, tươi vui, thể hiện sự giao cảm đặc biệt của người với trăng.
"Ngắm trăng" mang đậm màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Màu sắc cổ điển được thể hiện ở đề tài (Vọng nguyệt), thi liệu (rượu, hoa, trăng), thể thơ tứ tuyệt, cấu trúc đăng đối (hai câu cuối). Còn vẻ đẹp hiện đại thể hiện ở tâm hồn lạc quan, luôn ngập tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống và bản lĩnh phi thường luôn hướng về ánh sáng của người chiến sĩ cộng sản...
Bài thơ được viết theo thể tứ tuyệt, chỉ có 28 chữ cái rất ngắn gọn, cô đúc nhưng đã khắc họa thành công một bức chân dung tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản: yêu thiên nhiên với tinh thần lạc quan, manh mẽ, vượt lên trên hoàn cảnh tù đầy khắc nghiệt. Đó là chất thép trong bài thơ hay chính là chất thép trong bản lĩnh nghị lực phi thường của người chiến sĩ vĩ đại - Hồ Chí Minh.
Bài làm
Ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ
Đó là những vần thơ của Tố Hữu viết về giây phút kì diệu, Bác trở về sau ba mươi năm bôn ba nước ngoài tìm đường đi cho dân tộc.
Mùa xuân năm 1941 Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Căn cứ địa Việt Bắc được chọn làm thủ đô kháng chiến. Trong chiến dịch Thu Đông 1947 ta thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Cùng thời gian này Bác Hồ viết bài thơ Cảnh khuya. Bài thơ tả cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng đẹp và thể hiện ý chí chiến đấu vì dân tộc của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Cảnh rừng việt Bắc được mở ra bằng tiếng suối êm đềm trong mát rì rầm ngày đêm vọng đến. Trong đêm thanh vắng, tiếng suối nghe rõ lắm. Tiếng du dương huyền diệu được tác giả cảm nhận như tiếng hát xa. Đây chính là nét nghệ thuật "lấy động tả tĩnh", chỉ có âm thanh của suối chảy trong đêm mọi vật chìm trong giấc ngủ, trong chiến trường máu lửa mà có tiếng suối chảy êm ái như vậy thật là tuyệt vời làm sao. Tiếng suối không đơn thuần là dòng chảy tự nhiên mà nó mang hơi ấm con người. Khi người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn cũng đã có những cảm nhận rất tinh tế:
Côn Sơn suối chày rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Tiếng suối nghe như tiếng đàn cầm, bản nhạc đưa hồn con người ta vào cõi mông lung, cả hai nhà quân sự, chính trị tuy thời gian sống khác nhau nhưng có những cảm nhận hết sức tinh tế về âm thanh của tiếng suối trong đêm khuya. Sau âm thanh của tiếng suối là ánh trăng chiến khu. Ánh trăng bao phủ khắp không gian, ánh trăng lồng vào cổ thụ, như hòa quyện vào cảnh vật trần gian. Trăng được nhân hóa, được nhắc lại khiến bức tranh, cảnh đẹp đêm trăng lộng lẫy hơn, thơ mộng hơn. Gợi cho ta nhớ đến những câu thơ trong Chinh phụ ngâm:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...
Hai vế đối nhau trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa tạo cho cảnh vật sự cân xứng hài hòa. Bức tranh đêm chiến khu thật đẹp đầy chất thơ. Thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang tận hưởng những giây phút thần tiên của thiên nhiên.
Người nghệ sĩ thổn thức lòng mình trước cảnh đẹp đêm trăng, say sưa ngây ngất:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Chưa ngủ để ngắm trăng, chưa ngủ để lo nỗi nước nhà. Thơ xưa nói nhiều về trăng các thi nhân thường tìm đến chốn lâm tuyền lánh đục, tránh cuộc đời bụi bặm bon chen nhưng Bác Hồ của chúng ta tìm nơi thiên nhên để sống giữa thiên nhiên, để hoạt động cách mạng – bởi Bác là chiến sĩ cộng sản:
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
(Tức cảnh Pắc Bó)
Sống giữa thiên nhiên bao la bát ngát, say đắm trong ánh trăng nhưng chính trong sự say đắm đó vẫn là đàm quân sự lãnh đạo con thuyền cách mạng của nước nhà. Trong bài thơ này có đầy đủ các yếu tố của một bài thơ cổ thi: có suối, có trăng... Nhưng trong cái cổ đó lại có cái chất hiện đại, chất thép - người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc thật là đẹp, ngồi ngắm trăng mà lòng tê tái trước nước nhà còn lầm than nô lệ vì lẽ đó nên người:
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Chất thép của người chiến sĩ cộng sản còn được thể hiện khá sâu sắc khi bị giam trong tù ngục:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
(Ngắm trăng)
Người thi sĩ cũng không thể hững hờ trước cảnh đẹp đêm nay, và như vậy ánh trăng đã chủ động tìm đến với thi nhân, vầng trăng dường như biết được và ghi lại tâm trạng băn khoăn thao thức của thi nhân. Tâm trạng đó chính là nỗi nước nhà đang canh cánh bên lòng.
Đêm nay nơi núi rừng chiến khu Việt Bắc, vẫn là ánh trăng ấy, ánh trăng vẫn vằng vặc trên bầu trời, nhưng trăng có biết không trời Nam đang lầm than nô lệ muốn thảnh thơi mà thưởng ngoạn trọn vẹn cảnh đẹp đêm nay sao thể yên lòng. Trong lòng người thi sĩ ấy đang chất chứa bao nỗi niềm, nỗi niềm lo cho nước cho dân. Đây chính là chất "thép”, chất chiến sĩ mà Bác Hồ đã từng nhắc đến:
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
Vẻ đẹp người chiến sĩ cộng sản hiện lên trong bài thơ Cảnh khuya thật đẹp, thật ngạo ngữ. Bác Hồ vừa có tâm hồn thi sĩ lại vừa có cốt cách của người chiến sĩ.
Bác của chúng ta là như vậy, yêu thiên nhiên, chan hòa với thiên nhiên nhưng cũng yêu nước thương dân tha thiết. Bài thơ là bức tranh tràn ngập ánh tráng nơi núi rừng Việt Bắc - nơi ấy người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Gợi ý:
Đoạn trích này là một đoạn rất hay, rất mẫu mực về văn miêu tả. Nhưng để làm rõ cái hay đó, và nhất là để cho học sinh cảm nhận được cái hay đó thì không dễ dàng. Tóm tắt câu chuyện trang 99 của sách giáo khoa cho học sinh hình dung được hai cây phong liên quan đến nhân vật chính là An-tư-nai “ Khi An-tư-nai còn đang học ở trường làng, có hôm Đuy-sen mang về trường hai cây phong non và bảo em: “ hai cây phong này thầy mang về cho em đây. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt...Em bây giờ trẻ măng như một thân cây non, như đôi cây phong nhỏ này...”. Nhưng nhân vật tôi kể chuyện Hai cây phong lại không phải là An-tư-nai. Đây là một học sinh thế hệ sau An-tư -nai rất nhiều. Khi anh ta là cậu bé đi học thì hai cây phong non đã trở thành cây khổng lồ, anh ta cũng không biết ai đã trồng cây phong, vì sao ngôi trường có hai cây phong ấy lại được làng gọi là “ Trường Đuy-sen”. Bởi vậy hai cây phong không chỉ là cây phong, mà nó còn là ngọn hải đăng đặt trên núi, là loại cây có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, là bóng mát che rợp tuổi thơ, là nơi cho các em phóng tầm mắt nhìn vào miền đất quê hương “bí ẩn, đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm”.
Cái hay của đoạn trích “Hai cây phong” chính là chất thơ và sự miêu tả tinh tế, thấm đẫm cảm xúc của nhân vật xưng tôi, một người học trò cách xa thế hệ của An-tư-nai bằng quãng thời gian cây phong non trở thành cây khổng lồ.
Trong mạch kể chuyện, người kể khi thì xưng tôi, khi xưng chúng tôi, rồi lại xưng tôi. Không thể nói là đoạn xưng tôi quan trọng hơn đoạn xưng chúng tôi, bởi vì mỗi mạch kể làm nổi bật một nội dung quan trọng.
Đoạn văn người kể chuyện xưng tôi chủ yếu miêu tả vẻ đẹp của hai cây phong. Hình ảnh hai cây phong được giới thiệu khái quát về vị trí: mọc ở giữa một ngọn đồi phía trên làng. Đi về phía nào cũng nhìn thấy hai cây phong trước tiên. Hai cây phong được so sánh “như những ngọn hải đăng đặt trên núi” có ý nghĩa ca ngợi, đề cao vị trí và vai trò của chúng. Đó là tín hiệu của làng, biểu tượng của làng, định hướng của làng cho những người trở về cập bến quê hương.
Người kể đã dùng biện pháp nhân hoá để nói về sự khác biệt độc đáo của hai cây phong. Một làng miền núi thảo nguyên không thiếu các loại cây. Nhưng hai cây phong “có tiếng nói riêng”, “có tâm hồn riêng”, có những bài hát riêng “chan chứa những lời ca êm dịu”. Bất kì thời điểm nào cũng có thể thấy được vẻ đẹp của hai cây phong. Về hình dáng : “nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành”, về âm thanh “rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau”. Những âm thanh đó khơi gợi những tưởng tượng vô cùng phong phú mà người kể đã khái quát “say sưa ngây ngất” : Như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát; như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm; cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào; reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
Hai cây phong đã được quan sát và miêu tả bằng sự yêu thương, trìu mến và gắn bó của người kể chuyện “đã bao nhiêu lần” từ chốn xa xôi về làng để gặp gỡ cây với mong mỏi “ chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong!”. Hai cây phong ấy đã toả bóng che mát tuổi thơ của người kể chuyện, đã cất giữ bao nhiêu kỉ niệm trong trẻo, kì diệu của tuổi trẻ “ như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh”.
Ở đoạn kể chuyện người kể xưng chúng tôi có một sự thay đổi. Đây là kỉ niệm của những cậu bé khi bắt đầu kì nghỉ hè của năm học cuối cùng. Lần đầu tiên lũ trẻ trèo lên cây để phá tổ chim ( một hành động ngốc nghếch và dại dột). Nhưng khi thi nhau trèo lên cao, trên những cành của hai cây phong, một “ thế giới đẹp đẽ vô ngần” đã mở ra “từ độ cao ngang tầm cánh chim bay”. Chúng nhìn thấy “toà nhà rộng lớn nhất thế gian” giờ đây chỉ như “một căn nhà xép bình thường”. Chúng nhìn thấy bao nhiêu vùng đất mà trước đây chưa từng biết đến; chúng nhìn thấy những con sông chưa từng nghe nói “những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mong manh”. Lũ trẻ ( trong đó có người kể chuyện) “sửng sốt”, rồi “đều nín thở ngồi lặng đi” và quên mất mục đích trèo lên cây phong. Cảnh tượng gợi ra vẻ đẹp huyền bí và cho chúng thấy đất nước rộng lớn vô cùng, với những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ.
Hai cây phong gắn bó suốt những năm thơ ấu của lũ trẻ. Và lần đầu tiên cho chúng cái nhìn xa rộng về quê hương, đất nước, cho chúng nhìn thấy những vẻ đẹp mới, khơi gợi khát vọng khám phá những miền đất bí ẩn. Đây chính là ý nghĩa biểu tượng gián tiếp mà hai cây phong đem đến cho lũ trẻ.
Về người thầy giáo Đuy-sen, người vô danh đã thắp sáng niềm tin và khát vọng cho trẻ em làng Ku-ku-rêu, chỉ đến cuối đoạn mới được nhắc đến rất thấp thoáng. Thông qua vấn đề mà người kể chuyện chưa bao giờ nghĩ đến : Người trồng cây phong là ai, và có những ước mơ hi vọng gì khi trồng cây phong đó? Và tại sao “trường Đuy-sen” lại là tên gọi ngọn đồi có hai cây phong?
Câu hỏi không có lời đáp. Nhưng các thế hệ trẻ em đã lớn lên trong
“bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền” của hai cây phong đã hạnh phúc biết bao. Những đứa trẻ lần đầu tiên sửng sốt, nín thở ngồi lặng đi trước “một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” đã sung sướng và kiêu hãnh biết bao. Đó là câu trả lời cho những ước mơ, hi vọng của người trồng cây phong. Đó cũng chính là sự ca ngợi tinh tế người thầy giáo Đuy-sen, “người thầy đầu tiên” đã xây dựng trường học, khai tâm cho các em và chắp cánh cho những ước mơ, hi vọng.
Qua hình ảnh đẹp đẽ, thân thiết của hai cây phong trồng ở ngôi trường mang tên Đuy-sen, người đọc thấy được niềm biết ơn đối với thầy giáo, mái trường, nơi khai tâm và ươm mầm, nuôi dưỡng tình yêu lớn của mỗi con người.