K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

   Bạn đã nghe đến chuyện phát bánh mì miễn phí cho người nghèo hay những thùng trà đá miễn phí để bên đường. Hoặc những chai nước suối được chính các anh CSGT phát cho người dân trên những nẻo đường về quê ăn Tết. Thì trong mùa dịch, chính là những bịch khẩu trang được phát miễn phí khắp các ngõ phố từ Bắc vô Nam, không tỉnh nào là không có. Tại các công viên hay khu tập trung công cộng, bạn sẽ bắt gặp...
Đọc tiếp

   Bạn đã nghe đến chuyện phát bánh mì miễn phí cho người nghèo hay những thùng trà đá miễn phí để bên đường. Hoặc những chai nước suối được chính các anh CSGT phát cho người dân trên những nẻo đường về quê ăn Tết. Thì trong mùa dịch, chính là những bịch khẩu trang được phát miễn phí khắp các ngõ phố từ Bắc vô Nam, không tỉnh nào là không có. Tại các công viên hay khu tập trung công cộng, bạn sẽ bắt gặp nhiều bạn sinh viên cầm trên tay những chiếc khẩu trang đi phát cho những người chưa có cơ hội mua được. Mọi người sẵn sàng chia sẻ khẩu trang khi bắt gặp người đang không có khẩu trang. 

        Khi một số cửa hàng tăng giá khẩu trang, thì những cửa hàng khác lại không bán khẩu trang. Họ chỉ phát miễn phí. Người dân đến mua hàng hay đi qua có thể ghé qua tự lấy khẩu trang miễn phí nếu cần. Chỉ cần bước chân vào một hiệu thuốc, nhân viên sẽ hỏi bạn có cần khẩu trang không và tự động để khẩu trang vào túi cho bạn. Và tất nhiên đó là miễn phí.   

từ nội dung đoạn trích trên hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của cho và nhận trong cuộc sống ngày nay

 

1
16 tháng 1 2023

Dàn ý nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận "cho" và "nhận" cho trong cuộc sống.

Ví dụ: Bạn có biết làm cách nào để hiểu được ý nghĩa của tình thương không?. Đó là ý nghĩa của "cho" và "nhận" trong cuộc sống ngày nay.

Thân đoạn:

- Giải thích:

+ "cho": là khi ta giúp đỡ, trao đi một điều gì đó mà người khác rất cần.

+ "nhận": là khi bạn có được sự giúp đỡ của người khác.

- Luận điểm:

+ Thực tế, việc cho và nhận trong cuộc sống hiện nay diễn ra rất nhiều:

-> Dẫn chứng: (Trích từng ý trong đoạn trích)

+ Ý nghĩa của cho và nhận là gì?

-> Là cái đẹp của những con người có lòng yêu thương, là vẻ đẹp của những con tim tuy không chung nhịp đập nhưng vẫn sẵn sàng giúp nhau.

-> Thể hiện cho sự văn minh của một đất nước, xã hội, cộng đồng.

-> ... (nghĩ thêm nếu cần nhé).

- Phản đề:

+ Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn có một số người sợ "cho đi" không được "nhận lại".

-> Điều đó là không nên bởi con người ta không nên ích kỉ, khi ấy tâm hồn ta chẳng thể yên vui và mọi người xung quanh cũng xa lánh ta.

+ ...

- Mở rộng:

+ Khi cho đi cần cho đúng người nghèo khổ, chứ không phải là cho đi một điều gì đó cho người xấu.

- Liên hệ bản thân:

+ Mình đã biết cho đi chưa? 

-> Cảm nhận của mình khi đó là gì? (vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái, ...)

+ Mình đã bao giờ được "nhận lại" chưa?

-> Mình cần làm gì để "cho lại" họ?

Kết đoạn:

- Tổng kết: Cuộc sống này sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn biết cho đi mà không cần nhận lại, nếu bạn biết "nhận" mà biết "cho lại".

18 tháng 11 2017

Đây là toán mà

Không phải ngữ văn

đây ko phải lp 9 mk là lp 5

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Mặc dù nước trên Trái Đất rất phong phủ, nhưỡng nguồn nước con người có thể sử cung được lại không nhiều (97% là nước mặn, còn lại là nước ngọt có thể sử dụng. Lượng nước ngọt có hạn lại tồn tại trong các bảng đá, nguồn nước ngầm, nước trên bề mặt Trái Đất và nước bốc hơi dưới dạng rắn, lỏng, khi. Nước ở ao hồ chiếm...
Đọc tiếp
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Mặc dù nước trên Trái Đất rất phong phủ, nhưỡng nguồn nước con người có thể sử cung được lại không nhiều (97% là nước mặn, còn lại là nước ngọt có thể sử dụng. Lượng nước ngọt có hạn lại tồn tại trong các bảng đá, nguồn nước ngầm, nước trên bề mặt Trái Đất và nước bốc hơi dưới dạng rắn, lỏng, khi. Nước ở ao hồ chiếm khoảng 0,68% tổng lương nước ngọt, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thực vật, động vật và con người. Trong khi đó, nguồn nước đang ngày càng ô nhiễm, lượng nước sạch mà con người có thể sử dụng chi chưa bằng 0,003% tổng lượmg nước trên Trái Đất, Điều này cho thầy nguồn nước ngọt trên Trái Đất đang ngày càng khan hiểm (Theo Ôn Gia Thắng, Nguồn gốc của sự sống", Nxb Mỹ thuật, trang 78) Câu 1: (1 điểm) Chỉ ra 1 phép liên kết đoạn 1 và đoạn 2 được sử dụng ? Câu 2: (1 điểm) Nội dung đoạn văn cung cấp cho em những hiểu biết gì về thế giới tự nhiên ? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ? Câu 3: (1 điểm) Câu kết “Điều này cho thấy nguồn nước ngọt trên Trái Đất đang ngày càng khan hiếm" nhắc nhở chúng ta điều gì ? Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu suy nghĩ của em về lời nhắc nhở đó.
1
24 tháng 12 2021

a.     (0,5 điểm) Nêu  phương thức biểu đạt của văn bản trên.

·       Phương thức biểu đạt của văn bản trên là: thuyết minh

b.    (1 điểm) Xác định nội dung của  văn bản trên.

Nội dung của văn bản trên là: nói về tình hình khan hiếm nước ngọt trên Trái Đất

c. (1 điểm) Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn trong câu sau:

        Mặc dù nước trên Trái Đất rất phong phú nhưng nguồn nước con người có thể sử dụng được lại không nhiều ( 97% là nước mặn, còn lại là nước ngọt có thể sử dụng).

Công dụng của dấu ngoặc đơn trong câu sau là đánh dấu phần chú thích

c.     (1 điểm) Theo tác giả, bằng chứng nào cho thấy nguồn nước đang ngày càng ô nhiễm?

·       Theo tác giả, bằng chứng cho thấy nguồn nước đang ngày càng ô nhiễm là lượng nước sạch mà con người có thể sử dụng chỉ chưa bằng 0,003% tổng lượng nước trên Trái Đất.

câu đ e k bt lm

14 tháng 4 2023

Phép liên kết: phép nối (Ấy vậy mà), (tiếp theo).

28 tháng 3 2022

ủa sao lại tâm sự zới con gián

28 tháng 3 2022

con ng tự kỉ cùng con gián =)

27 tháng 3 2017

Câu nói " cơm sôi rồi, nhão bây giờ!" Hàm ý: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão

Bé Thu nói hàm ý vì không chịu gọi ông Sáu là ba, và vì tính cách của bé Thu bướng bỉnh.

- Việc sử dụng hàm ý trong trường hợp này không hiệu quả vì người nghe không tiếp nhận, từ chối cộng tác bằng cách " ngồi im" vờ như không nghe thấy.

Cho đoạn văn sau: "Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt. Không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

"Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt. Không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu dân mạnh, thì ta có sợ gì chúng".

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Đoạn văn là lời nói của ai với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Về vấn đề gì?

c. Qua lời nói trên, em hiểu đó là người như thế nào? Trình bày ý hiểu của em bằng một đoạn văn theo lối quy nạp khoảng 10 câu sử dụng phép thế để liên kết câu, và một câu ghép.

120
15 tháng 5 2021

a. Đoạn trích trích trong Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn. Của nhóm tác giả Ngô gia văn phái.

b. Đoạn văn là lời của Quang Trung nói với tướng sĩ, khi ông ở Tam Điệp. Đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng là của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở, Lân mà còn khen ngợi để khích lệ tinh thần họ.

23 tháng 9 2021

a, Đoạn trích trên trích trong văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí".

Tác giả: Ngô gia văn phái

b, Đoạn văn là lời nói của Quang Trung với tướng sĩ. 

Trong hoàn cảnh: ở núi Tam Điệp, đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở và Lân mà ngược lại còn khích lệ tinh thần họ.

 

  Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng...
Đọc tiếp

  Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.
  Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người...
  Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
  Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết...
              Viết đoạn văn( khoảng 200 chữ) bàn về bàn học cuộc sống rút ra từ văn bản trên( lập dàn ý chi tiết)

 

1
5 tháng 2 2022

Em tham khaor:

1. Mở bài:

- Giới thiệu về cho và nhận trong cuộc sống

2. Thân bài:

* Giải thích:

- Cho: Ban tặng, sẻ chia, chuyển những thứ thuộc quyền sở hữu của mình sang cho người khác mà không đổi lấy thứ gì.

- Nhận: Lấy về cái được cho, được ban tặng.

-> Cho và nhận là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay.

-> Cho và nhận có mối quan hệ mật thiết với nhau.

* Biểu hiện:

- Chúng ta có thể cho đi những thứ vật chất, tiền bạc thông qua các hành động từ thiện, quyên góp ủng hộ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.

- Đó cũng có thể là những hành động giúp đỡ, chia sẻ nỗi buồn, nỗi mất mát với những người xung quanh mình.

- Cho và nhận là hành động xuất phát từ tình yêu thương giữa con người với con người.

- Đó là hành động hoàn toàn tự nguyện, không vụ lợi cá nhân.

- Khi chúng ta cho đi cũng là lúc chúng ta được nhận lại. Điều chúng ta nhận lại có thể là một lời cảm ơn chân thành, một nụ cười, một cử chỉ ấm áp khiến chúng ta vui lòng.

* Ý nghĩa của cho và nhận:

- Cho và nhận gắn kết con người lại với nhau nhiều hơn.

- Giúp chúng ta biết yêu thương đồng loại, sống nhân ái, vị tha hơn.

- Những người biết cho đi sẽ được mọi người quý mến.

* Bài học:

- Không sống ích kỉ mà phải biết chia sẻ với người khác, biết cho đi.

- Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết nhận mà không biết cho đi.

3. Kết bài:

- Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của cho và nhận trong cuộc sống.