Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cấu tạo của tai gồm :tai ngoài, tai giữa, tai trong.
Tế bào thụ cảm thính giác nằm trong cơ quan Coocti.
Chúc bạn hok tốt nha
Tai gồm: Tai ngoài, tai giữa và tai trong
1. Tai ngoài gồm:
- Vành tai (hứng sóng âm)
- Ống tai (hướng sóng âm)
- Màng nhĩ (truyền và khuếch đại âm)
2. Tai giữa gồm:
- 1 chuỗi xương tai (truyền và khuếch đại âm)
- Vòi nhĩ (cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ)
3. Tai trong gồm 2 bộ phận:
- Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên => Thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian
- Ốc tai có tác dụng thu nhận kích thích sóng âm
+ Ốc xương tai (ở ngoài)
+ Ốc tai màng (ở trong) gồm màng tiền đình phía trên, màng cơ sở phía dưới và màng bên áp sát vào xương ốc tai. Màng cơ sở có 24000 sợi liên kết. Trên màng cơ sở có cơ quan Cooti chứa các tế bào thụ cảm thính giác.
+ Giữa ốc tai xương và màng chứa ngoại dịch, trong ốc tai màng chứa nội dịch.
tại sao thị giác,thính giác,vị giác,xúc giác,khứu giác được gọi là cơ quan phân tích?
mk hc rồi nên nói những j thầy mk bảo .
Thứ 1: Vì chúng là những cơ quan trên cơ thể người nên được gọi là cơ quan.
thứ 2: chúng có chức năng tiếp nhận các thay đổi của môi tường sống sau đó nhận biết , phân tích nó và đưa ra kết quả, nhận định của nó truyền đến hệ thần kinh .
Thị giác , thính giác , vị giác, xúc giác , khứu giác được gọi là cơ quan phân tích vì các cơ quan phân tích cơ 3 cơ quan tương ứng với 5 giác quan . Nói cách khác thì 5 giác quan đều đảm nhận 5 vai trò khác nhau riêng của mình nên chúng chính là cơ quan phân tích.
Phải là :
1 Cơ quan phân tích thính giác : Thuỳ thái dương
2 Tế bào thụ cảm thính giác : nằm trong 1 bộ phận của đặc biệt của tai : cơ quan coocti
Chứ không phải cơ quan thụ cảm thính giác nhé
câu 3:
* chức năng trụ não: chức năng chủ yếu của trụ não là điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, do các nhân xám đảm nhiệm.
*não trung gian: điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.
*tiểu não: điều hòa , phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.
* đại não : cảm giác và vận động, đặc biệt là vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.
Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm theo các đặc điểm sau:
- Chất hữu cơ: gluxit, lipit; prôtêin; vitamin, axit nuclêic
- Chất vô cơ: muối khoáng, nước
- Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa:
+ Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: gluxit,lipit,prôtêin,axit nuclêic
+ Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa:vitamin,muối khoáng,nước
Sơ đồ:
Hình 24-2. Sơ đồ khái quát về các hoạt động của quá trình tiêu hóa
Nguồn: Sách giáo khoa trang 78
1.+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi cao với sự bay lượn và các điều kiện sống khác nhau.:
+ Toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.
+ Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt
+ Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.
2.+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
_ Da khô, có vảy sừng, cổ dài, chi yếu, đầu ngón có vuốt sắc.
_ Màng nhĩ nằm trong hốc tai, mắt có mí
_ Phổi có nhiều vách ngăn
_ Tim 3 ngăn, có vách cơ hụt ở tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt.
_ Thụ tinh trong, con đực có cơ quan giao phối, con cái đẻ trứng có vỏ dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, nhiều noãn hoàng
4.Tuy vận tốc của thỏ hoang cao, nhưng sức chạy của chúng không dai bằng sức của thú ăn thịt, vì thế càng về sau thì nó càng đuối dần, vận tốc chạy giảm dần và bị các loài thú khác bắt được
C4:hãy cho biết vì sao thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa là 74km/h trong khi đó chó săn là69km/h mà trong nhiều trường hợp thỏ rừng vẫn 0 thoát khỏi những loài thú ăn thịt kể trên?
Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn chó săn nhưng sức của thỏ không dai bằng sức của chó săn, càng về sau, tốc độ di chuyển của thỏ càng chậm nên một số trường hợp thỏ không thoát được.
câu 1,2,3 trong sách giáo khoa có nhé ^^
2) Cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu là;
-Khi vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể thông qua miệng vết thương , những tế bào bạch cầu và đại thực bào ra khỏi mạch máu hình thành các chân giả bao gọn và ăn hết các vi khuẩn rồi chết ở miệng vết thương hình thành mủ trắng.
-Khi tế bào thoát khỏi lớp bảo vệ thứ nhất thì cơ thể sẽ đua ra cơ chế bảo vệ thứ hai : Tế bào Limpho B sẽ tạo ra các kháng nguyên liên kết với kháng thể cảu vi khuẩn theo cơ chế chiều khóa ổ khóa làm vố hiệu hóa vi khuẩn.
- Hàng bảo vệ cuối cùng là tế bào Limpho T sẽ tiết ra 1 loại protein đặc hiệu phá hủy vi khuẩn .
*) Miễn dịch là khả năng của cơ thể để tránh mắc 1 loại bện truyền nhiễm nào đó.
- Miễn dịch tự nhiên:
+ Miễn dịch bẩm sinh : khả năng bẩm sinh của cơ thể để không mắc một số loại bênh nào đó của gia cầm : long mồm lở móng , cúm gia cầm ,..
+ Miễn dịch tập nhiễm : là khả năng cơ thể đạt được khi bị nhiễm một loại bệnh truyền nhiễm , có thể miễn dịch với bệnh đó trong một khoảng thời gian hoặc cả đời.VD : lang ben,..
- Miễn dịch nhân tạo:
+ Miễn dịch thụ động : Tiêm vacxin để tránh nhiễm bệnh truyền nhiễm : uốn ván , bại liệt,...
+ Miễn dịch chủ động : Tiêm những sản phẩm điều chế đặc biệt từ mầm bệnh hoặc huyết tương của con vật bị bênh để cơ thể tự điều chỉnh và không bị mắc loại bệnh ấy VD: bệnh lao,...
4)Khi ăn không nên cười đùa vì:
- Thức ăn sẽ không được nhai kĩ dần đến hoạt động lí học xảy ra kém->dẫn đến sự biến đổi tinh bột chín thành đường đôi kém -> hấp thụ các chất dinh dưỡng ở phần sau ống tiêu hóa kém.
-Khi vừa ăn vưa cười đùa thì nắp thanh quản chưa được đậy chặt dẫn đến thức ăn chưa nhai kĩ còn cứng có thê lọt vào khí quản đến đến phản ứng ho , sặc , nguy hiểm đến sức khỏe và nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng con người.
Câu 5:
a.
Viêm da mủ: do vệ sinh kém
Viêm da cơ địa: do yếu tố di truyền hoặc do yếu tố môi trường.
Viêm da do virus: do virus gây bệnh
b.
- Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ tránh bệnh ngoài da
- Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da
- Tránh làm da bị xây xát hoặc bị hỏng.
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng
Câu 6:
a.
- Hệ thần kinh được chia thành:
+ Hệ thần kinh vận động điều khiển các hoạt động của các cơ vân (cơ xương).
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển hoạt động của các nội quan.
- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ thần kinh đối giao cảm.
b.
| Vị trí | Chức năng |
Tủy sống | Phần thần kinh trung ương nằm trong ống sống | Tủy sống có 3 chức năng chính là: - Nơi tiếp nhận và truyền thông tin từ các đường thần kinh cảm giác đến cơ quan vận động. - Trung gian giữa hệ thần kinh trung ương (não bộ) và các bộ phận của cơ thể. - Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng.
|
Dây thần kinh tủy | Khe giữa hai đốt sống | - Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng. - Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.
|
Trụ não | Tiếp liền với tủy sống ở phía dưới. | - Chất xám điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan (hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa). - Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên (cảm giác) và đường dẫn truyền xuống (vận động).
|
Tiểu não | Nằm ở phía sau trụ não. | Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể. |
Não trung gian | Nằm giữa trụ não và đại não. | - Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên. - Nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.
|
Đại não | Nằm phía trên của não trung gian, tiểu não và trụ não. | - Ở vỏ não có các vùng cảm giác và vận động có ý thức. + Vùng cảm giác thu nhận và phân tích các xung thần kinh từ các thụ quan ngoài như ở mắt, mũi, lưỡi, da, … và các thụ quan ở trong như cơ khớp. + Vùng vận động như vận động ngôn ngữ (nói viết) nằm gần vùng vận động đồng thời cũng hình thành các vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.
|
I. Cấu tạo của tai
Hình 51-1. Cấu tạo của tai
Khoang tai giữa thông với hầu nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.
Tai trong gồm 2 bộ phận :
- Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
- Ốc tai thu nhận các kích thích của sóng âm. Ốc tai bao gồm ốc tai xương, trong có ốc tai màng (hình 51-2).
Hình 51-2. Phân tích cấu tạo của ốc tai (trái)
A. Ốc tai và đường truyền sóng âm ;B. Ốc tai xương và ốc tai màng ;
c. Cơ quan Coocti
Ốc tai màng là một ống màng chạy suốt dọc ốc tai xương và cuốn quanh trụ ốc hai vòng rưỡi, gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách xương của ốc tai xương. Màng cơ sở có khoảng 24 000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau : dài ở đinh ốc và ngắn dần khi xuống miệng ốc. Chúng chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc.
Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm thính giác.
II- Chức năng thu nhận sóng âm
Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng "cửa bầu" và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của "cửa tròn" (ở gần cửa bầu, thông với khoang tai giữa).
Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó.
III - Vệ sinh tai
Ráy tai do các tuyến ráy trong thành ống tai tiết ra. Thông thường ráy tai hơi dính có tác dụng giữ bụi, nên thường phải lau rửa bằng tăm bông, không dùng que nhọn hoặc vật sắc để ngoáy tai hay lấy ráy, có thể làm tổn thương hoặc thủng màng nhĩ.
Trẻ em cần được giữ gìn vệ sinh để tránh viêm họng. Viêm họng có thể qua vòi nhĩ dẫn tới viêm khoang tai giữa.
Tránh nơi có tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh tác động thường xuyên ảnh hưởng tới thần kinh, làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ - nghe không rõ. Nếu tiếng động quá mạnh, tác động bất thường có thể làm rách màng nhĩ và tổn thương các tế bào thụ cảm thính giác dẫn tới điếc.
Cần có những biện pháp để chống hoặc giảm tiếng ồn.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ly-thuyet-bai-co-quan-phan-tich-thinh-giac-c67a17474.html#ixzz5CivNjhJJ
*Cơ quan phân tích thính giác gồm:
- Tế bào thụ cảm thính giác
- Dây thần kinh thính giác
- Vùng thính giác.
* Cấu tạo của tai:
-Tai ngoài:
+Vành tai: Hứng sóng âm
+Ống trai: Hướng sóng âm
+Màng nhĩ: Khuếch đại âm thanh.
- Tai giữa:
+ Chuỗi xương tai: Truyền sóng âm.
+Vòi nhĩ: Cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ
- Tai trong:
+Bộ phận tiền đình: Thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
+Ốc tai: Thu nhận kích thích sóng âm.
Chúc bạn học tốt!