Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (2 ĐIỂM)
– Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ đề thi Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Văn bản "Ca Huế trên sông Hương" là của tác giả nào?
A. Hà Ánh Minh. B. Hoài Thanh. C. Phạm Văn Đồng. D. Hồ Chí Minh.
Câu 2: Văn bản "Sống chết mặc bay" thuộc thể loại nào?
A. Tùy bút B. Truyện ngắn C. Hồi kí D. Kí sự
Câu 3: Văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" phương thức biểu đạt nào chính?
A. Biểu cảm B. Tự sự C. Nghị luận D. Miêu tả
Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
A. Cuộc sống lao động của con người.
B. Tình yêu lao động của con người
C. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?
A. Cốt truyện. B. Luận cứ. C. Các kiểu lập luận. D. Luận điểm.
Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết "Đức tính giản dị của Bác Hồ"?
A. Tranh luận. B. Ngợi ca. C. So sánh. D. Phê phán.
Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính?
A. Đơn xin chuyển trường.
B. Biên bản đại hội Chi đội.
C. Thuyết minh cho một bộ phim.
D. Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2011 - 2012
Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?
A. Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi. B. Tôi bị ngã
C. Con chó cắn con mèo D. Nam bị cô giáo phê bình.
PHẦN II. TỰ LUẬN: (8 ĐIỂM)
Câu 9 (2đ): Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản "Sống chết mặc bay"?
Câu 10 (1đ): Xác định cụm C – V trong các câu sau:
a. Huy học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
b. Bỗng, một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
Câu 11 (5đ): Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim".
Đề 2: Hãy giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" (5đ)
mk chỉ nhớ phần Tự luận thôi
Đề bài :
Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân ”
Trả lời :
Mk thi r !!
Nhg mk chỉ nhớ phần tự luận thui ak =))
Nếu bn cần thỳ nhắn vs mk @@
~ Thiên Mã ~
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Thế nào là quan hệ từ? Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý điều gì?
b. Đặt câu với các cặp từ quan hệ sau:
Nếu.........thì............
Tuy.........nhưng.........
Câu 2: (2,0 điểm)
a. Chép thuộc lòng theo trí nhớ bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" (Phần dịch thơ) của tác giả Lí Bạch.
b. Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ?
Câu 3: (6,0 điểm)
Cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.
Đáp án
Câu 1:
a) Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu giữa câu với câu trong đoạn văn. (0,5đ)
Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được) (0,25đ)
Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp. (0,25đ)
b) Nếu trời mưa thì lớp em không đi tham quan nữa. (0,5đ)
Tuy nhà nghèo nhưng bạn Nam học rất giỏi. (0,5đ)
Câu 2:
a) Học sinh chép đúng cả 4 câu thơ, không sai lỗi chính tả thì đạt điểm tối đa. (Còn chép thiếu, sai lỗi chính tả giáo viên tùy theo mức độ để cho điểm). (1,0đ)
b)
* Nghệ thuật: (0,5đ)
- Từ ngữ giản dị, tinh luyện.
- Miêu tả kết hợp với biểu cảm.
* Nội dung:
Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. (1,0đ)
Câu 3:
* Mở bài: (1,0đ)
- Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ
- Giới thiệu bài thơ "Cảnh khuya" và cảm nghĩ khái quát về bài thơ
* Thân bài:
Phát biểu cảm nghĩ về ND và NT của bài thơ.
Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên ở chiến rung Việt Bắc:
- Âm thanh của tiếng suối được miêu tả giống như âm thanh của tiếng hát xa. (1,0đ)
- Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa: Điệp từ lồng. Tạo nên một bức tranh lung linh, huyền ảo...tạo nên một bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người. (1,0đ)
Hai câu sau: Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước. (1,0đ)
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Thể hiện tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà. (1,0đ)
* Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung). (0,5đ)
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh. (0,5đ)
Câu 1: (1.5 điểm)
Đọc bài thơ:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
(Ngữ văn 7, tập 1)
a. Hãy cho biết tên bài thơ và tác giả
b. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào
c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ.
Câu 2: (1.5 điểm)
Xếp các từ sau thành hai nhóm:
Sống – chết; cao – thấp; chẵn – lẻ; nông – sâu; già – trẻ; đen – trắng.
Câu 3: (7.0 điểm)
a. Thông điệp mà tác giả Khánh Hoài gửi gắm qua truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” là gì?
b. Hãy phát biểu cảm nghĩ về vai trò của gia đình đối với bản thân em.
Có mình nè...mà bạn chưa thi học kì à
Chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây
tác giả Đặng thai mai đã chỉ ra cái hay cái đẹp trong bài ntn
nêu công dụng của dấu chấm lửng và đấu chấm phẩy
liệt kê có mấy loaichucs bạn thi tốt nha ....FIGHTING!!!