K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 6 2018

- Về từ ngữ:

+ Thu vịnh: nhóm các từ ngữ dùng để xây dựng hình tượng mùa thu: trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơ gió hắt hiu, nước biển, khói phủ, bóng trăng…

→ Các từ ngữ có tính chất ước lệ, quen thuộc mang những dấu ấn của thi pháp văn học trung đại

+ Tiếng thu: lá thu rơi, nai vàng, lá vàng khô → Hình ảnh quen thuộc, mang hơi hướng tả thực

+ Đất nước: núi đồi, gió thổi, rừng tre, trời thu, trong biếc → Những hình ảnh gần gũi, thân thiết, tả thực

- Về nhịp điệu:

+ Thu vịnh: 4/3 hoặc 2/2/3

+ Đất nước: 3/2; 3/ 4; 2/2/2; 2/3 → Thể thơ tự do, cách ngắt nhịp linh hoạt và đa dạng

- Mỗi tác giả lại xây dựng hình tượng mùa thu một cách riêng biệt, tạo dấu ấn phong cách riêng

5 tháng 3 2023

- Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ: từ gần đến cao xa rồi lại từ cao xa tới gần (từ chiếc cầu - mặt ao - bầu trời - ngõ trúc rồi lại trở về ao thu - thuyền câu).

- Không gian mùa thu:

+ Các hình ảnh: ao thu, thuyền cao, lá vàng, trời xanh, tầng mây, ngõ trúc, bèo

+ Màu sắc: lá vàng, trời xanh ngắt

=> Bức tranh thiên nhiên mùa thu Bắc Bộ hiện ra với vẻ thanh sơ, giản dị, trong lành, mát mẻ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

- Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ.

+ Điểm nhìn của tác giả từ chiếc thuyền câu. Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần. Từ không gian ao làng bên trong thu mở rộng thành không gian mùa thu…

→ Cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động

- Phân tích các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

+ Màu sắc: "nước trong veo", "sóng biếc", "trời xanh ngắt", "lá vàng".

+ Đường nét chuyển động: "sóng" - "hơi gợn tí", "lá" – "khẽ đưa vèo", "tầng mây" – "lơ lửng"

+ Hòa sắc tạo hình: bao trùm lên cảnh vật là một màu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sông, xanh tre, xanh trời, xanh bèo và có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.

+ Ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu theo đó cũng “bé tẻo teo”.

→ Đó là nét riêng vùng đồng bằng Bắc Bộ

→  Bức tranh thu trong sáng, thanh đạm mang hồn dân dã của làng quê nước Việt

5 tháng 3 2023

– Giống nhau:

+ Viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

+ Cảnh trí đơn giản gần gũi, quen thuộc với làng quê Viêt, không rườm rà, lòe loẹt mà cũng không gò bó, khuôn sáo

+ Đều thể hiện: Tâm sự nước non đầy vơi của nhà thơ; tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Khuyến: Hình tượng và ngôn ngữ đạt đến sự điêu luyện, là đỉnh cao của sự giản dị mà đầy chất thơ. Sử dụng nhiều bút pháp nghệ thuật đặc sắc (đối ngắn rất chỉnh, gieo vần độc đáo), kết hợp nhạc điệu và âm thanh tinh tế

– Khác nhau:

+ Mùa thu làm thơ: phác họa khái quát những đặc điểm nổi bật về mùa thu

+ Câu cá mùa thu: Dừng lại ở một không gian, thờ gian cụ thể: trên 1 ao thu, vào 1 buổi chiều thu, 1 ông già ngồi trên chiếc thuyền bé tảo teo

+ Uống rượu mùa thu: quan sát cảnh thu trong nhiều thời điểm khác nhau để thâu tóm những nét nên thơ nhất

4 tháng 3 2023

 Mùa thu của khổ 1 và 2 là hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm với tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: "sáng mát trong" và "gió", "hương cốm mới", đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

     Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội => Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết

=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

     Mùa thu của khổ 3 là mùa thu của cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn với tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc.

- Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).

=> Niềm tự hào về đất nước.

     Sự thay đổi khác nhau của cảm nhận mùa thu bởi đó là do tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua bài Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).

- Quan sát các câu thơ có miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa thu.

- Phân tích một vài hình ảnh thiên nhiên mà mình có ấn tượng sâu sắc nhất, từ đó nêu lên nét độc đáo của Xuân Diệu khi miêu tả thiên nhiên.

- Có thể lấy đoạn thơ

“Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu

La lả cành hoang nắng trở chiều

Mây biếc về đâu bay gấp gấp

Con cò trên ruộng cánh phân vân”

+ Khung cảnh chiều thu vui tươi, trong sáng, hữu tình huyền diệu

+ Con đường thu được tác giả miêu tả nho nhỏ, cây lá lả lơi, yểu điệu trong gió… mời gọi những bước chân đôi lứa

+ Sang khổ thơ thứ tư chiều thu sương lạnh xuống dần, chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc, đều tìm về nơi chốn của mình.

+ Các từ láy xiêu xiêu, nho nhỏ, gấp gấp, phân vân làm cho nhịp điệu bài thơ uyển chuyển, bay bổng.

NG
24 tháng 11 2023

Phân tích cụ thể một vài hình ảnh thiên nhiên mà bạn có ấn tượng rõ rệt nhất, từ đó nêu lên nét độc đáo của Xuân Diệu khi miêu tả thiên nhiên. Có thể lấy một vài câu thơ tiêu biểu như:

“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu

Lả lả cành hoang nắng trở chiều";

“Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân”

Xuân Diệu có biệt tài sử dụng từ láy. HS phân tích sức gợi cảm và hiệu quả tạo hình của các từ láy trong những dòng thơ trên.

Bạn có thể so sánh cách miêu tả mùa thu trong bài Thơ duyên với cách miêu tả mùa thu trong bài Tiếng thu của Lưu Trọng Lư hoặc bài Sang thu của Hữu Thỉnh để khẳng định nét độc đáo của Xuân Diệu.

7 tháng 5 2023

Xuân Diệu cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu trong Thơ duyên rất độc đáo và gợi cảm. Ví dụ ở câu kết cuối bài “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”, tác giả không dùng từ “phải lòng” hay “anh cưới em” mà là “lòng anh cưới em”. Chúng ta vẫn thường nghĩ đến mùa thu là một mùa tuy lãng mạn nhưng cũng buồn bã, cô đơn. Đó là tâm trạng phổ biến trong mỗi bài thơ về mùa thu của các tác giả, như trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên, khi đọc Thơ duyên ta lại thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu. Và Thơ duyên là bài thơ duy nhất không buồn trong các bài thơ về mùa thu của Xuân Diệu.

 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

Cảm xúc mùa thu không chỉ vẽ nên một bức tranh thu giàu chất gợi hình mà còn gợi lên trong ta một nỗi niềm sâu kín. Mượn hình ảnh của thiên nhiên để nói lên tâm trạng của mình, đó là nỗi lo âu thế sự, nỗi nhớ quê hương cùng nỗi cô đơn, lạnh lẽo của tác giả. Tác giả như đang khắc họa bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc, bất an, chao đảo. Nỗi buồn lạc lõng giữa thiên nhiên phải chăng cũng là nỗi chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc. Nỗi nhớ quê hương tha thiết, dồn nén không thể giải tỏa được, đồng thời vẽ ra những hình ảnh quen thuộc về cuộc sống quê nhà khắc sâu tâm trạng lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Các vần được gieo trong bài thơ

vàng – sang, mây – ngây, làng – chang chang

Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh

làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, sột sọt gió, tà áo biếc, cỏ xanh tươi, đám xuân xanh, tiếng ca vắt vẻo, mùa xuân chín, khách xa, bờ sông trắng,....

Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường

 

nắng ửng, khói mơ, sột soạt gió, sóng cỏ, đám xuân xanh, tiếng ca vắt vẻo, mùa xuân chín,

30 tháng 3 2018

Tình yêu quê hương đất nước, non sông có thêm nỗi lòng của người li hương:

   + Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ quê da diết thể hiện qua những hình ảnh dân dã, thân quen

   + Lòng tác giả bồi hồi, xúc động khi nghĩ tới nong tằm, ruộng dâu, lúa trổ bông, cua đồng béo…

   + Niềm mong mỏi mãnh liệt được quay trở về

- Nét độc đáo của bài thơ chính là việc thể hiện tình cảm lớn lao- tình yêu quê hương, đất nước qua những hình ảnh nhỏ bé, giản dị, mộc mạc và đời thường.