K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2017

* Đặt nhiệt lượng kế và một cốc đun lên một đĩa cân của cân Rô-béc-van, đĩa kia đặt cốc đun còn lại lên.

* Đổ nước vào cốc đun ở đĩa cân thứ hai đến khi cân thăng bằng với đĩa bên kia. Nếu coi khối lượng cốc đun không đáng kể thì ta có thể tính được khối lượng nước bằng khối lượng của nhiệt lượng kế:

\(m_n=m_{nlk}=m\)

* Bỏ nhiệt lượng kế ở đĩa thứ nhất xuống rồi đổ dầu hỏa vào cốc ở đia thứ nhất cho đến khi cân bằng với cốc nước bên kia. Khối lượng dầu hỏa đổ vào cũng là:

\(m_{dh}=m\)

* Đổ nước vào nhiệt lượng kế, dùng nhiệt kế đo nhiệt độ t1 của nước.

* Đặt cốc dầu hỏa lên bếp điện, đun nóng đến một lúc nào đó rồi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ t2 của dầu hỏa lúc này.

* Đổ dầu vào nhiệt lượng kế đã có nước dùng nhiệt kế đo nhiệt độ dần rồi xác định nhiệt độ t khi đã cân bằng.

Theo phương trình cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng dầu hỏa tỏa ra bằng nhiệt lượng nước và nhiệt lượng kế (có nhiệt dung riêng đã biết) thu vào:

\(Q_{nlk}+Q_n=Q_{dh}\\ \Rightarrow m.c_{nlk}.\left(t-t_1\right)+m.c_n\left(t-t_1\right)=m.c_{dh}.\left(t_2-t\right)\\ \Rightarrow c_{nlk}\left(t-t_1\right)+c_n.\left(t-t_1\right)=c_{dh}.\left(t_2-t\right)\\ \Rightarrow c_{dh}=\dfrac{\left(t-t_1\right)\left(c_{nlk}+c_n\right)}{t_2-t}\)

21 tháng 4 2019

hay í

V
violet
Giáo viên
19 tháng 4 2016

Nhiệt lượng mà nước thu vào là:
Q1 = m1.C1.( t - t1 ) = 0,5.4190.( 20 - 13) = 14665 ( J)
Nhiệt lượng mà miếng kim loại tỏa ra là:
Q2 = m2.C2.( t2 - t ) = 0,4.80.C1 = 32.C2 ( J)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có:
Q1 = Q2
=> 14665 = 32.C2
=> C2 = 14665 : 32 ~ 458 ( J/ kg.k)

(Đây chính là nhiệt dung riêng của thép)

Nhiệt lượng kim loại toả ra

\(Q_{toả}=0,5.c_1\left(100-30\right)=35c_1\)

Nhiệt lượng nước thu vào 

\(Q_{thu}=1.4200\left(30-25\right)=21000J\)

 Ta có phương trình cân bằng nhiệt

\(Q_{toả}=Q_{thu}\\ 35c_1=21000\\ \Rightarrow c_1=600J/Kg.K\)

15 tháng 3 2017

Nhiệt lượng do kim loại tỏa ra là: Q1 = m1.c1.(t1 – t)

Nhiệt lượng do nước thu vào là: Q2 = m2.c2.(t - t2)

Phương trình cân bằng nhiệt: Q1 = Q2 hay m1.c1.(t1 – t) = m2.c2.(t - t2)

Nhiệt dung riêng của kim loại là:

Giải bài tập Vật Lý 8 | Giải Lý lớp 8

29 tháng 4 2017

C3. Để xác định nhiệt dung riêng của một kim loại, người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chứa 500 g nước ở nhiệt độ 130C một miếng kim loại có khối lượng 400 g được nung nóng tới 1000C. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 200C. Tính nhiệt dung riêng của kim loại. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4 190 J/kg.K

Bài giải:

Nhiệt lượng miếng kim loại tỏa ra:

Q1 = m1 . c1 . (t1 – t) = 0,4 . c . (100 – 20)

Nhiệt lượng nước thu vào:

Q2 = m2 . c2 . (t – t2) = 0,5 . 4190 . (20 – 13)

Nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào:

Q1 = Q2

0,4 . c . (100 – 20) = 0,5 . 4190 . (20 – 13)

C = 458 J/kg.K

Kim loại này là thép


30 tháng 4 2017

Nhiệt lượng miếng kim loại tỏa ra:

Q1 = m1 . c1 . (t1 – t) = 0,4 . c . (100 – 20)

Nhiệt lượng nước thu vào:

Q2 = m2 . c2 . (t – t2) = 0,5 . 4190 . (20 – 13)

Nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào:

Q1 = Q2

0,4 . c . (100 – 20) = 0,5 . 4190 . (20 – 13)

C = 458 J/kg.K

Kim loại này là thép.