Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có người cho rằng truyện này đặt tên là Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng. Ý kiến của em thế nào?
Không thể đặt như vậy vì:
- Về mặt hình thức: nhan đề quá dài
- Mụ vợ ông lão đánh cá là nhân vật chính, triển khai theo mạch mức độ tăng tiến theo những đòi hỏi vô lý của mụ nhưng sự đối thoại trực tiếp trong truyện là ông lão- con cá.
- Câu chuyện tô đậm lòng tốt, tính thiện của con người.
5 lần
- Lần đầu xin một chiếc máng lợn mới
- Lần thứ hai xin một ngôi nhà rộng và đẹp
- Lần thứ ba xin cho mụ vợ được làm nhất phẩm phu nhân
- Lần thứ tư xin cho mụ vợ làm nữ hoàng
- Lần thứ năm xin cho mụ vợ làm Long Vương
CÓ NGƯỜI CHO RẰNG......... MÌNH CHO RẰNG Ý KIẾN NÀY LÀ ĐÚNG BỞI VÌ MỤ VỢ LÀ NHÂN VẬT CHÍNH LÚC NÀO CŨNG XUẤT HIỆN LIÊN TỤC TRONG TRUYỆN .
Hoàn cảnh: một hôm ông lão ra biển đánh cá và bắt được con cá vàng, con cá cất tiếng kêu van và hứa sẽ đền ơn ông, muốn gì cũng được.
Trong truyện ông lão ra biển năm lần gặp cá vàng:
+ Lần 1: Thế là ông lão đi ra biển
+ Lần 2: Thế là ông lão lại đi ra biển
+ Lần 3: Ông lão lại lóc cóc ra biển
+ Lần 4: Ông lão đành lủi thủi ra biển.
+ Lần 5: Ông lại đi ra biển
- Việc lặp lại hành động này là chủ ý của truyện cổ tích, nhằm:
+ Gợi ra các tình huống cuốn hút người nghe, người đọc.
+ Mỗi lần lại xuất hiện chi tiết mới: lòng tham của mụ vợ tăng lên, cảnh biển và tâm trạng của ông lão thay đổi.
refer
Tôi là một người dân chài vùng biển, năm nay cũng gần sáu mươi tuổi, tôi sống cùng lão chồng già của mình. Gia đình tuy không khá giả nhưng đầm ấm. Ngày ngày, tôi ở nhà chăm lợn, trồng rau, vá lưới, chồng ra biển đánh cá hòng kiếm bữa cơm, có khi nhiều thì đem bán lấy tiền đong gạo. Cuộc sống cứ thế qua ngày, chẳng giàu sang, phú quý nhưng bình yên bên những người hàng xóm.
Một hôm, khi tôi đang ngồi vá lưới trước sân nhà, thì lão già đi thả về, trông lão có vẻ hồ hởi, vui mừng lắm. Nhìn lão, tôi hỏi:
-Hôm nay có gì vui mà ông phấn khởi thế ?
Tôi vừa dứt lời, lão kể:
- Hôm nay tôi gặp chuyện kì lạ lắm bà ạ. Cả buổi sáng tôi quăng chài kéo lưới nhưng không bắt được bất cứ con cá nào, tôi chán nản quyết quăng mẻ cuối thì giăng được một con cá vàng. Kì lạ thay, khi tôi gỡ cá vàng ra khỏi lưới, thì nó cất tiếng van xin thảm thiết:
- Ông lão ơi, ông lão, ông thương tình mà tha cho tôi để tôi được trở về với chốn biển cả. Tôi hứa sẽ đền lại cho lão xứng đáng, ông muốn gì tôi cũng sẽ đáp ứng lão. Xin hãy ban ơn, ban phước mà tha cho tôi.
Nghe nó nói vậy, tôi vừa ngạc nhiên vừa xúc động. Rồi không do dự, tôi quyết định thả nó ra mà không cần chút báo đáp nào. Lòng tôi thấy vui mừng và an nhiên vô cùng.
Nghe lão kể chuyện, lòng tôi cứ nôn nao khó tả. Cái lão già khốn kiếp này thật là ngu ngốc mà. Lòng tham nổi lên, tôi không kiềm chế được mà mắng lão tới tấp:
- Ông không thấy mình khốn khổ lắm à, nhà cửa thì rách nát, đến cái máng lợn ăn cũng sứt mẻ, khổ cực. Ít ra cũng nên đòi hỏi chút báo đáp, ân huệ chứ. Lão mới có chừng ấy tuổi mà lẩm cẩm thế à, miếng ăn tới nơi còn không biết tận dụng. Ông hãy mau ra biển mà xin cái máng lợn ăn mới đi, tôi chịu không nổi cái sự ngốc nghếch của ông rồi đấy.
Nghe xong lời quát, lão rơm rớm nước mắt, bần thần ra biển xin cá vàng. Tôi ở nhà mong đợi, bởi tôi nghĩ nếu cá vàng đã nói thế thì chắc chắn là có phép lạ, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của vợ chồng tôi.
Đang chăm chú nghĩ thì bỗng có luồng sáng xuất hiện, một cái máng lợn mới thấy thế cho cái máng lợn cũ hiện ra. Lúc ấy chồng tôi cũng vừa về, lão lật đật chạy vào xem cái máng lợn mới, ra vẻ hài lòng, thích thú. Lúc này, tôi lại nghĩ nếu con cá vàng có phép thuật lớn như vậy, mình không thể sống trong căn nhà nghèo khổ, rách nát này được. Đây là cơ hội đổi đời. Tôi bèn nói với chồng:
- Ông mau mau ra xin con cá ấy một ngôi nhà thật mới thật đẹp và lộng lẫy đi. Chẳng lẽ cứ sống cực khổ như thế này mãi.
Lão chồng tôi nghe xong, giật mình bảo:
-Thôi bà ạ, cá vàng hứa trả ơn ta nó cũng trả rồi, mình cũng sống thế này bao năm có quản gì mà bà lo lắng.
Tôi mắng lão:
- Ông không biết nắm bắt cơ hội à, nhanh nhanh đi đi, đừng vòng vo chi thêm nữa, ý tôi đã quyết.
Thế là ông chồng tôi lại nhanh chóng ra biển. Tôi ở nhà mong đợi điều kỳ diệu sắp đến, vài phút sau, căn nhà tồi tàn cũ nát được khoác lên một vẻ mới khang trang, xa hoa, lộng lẫy. Tiện nghi đầy đủ, giàn hoa trước cổng vô cùng xinh đẹp, chưa bao giờ tôi được sống trong một căn nhà tuyệt vời như thế này. Tôi say sưa hưởng thụ tất cả những gì trước mắt mình mà không màng lo nghĩ tới xung quanh. Nhưng trong phút chốc, lòng tham của tôi lại nổi lên, tôi không thể ngừng ước muốn những thứ lớn lao hơn nữa. Tôi muốn mình được cung phụng, được có kẻ hầu người hạ, được là một nữ hoàng khiến bao kẻ phải sụp lạy, cúi đầu. Lúc này đây, trong tôi chỉ còn lại lòng tham và sự ích kỷ, dường như những phù phiếm xa hoa đã cướp mất đi lý trí của tôi, khiến tôi quên đi người chồng tình nghĩa bấy lâu cùng mình chung sống, một người như tôi sao lại lấy cái gã nghèo hèn, bẩn thỉu kia làm chồng cơ chứ?
Rồi tôi nhìn lão chồng tôi đầy không bỉ mà nói:
-Lão kia, ông hãy ra nói với cá vàng hãy để ta được làm nhất phẩm phu nhân. Nhanh lên, đừng để ta tức điên lên nữa.!
Ông chồng nhìn tôi bằng ánh mắt đầy phẫn nộ và tràn trề thất vọng: - Bà điên rồi sao? Sống trong nhung lụa thế chưa thoả mãn bà sao? Tại sao lại có suy nghĩ điên rồ như thế chứ?
Tôi nghe xong không nuốt cơn tức, lên giọng:
-Nhanh đi đi, đừng lắm lời.
Rồi lão ngậm ngùi một mình ra biển gọi cá vàng. Được cá vàng chấp thuận lời đề nghị, tôi trở thành một nhân phẩm phu nhân như ý. Bộ quần áo sang trọng, đôi hài đắt tiền, vàng bạc đeo lên người không biết bao nhiêu cho kể. Tôi sung sướng hết thảy, bao nô nhân hầu hạ cứ bận rộn khắp nhà, ai cũng phải nghiêng mình cúi đầu, thật hả hê, hãnh diện. Lão chồng cũng nhìn tôi thụp lạy:
- Kính thưa nhất phẩm phu nhân, chắc hẳn người đã hài lòng rồi nhỉ? Không để lão ta nói thêm câu nào, cơn giận sôi lên, tôi sai bọn gia nhân đẩy lao ra chuồng ngựa dọn dẹp. Từ đấy, tôi sống trong sự giàu sang phú quý, còn lão chồng bị tôi đày đọa như một người ở trong chính ngôi nhà này. Với tôi, đó là sự trừng phạt đích đáng cho tội ngu dốt và nhu nhược của lão.
Sau một thời gian, chán cảnh làm phu nhân, tôi bèn sai người gọi lão tới và ra lệnh:
- Lão già kia, giờ ta muốn trở thành nữ hoàng của vương quốc để cai trị một cõi này. Ngươi mau ra biển và bảo với con cá vàng kia đi, không thì đừng trách ta độc ác.
Lão chồng nghe xong thì tay chay bủn rủn. Lão hét lên trong tuyệt vọng:
- Mụ điên thật rồi! Đừng tác oai, tác quái thêm nữa, tỉnh táo lại đi!
Tôi không hề bận tâm đến những lời lão nói, sai người đuổi lao ra biển. Một lúc sau, từ ngôi nhà tráng lệ đã trở thành một cung điện nguy nga, tôi một bước lên ngôi nữ hoàng, tổ chức tiệc tùng ăn chơi trong cùng điện. Bao binh lính, thị vệ vây quanh, cuộc sống nữ hoàng quả thật rất sung sướng, chưa bao giờ tôi trải qua cảm giác này, tôi lấy làm tự đắc lắm.
Nhưng rồi cũng nhanh chóng chán nản, tôi ôm mộng trở thành một Long Vương ngự trị dưới Long Cung để con cá vàng kia hầu hạ. Tôi gọi lão chồng già ngu muội tới và ra lệnh cho lão ra biển nói với cá vàng lời đề nghị đó. Khi lão vừa ra đi, trong lòng tôi chắc mẩm sẽ được toại nguyện, đầu suy nghĩ nhiều cách để hành hạ con cá vàng kia và lão già. Nhưng không ngờ, vừa hay trong chớp mắt tất cả đã biến mất, trước mắt tôi giờ chỉ còn chiếc máng lợn sứt mẻ và ngôi nhà tồi tàn. Tôi thét lên trong vô vọng, tất cả đã mất hết, bao nhiêu của cải, quyền lực chẳng còn gì cả. Nước mắt giàn giụa, tiếc nuối, đau lòng, hối hận khôn xiết. Tôi bần thần chán nản, lặng lẽ bên xó bếp. Lão chồng tôi cũng vừa về tới, thấy cảnh này lão chỉ lắc đầu ngán ngẩm mà không nói gì.
Một hồi lâu, lão nhìn tôi ân cần bảo:
-Thôi bà ạ, nghèo thì mình sống theo cách của người nghèo, cố gắng rồi mọi chuyện cũng qua. Tôi tựa đầu vào vai lão mà khóc sụt sùi, lão chưa bao giờ ruồng bỏ tôi cả, dù cho tôi có tàn nhẫn đến thế nào cuối cùng lão vẫn là người bên cạnh động viên , bảo vệ tôi. Tôi thật sự thấy có lỗi và buồn vô tận, chỉ vì sự ích kỉ và lòng tham, chưa bao giờ thoả mãn với những gì mình đang có mà cuối cùng phải nhận lấy kết cục bi thảm. Đó là một bài học trong đời, sau cùng, tôi hiểu được rằng, những của cải do chính bàn tay và lao động của mình làm ra mới bền vững và tồn tại mãi, điều mà mình xứng đáng có được phải xuất phát từ tấm lòng của một người thiện lương.
tham khảo
Vợ chồng tôi sinh sống ngay trên bờ biển. Suốt ngày tôi đi đánh cá còn bà lão ở nhà kéo sợi. Cuộc sông của chúng tôi tuy nghèo nhưng hạnh phúc. Tôi chẳng ước ao gì hơn khi gần cuối đời được sống thanh thản. Song sự đời đâu chiều theo ý muốn của con người dù họ đã cam chịu. Có một chuyện xảy ra khiến cho đến bây giờ tôi vân còn nhớ mãi.
Hôm đó tôi ra biển đánh cá, vợ tôi ở nhà kéo sợi như thường lệ. Tôi thả lưới lần đầu tiên chỉ thấy rong biển, lần thứ hai trong lưới chỉ có một con cá vàng. Tôi định bắt con cá thì… lạ chưa, cá cất tiếng kêu vang:
- Ông lão ơi! Ông sinh phúc thả tôi xuống biển, tôi sẽ đền ơn ông, ông muốn gì cũng được!
Tôi rất ngạc nhiên, từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến nay tôi chưa bao giờ thấy một con cá nào biết nói như vậy, song tôi vẫn thả nó xuống biển và nói:
- Trời phù hộ cho người, ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì!
Về nhà tôi đem chuyện đó kể cho vợ tôi nghe, không ngờ bà lão mắng:
- Đồ ngốc, sao không bắt con cá vàng đền cái gì? Đòi một cái máng cho lợn ăn không được à? Cái máng nhà ta gần vỡ rồi!
Tôi nghĩ cũng phải, liền di ra biển, biển gợn sóng êm ả. Tôi cất tiếng gọi, cá vang bơi lên hoi:
- Ông lão ơi, ông cần gì thế?
Tôi chào và nói:
- Vợ tôi muốn một cái máng mới, cái máng nhà tôi đã sứt mẻ cả rồi. Cá trả lời:
- Ông lão cứ về đi, đừng băn khoăn gì cả. Tôi sẽ giúp ông, ông sẽ có một cái máng mới.
Tôi về đến nhà, vợ tôi đã có cái máng mới thật, nhưng vừa trông thấy mặt tôi, mụ đã quát to:
- Đồ ngu, đòi một cái máng thật à? Một cái máng thì thấm vào dâu, đi tìm con cá đòi mọt cái nhà to và đẹp.
Thế rồi mụ càu nhàu, té tát mãi, không chịu được tôi đành đi ra biển. Biển xanh dã nổi sóng. Tôi cất tiếng gọi cá, cá bơi lên hỏi:
- Ông lão ơi! Ông cần gì thế?
Tôi cúi đầu và nói:
- Cá ơi, giúp tôi với! Mụ vợ mắng tôi nhiều hơn, chẳng để tôi yên chút nào. Mụ đòi mọt tòa nhà đẹp.
Cá vàng đáp ngay:
- Ông lão đừng băn khoăn quá! Cứ về đi! Ông sẽ có một tòa nhà to và đẹp.
Trở về nhà, tôi đã thấy mụ vợ ngồi chễm chệ trong căn nhà mới như lời hứa của cá vàng.
Nhưng cũng ngay lập tức, mụ nổi trận lôi đình bắt tôi quay trở lại đòi cho mụ được lam nhất phẩm phu nhân.
“Mụ thì làm sao có thể thành nhất phẩm phu nhân được kia chứ”, tôi thầm nghĩ. Nhưng vốn đã quen chịu đựng, tôi vẫn đi ra biển. Không ngờ theo yêu cầu của tôi, cá vàng đã làm cho mụ được như ý.
Khổ nỗi tôi bị đuổi ra khỏi tòa dinh thự trở thành người quét chuồng ngựa cho vợ từ ngày mụ chán làm Nhất phẩm phu nhân mà đòi tôi xin ca bằng được cho mụ làm Nữ hoàng.
Được ít tuần làm Nữ hoàng thấy chán, mụ lại gọi tôi đến và bảo:
- Mày đi tìm con cá vàng và bảo nó là tao không muốn làm Nữ hoàng nữa, tao muốn làm Long Vương ngự trên biển, để bắt con cá vàng hầu hạ theo ý muốn của tao!
Lúc này tôi đã ở vào thế không dám trái ý. Tôi đành lủi thủi đi ra bờ biển. Một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Tôi run run gọi con cá vàng. Con cá bơi lên hoi:
- Ông lão có việc gì thế? Ông lão cần gì?
Tôi cúi đầu chào con cá và nói:
- Cá ơi giúp tôi với! Thương tôi với. Tôi sống làm sao được với mụ vợ quái ác này! Bây giờ mụ ấy không muốn là Nữ hoàng nữa, mụ ấy muốn làm Long Vương để bắt cá vàng phải hầu hạ làm theo ý muốn của mụ.
Vừa nghe nói, cá vàng lặng lẽ lặn mất tăm. Tôi chờ mãi vẫn chẳng thấy cá vàng trở lại. Đợi mãi, đợi mai, tôi đành phải quay về, trong lòng vô cùng lo lắng khi nghi đến sự giận dữ còn đáng sợ hơn bão biển.
Nhưng lạ chưa, về đến nơi, tất cả lâu đài nguy nga tôi đã cầu xin cá vàng đều biển mất. Trước mắt tôi là túp lều trành nát khi xưa và mụ vợ đang ngồi quay sợi bên cái mắng lợn ăn sứt mẻ.
Tội chợt bừng tỉnh. Chỉ tại mụ vợ tham lam vô độ còn tôi thì từ ông chồng nhu nhược thành kẻ nổ lệ mới nên cơ sự này.
Nhìn thấy tôi, mụ vợ tôi chẳng nói gì, cứ cúi đầu kéo sợi. Tôi cầu trời cho mụ trở lại hiền lành như cũ, dể tôi trở lại làm chồng và vợ chồng tôi lại được sống thanh thản như xưa.
Puskin là đại danh hài người Nga. Ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ trong đó có bài “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Tác phẩm cho thấy những người sống nhân hậu hiền lành thì cuối cùng cũng sẽ được đền đáp. Còn những kẻ tham lam có voi đòi tiên thì cuối cùng sẽ bị bào ứng
Truyện kể về ngày xưa có hai vợ chồng sống nghèo khổ. Một ngày ông lão đi đánh cá nên bắt được một con cá vàng.Con cá xin con cá tha cho,ông muốn gì ông cũng cho. Mụ vợ tham lam bắt ông lão phải đòi được những gì theo ý mình. Lòng tham,bà mụ bắt con cá cho một lâu đài và cá phải hầu hạ bà.Cá vàng tức giận bắt mụ trở về cuộc sống nghèo khổ như xưa.
Trước tiên ông lão là một người nghèo khổ nhưng rất lương thiện.Ngày ngày ông không quản mưa nắng vẫn cần mẫn đi kiếm sống qua ngày. Đối với một người đi đánh cá thì việc bắt được cá là mục tiêu của họ . Nhưng khi bắt được con cá vàng ,nó cầu xin ông tha mạng thì ông lão dã thả con cá trở về biển về đại dương. Ta thấy ông lão là một người rất nghèo khó không có cuộc sống no đủ nhưng trước lời cầu xin của con cá thì ông sẵn sàng trả con cá về mặc dù đó đồng nghĩa với việc hôm nay ông sẽ không thu hoạch được gì. Ta thấy được tấm lòng lương thiện bao dung của ông lão đối với cả một động vật nhỏ bé.Nhưng ngược lại tấm lòng lương thiên ấy là mụ vợ của ông khi biết được chuyện đã quát mắng ông bắt ông năm lần bảy lượt ra bắt cá làm theo ý định của mụ ta. Ông lão buộc phải đồng ý với mụ vợ và chán nản đi ra biển nhờ cá giúp đỡ theo ý của mụ. Qua đây ta thấy được ông lão có phân hơi nhu nhược trước mụ vợ.Ông không hề quyết đoán mà chỉ biết nghe lời vợ chấp nhận theo ước muốn của mụ ta.Ông cúng không đồng tình với ý mụ vợ nhưng ông không đủ dũng cảm để chống lại mụ ta. Ta thấy ở đây ông lão la một người vô cùng lương thiện . Khi con cá hỏi ông có ước muốn gì không thì ông không hề tham lam ông không cần gì cả mà vẫn vui vẻ trả con cá về biển. Ông chính là biểu tượng của một người nông dân trong chế độ xã hội cũ. Đối với mụ vợ thì ông lão không chỉ là chồng mà còn là ân nhân vì có ông nên mụ vợ mới được sống sung sướng. Nhưng mụ vợ không hề biểu được điều đó mà luôn có thái độ coi thường quát mắng ông. Mụ chỉ coi ông như một người đầy tớ một người để bà sai bảo và chỉ có thể cúi đầu nghe lệnh. Kết thúc truyện hình ảnh mụ vợ phải trở về cuộc sống như xưa nên rất thích đáng. Trước đây mụ chưa từng được sống trong giàu sang phú quý nên mụ chưa hiểu được sự sung sướng là như thế nào nhưng khi mụ đang được sống sung sướng mà lại trở về nghèo khó thì đó không chỉ là một sự trừng phạt về cả tinh thần. Mụ chắc chắn sẽ không thể chịu được cuộc sống đó lúc nào cũng chỉ cảm thấy khó chịu uất ức nhục nhã ê chề đến cực điểm. Cá vàng trừng trị ông lão cả về tội tham lam và bội bạc nhưng ta thấy rằng tội bội bạc có phần lớn hơn. Mụ vợ không những khi có được cuộc sống giàu có thì chuyển sang không coi con cá là ông nhân của mình mà còn bôi bạc với người chồng đã sống với mình mấy chục năm.
Ở đây con cá chính là một biểu tượng cho sự biết ơn khi ông lão thả con cá về thì con cá cho ông được cái mình muốn. Con cá chính là hình ảnh tưởng tượng của nhân dân ta để báo đáp những người sống thật thà lương thiện . Đồng thời con cá cũng là công cụ để nhân dân ta thi hành sự trừng trị thích đáng đối vói những kẻ tham lam bạc bẽo.
Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh “trước mặt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”. Cái kết cục ấy là tất yếu nhưng cũng đã để lại cho người đọc người nghe nhiều suy nghĩ. Với ông lão, việc trở về cuộc sống bình thường hẳn sẽ tốt hơn rất nhiều. Còn với mụ vợ, con người không có chút công lao gì với cá vàng mà lại đòi hỏi quá nhiều thì việc mất hết những gì mụ đã có (mà không phải bỏ ra chút công sức nào) là lẽ công bằng, một sự trừng phạt đích đáng cho thói tham lam vô độ và sự bội bạc của mụ đối với ông lão. Đó cũng là sự thể hiện ước mơ công lí của nhân dân. Ta thấy câu truyện ông lão đánh cá và con cá vàng chính là một câu chuyện điển hình của truyện cổ tích dân gian.Mà đã là chuyện cổ tích thì thường thể hiện ước muốn của nhân dân đó chính là cái thiện sẽ được báo đáp còn những kẻ tham lam bội bạc thì sơm muộn gì cũng sẽ bị trừng trị thích đáng nhất.Câu chuyện cũng thể hiện một phần nào đo ước muốn có cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân trong cuộc sống cực khổ ở xã hội đương thời.
Tác phẩm đề cao lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và bài học đích đáng cho những kẻ bội bạc tham lam.Đó cũng là mong ước muôn đời của nhân dân ta.
Không đồng ý đổi tên truyện vì:
- Người gặp được cá là ông lão, người trực tiếp tiếp xúc với cá cũng là ông lão.
- Nếu đổi tên truyện như thế vô hình chung biến mụ vợ và thói xấu của mụ ta trở thành phần trung tâm của truyện, người đọc dễ nhầm lẫn rằng truyện có ý đề cao thói tham lam.