K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2021

Lên google nhiều lắm bn.

17 tháng 11 2021

toàn ko giống đề cương cho đâu

14 tháng 12 2016

ai bk ko

14 tháng 12 2016

thể cũng trả lời

27 tháng 11 2016

Máy đứng thì có

28 tháng 11 2016

- Mình tắt máy.. thii lại vẫn vậy.

6 tháng 11 2017

9.12) Một bình cầu được nối với một ống chữ U có chứa thủy ngân

Giải

a) Áp suất không khí trong bình cầu lớn hơn áp suất của khí quyển

b) Độ chênh lệch áp suất không khí và trong bình cầu và áp suất khí quyển là :

\(5440N\backslash m^3=5440Pa\)

6 tháng 11 2017

Câu 10) Nói áp suất khí quyển bằng 76 cm Hg có nghĩa là không khí gây ra một áp suất bằng áp suất ở đáy của cột thủy ngân cao 76 cm.

+ Thí nghiệm Tô-ri-xen-li.
Nhà bác học Tô-ri-xen-li (1608 – 1647) người Ý là người đầu tiên đo được độ lớn áp suất khí quyển.
Ông lấy một ống thuỷ tinh dài khoảng 1m, một đầu kín, đổ đầy thuỷ ngân vào. Lấy ngón tay bịt miệng ống rồi quay ngược xuống. Sau đó, nhúng chìm miệng ống vào chậu đựng thuỷ ngân rồi bỏ ngón tay bịt miệng ra. Ông nhận thấy thuỷ ngân trong ống tụt xuống, còn lại khoảng 76cm tính từ mặt thoáng của thuỷ ngân trong chậu.

+ Cách tính Độ lớn của áp suất khí quyển
Hãy tính áp suất tại B, biết trọng lượng riêng của thuỷ ngân (Hg) là 136000N/m3.

Áp suất của cột thuỷ ngân tác dụng lên B là :
p = h.d = 0,76m.136000 N/m3= 103360 (N/m2).
Vì áp suất khí quyển bằng bằng áp suất gây ra bởi cột thuỷ ngân trong ống Tô-ri-xen-li, nên người ta còn dùng chiều cao của cột thuỷ ngân này để diễn tả độ lớn của áp suất khí quyển.
VD : Áp suất khí quyển ở điều kiện bình thường là 76cmHg

=> Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tô-ri-xen-li, do đó người ta thường dùng đơn vị mmHg (mi li mét thuỷ ngân) làm đơn vị đo áp suất khí quyển

8 tháng 4 2019

Ta thấy áp lực tạo bởi áp suất khí quyển tác dụng lên tờ giấy từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của phần nước trong cốc nên nước không chảy ra ngoài.

3 tháng 2 2023

Trọng lượng của vật là

\(P=\dfrac{A_i}{h}=\dfrac{A_{tp}\cdot85\%}{h}=\dfrac{16000\cdot85\%}{10}=1360\left(N\right)\)

`=>m =P/10 = 1360/10 = 136kg`

Độ dài mpn là

\(l=s=\dfrac{A_{hp}}{F_k}=\dfrac{A_{tp}-A_i}{F_k}=\dfrac{16000-16000\cdot85\%}{150}=16m\)

10 tháng 2 2023

https://vatly247.com/boi-duong-hoc-sinh-gioi-ap-suat-ap-suat-chat-long-ap-suat-chat-khi-binh-thong-nhau-a8247.html

25 tháng 4 2016
ĐỀ THI

I. TRẮC  NGHIỆM (2 điểm) khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất

Câu 1: Quả táo đang ở trên cây, năng lượng của quả táo thuộc dạng nào?

A. Thế năng đàn hồi

B. Thế năng hấp dẫn

C. Động năng

D. Không có năng lượng

Câu 2: Nước biển mặn vì sao?

A. Các phân tử nước biển có vị mặn.

B. Các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.

C. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

D. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.

Câu 3. Người ta thường làm chất liệu sứ để làm bát ăn cơm, bởi vì:

A. Sứ lâu hỏng

B. Sứ rẻ tiền

C. Sứ dẫn nhiệt tốt

D. Sứ cách nhiệt tốt

Câu 4. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra chủ  yếu

A. Chỉ ở chất khí

B. Chỉ ở chất lỏng

C. Chỉ ở chất khí và lỏng

D. Ở cả chất khí, chất lỏng và chất rắn.

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 5.Phát biểu định nghĩa nhiệt năng? Đơn vị đo nhiệt năng là gì?Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật?(2đ)

Câu 6.  Kể tên các hình thức truyền nhiệt ? Cho biết hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất: rắn, lỏng, khí và chân không?(2đ)

Câu 7. Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh ? (1đ)

Câu 8. Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,6kg vào 200g nước, miếng đồng nguội đi từ 100oC xuống 30oC. Hỏi :

a)     Nước nhận một nhiệt lượng bằng bao nhiêu ?(1,5đ)

b)    Nước  nóng thêm bao nhiêu độ ? (1,5đ)

Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra môi trường xung quanh. Cho nhiệt dung riêng của đồng và của nước là 380J/kg.K và 4200J/ kg.K. 

 

ĐÁP ÁNI. TRẮC NGHIỆM: Khoanh đúng đạt 0,5 điểm  

Câu 1. B

Câu 2. D

Câu 3. D

Câu 4. C

 II. TỰ LUẬN

Câu 5:

-Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng.

- Đơn vị nhiệt năng: J (Jun)

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

Câu 6:

-  Có  3 thức truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt

- Hình thức truyền nhiệt chủ yếu :

   + Chất rắn : dẫn nhiệt

   + Chất lỏng và khí : đối lưu

   + Chân không : bức xạ nhiệt.

Câu 7:

Do nước nóng các phân tử chuyển động càng nhanh 

Câu 8:

Tóm tắt:

m1= 0,6kg

c1 = 380 J/ kg.K

t= 1000C

t = 300C

m2 = 200g=0,2kg

c2 = 4200 J/kg.K

Q2 ?

∆t ?

Giải:

a) Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra:

Q1 = m1.c1.( t1 - t)

     = 0,6.380.(100 - 30 )

     =   15960  (J)

Nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra:

    Q2 = Q1 = 15960 (J)

b) Độ tăng nhiệt độ của nước:

Q2 = m2.c2. t

Suy ra ∆t = Q2/m2.c2 = 15960/0,2.4200 = 19 (oC)

                                      Đáp số: Q­2 =  15960 J

                                                  ∆t = 19oC

25 tháng 4 2016

Thêm các đề khác nè: 10 Đề thi học kỳ 2 môn Vật Lý lớp 8 rất hay