K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2020

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

19 tháng 2 2021

mk

mk t bp 

19 tháng 7 2020

PTOLEMY(100-178) là một nhà bác học Hy Lạp xuất sứ từ Tebaida, học hành và làm việc tại Alexandria. Ông viết nhiều tác phẩm trong các lĩnh vực: toán học,thiên văn học, địa lý và nhạc.

Ptolemy đã nghiên cứu ra 48 chòm sao cô điển:''48 chòm sao cổ điển của Ptolemy".Ví dụ như chòm sao Đại Kuyển,là một trong 48 chòm sao cổ điển của Ptolemy và là một trong 88 chòm sao hiện đại. Nó đại diện cho một trong những chú chó đi theo người thợ săn Lạp Hộ.

Mình không thể ghi hết nghĩa của 47 chòm sao còn lại được nên mình chỉ ghi tên thôi nha:Chòm sao Anh Tiên, chòm sao Ba Giang,chòm sao Bạch Dương,chòm sao Bảo Bình, chòm sao Bắc Miện,chòm sao Cung Thủ,chòm sao Cự Giải,chòm sao Cự Tước ,chòm sao Cự Xà,chòm sao Đại Hùng,chòm sao Hải Đồn,chòm sao Kim Ngưu ,chòm sao Kình Ngư,chòm sao Lạp Hộ,chòm sao Ma Kiết,chòm sao Lục Phu,chòm sao Nam Miện,NamNgư,Ngự Phu,Nhân Mã,chòm sao Ô Nha,chòm sao Phi Mã,chòm sao Sài Lang,Song Ngư ,Sư Tử,chòm sao Tam Giác,Thất Nữ,Thiên Bình,Thiên Cầm,Thiên Đàn,Thiên Long,Thiên Nga,Thiên Thố,Thiên Tiễn,Thiên Ưng,Thiên Yết.Tiên Hậu,Tiên Nữ,Tiên Vương,Tiểu Hùng,Tiểu Khuyển,Tiểu Mã,Trường Xà ,Vũ Tiên,Xà Phu.

             CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA,MÌNH GHI RÕ RÀNG NHẤT RỒI ĐÓ! NHỚ "" CHO SỰ NHIỆT TÌNH , CẦN CÙ,VIẾT ĐẾN GÃY TAY CỦA MÌNH NHA.HI HI

2 tháng 5 2019

#)Góp ý : 

Mk sẽ giúp cho, nhưng chỉ phần giải nghĩa câu tục ngữ thui nhé ( khiếu viết văn = loz :P )

Nghĩa đen : 

      +) Mực : Là loại mực Tàu thường được các thầy đồ dùng để viết chữ thời xưa. Có màu đen tuyền

      +) Đèn : Là vật dụng dùng để thắp sáng cho con người làm việc khi trời tối hoặc ở nơi tối, xưa thường dùng đèn dầu

      +) Gần mực thì đen : Tức là nếu ở gần mực sẽ bị dây bẩn, lấm lem

      +) Gần đèn thì rạng : Tức là nếu gần ánh sáng những nơi có ánh sáng thì cũng sẽ được chiếu sáng, rạng rỡ

Nghĩa bóng : 

      +) Mực : Tức là những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống

      +) Đèn : Tức là những điều tốt đẹp, tích cực

      +) Gần mực thì đen gần đèn thì rạng : Muốn khuyên mọi người, nhất là lớp trẻ cần biết "chọn bạn mà chơi", chọn những con người tốt đẹp để học được những điều hay, điều phải trong cuộc sống

      +)Ý nghĩa khuyên răn, đúc kết của ông cha ta ngày xưa : Ông cha ta muốn răn dạy con cháu rằng trong cuộc sống phải biết học những điều tốt đẹp, chọn những người bạn tốt để học được điều hay. Nên tránh xa những cái xấu, cái tiêu cực, thói hư tật xấu, không lành mạnh dễ ảnh hưởng trở thành người xấu

#)Sorry bn mk chỉ giúp đc chút ít, mong bn hiểu cho !

thanks nhiều ^^mik hk không giỏi văn mấy=)) giỏi viết truyện thôi còn văn thì.....

Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.

“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.

Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.

Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cỡi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.

Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.

 
13 tháng 5 2019

Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.

“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.

Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.

Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cỡi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.

Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.



 

31 tháng 10 2021

Dạ hông

31 tháng 10 2021

mik ko có , trường mình cô cho sẵn đề về chuẩn bị 

  • Mở bài:

Cuộc sống không bao giờ dễ dàng. Đó là một điều cần thiết. Nếu mọi thành công đều đến quá dễ dàng, con người sẽ trở nên kiêu căng, xã hội sẽ loạn lạc. Chính vì, con người luôn phấn đấu mãnh liệt không ngừng để đạt được ước vọng khát khao của bản thân đã tạo nên động lực sống mạnh mẽ. Kiên trì luyện tập luôn là con đường ngắn nhất nhưng cũng nhiều chông gai nhất để đến thành công. Những người có bản lĩnh dám bước đi trên con đường đó thì mới thực sự tỏa sáng. bài học ấy thể hiện rõ ràng qua câu tục ngữ “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên”.

  • Thân bài:

Câu tục ngữ trên đã mượn hình ảnh mài dao để ví dụ cho sự chăm chỉ rèn luyện của con người và khuyên ta có học thì mới nên người. Nếu con dao có làm từ sắc thép hay vàng bạc nhưng không mài dũa thì cũng chẳng chặt đứt được gì. Cũng giống như vậy, con người dù cho có thông minh đến mấy nhưng không chăm chỉ học tập và chủ quan thì cũng chỉ là những kẻ ngu dốt. Không chỉ trong học tập mà đời sống và công việc cũng như vậy.

Không ai là hoàn hảo, ai ai cũng có khuyết điểm. Nhưng khuyết điểm lớn nhất đó chính là không biết khuyết điểm của bản thân nằm ở chỗ nào để sửa chữa. Có cố gắng kiên trì, có quyết tâm và năng lực thì không gì có thể cản được ta làm những điều mình mong muốn. Nếu bản thân chúng ta quá kém cỏi thì hãy rèn luyện nhiều hơn nữa để tốt hơn. Học, học nữa, học mãi, không chỉ học sinh mới cần phải học mà ngay cả khi trưởng thành thì cũng phải học. Học để biết, học để giỏi và học để nên người. Luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn, không đầu hàng trước số phận chính là những điều cơ bản nhất để con người trở nên hoàn thiện.

Học không phải chỉ nằm trong sách vở mà còn phải học trong đường đời. Học từ những lần chúng ta thất bại để trở thành kinh nghiệm đến thành công. Đừng sợ ta không đạt được ước mơ, còn trẻ thì hãy học thật nhiều để khi đã già rồi thì mới cảm thấy không hối tiếc. Nhiều người không học nhưng vẫn thành tài, chúng ta vẫn thường nghĩ như vậy để che đi sự lười biếng của bản thân, họ thành tài vì họ đã có biết bao nhiêu lần thất bại và tuyệt vọng nên mới trở nên tài giỏi như thế.

Không phải thất bại rồi là cứ làm lại như vậy để rồi thất bại một lần nữa. Thức tỉnh đi! Con người cần phải trở nên thay đổi. Tương lai vẫn đang chờ chúng ta. Hãy cố gắng đến cùng, hãy học đến khi không còn học được nữa.

  • Kết bài:

“Dao có mài mới sắc, người có học mới nên” là câu tục ngữ triết lý và lời động viên ý chí mãnh liệt. Hãy học khi còn có thể, quyết tâm cố gắng thì ta sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng với công sức đã bỏ ra.

#Học tốt#

14 tháng 3 2020
  • Mở bài:

Cuộc sống không bao giờ dễ dàng. Đó là một điều cần thiết. Nếu mọi thành công đều đến quá dễ dàng, con người sẽ trở nên kiêu căng, xã hội sẽ loạn lạc. Chính vì, con người luôn phấn đấu mãnh liệt không ngừng để đạt được ước vọng khát khao của bản thân đã tạo nên động lực sống mạnh mẽ. Kiên trì luyện tập luôn là con đường ngắn nhất nhưng cũng nhiều chông gai nhất để đến thành công. Những người có bản lĩnh dám bước đi trên con đường đó thì mới thực sự tỏa sáng. bài học ấy thể hiện rõ ràng qua câu tục ngữ “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên”.

  • Thân bài:

Câu tục ngữ trên đã mượn hình ảnh mài dao để ví dụ cho sự chăm chỉ rèn luyện của con người và khuyên ta có học thì mới nên người. Nếu con dao có làm từ sắc thép hay vàng bạc nhưng không mài dũa thì cũng chẳng chặt đứt được gì. Cũng giống như vậy, con người dù cho có thông minh đến mấy nhưng không chăm chỉ học tập và chủ quan thì cũng chỉ là những kẻ ngu dốt. Không chỉ trong học tập mà đời sống và công việc cũng như vậy.

Không ai là hoàn hảo, ai ai cũng có khuyết điểm. Nhưng khuyết điểm lớn nhất đó chính là không biết khuyết điểm của bản thân nằm ở chỗ nào để sửa chữa. Có cố gắng kiên trì, có quyết tâm và năng lực thì không gì có thể cản được ta làm những điều mình mong muốn. Nếu bản thân chúng ta quá kém cỏi thì hãy rèn luyện nhiều hơn nữa để tốt hơn. Học, học nữa, học mãi, không chỉ học sinh mới cần phải học mà ngay cả khi trưởng thành thì cũng phải học. Học để biết, học để giỏi và học để nên người. Luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn, không đầu hàng trước số phận chính là những điều cơ bản nhất để con người trở nên hoàn thiện.

Học không phải chỉ nằm trong sách vở mà còn phải học trong đường đời. Học từ những lần chúng ta thất bại để trở thành kinh nghiệm đến thành công. Đừng sợ ta không đạt được ước mơ, còn trẻ thì hãy học thật nhiều để khi đã già rồi thì mới cảm thấy không hối tiếc. Nhiều người không học nhưng vẫn thành tài, chúng ta vẫn thường nghĩ như vậy để che đi sự lười biếng của bản thân, họ thành tài vì họ đã có biết bao nhiêu lần thất bại và tuyệt vọng nên mới trở nên tài giỏi như thế.

Không phải thất bại rồi là cứ làm lại như vậy để rồi thất bại một lần nữa. Thức tỉnh đi! Con người cần phải trở nên thay đổi. Tương lai vẫn đang chờ chúng ta. Hãy cố gắng đến cùng, hãy học đến khi không còn học được nữa.

  • Kết bài:

“Dao có mài mới sắc, người có học mới nên” là câu tục ngữ triết lý và lời động viên ý chí mãnh liệt. Hãy học khi còn có thể, quyết tâm cố gắng thì ta sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng với công sức đã bỏ ra.

26 tháng 1 2019

Chọn đáp án: B

20 tháng 12 2019

Khi hỏi người lớn tuổi, các em cần chú ý những điểm sau:

    + Chú ý cách xưng hô phù hợp, lịch sự

    + Thể hiện được sự lễ phép, văn minh.

    + Bộc lộ được mục đích lời hỏi

    Em nên dùng cách hỏi: " Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?