Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
5.Nguyễn Thành Long là nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. Anh thanh niên - nhân vật chính của truyện đã khiến người đọc phải xúc động bởi phong cách sống cởi mở chân thành và rất khiêm tốn. Trong lần gặp gỡ đầu tiên, sau lời giới thiệu của bác lái xa, anh đã mời khách lên nhà chơi với thái độ hết sức chân thành và cởi mở. Khi ông họa sĩ cầm bút muốn vẽ chân dung anh, anh đã từ chối: "Không bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa, hay đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu" ... Và anh say sưa kể về những thành tích của họ. Đối với anh, những gian khổ, cuộc sống cô đơn mà anh sống không có nghĩa lí gì so với mọi người. Anh không bao giờ muốn mình được đề cao, khen ngợi. Những lời tâm sự thật thà của anh thanh niên với người họa sĩ già đã không những thể hiện anh là con người sống giản dị, khiêm nhường mà cao cả biết mấy mà còn vẽ ra trước mắt chúng ta một đội ngũ trí thức mới đang hi sinh và cống hiến thầm lặng cả tuổi thanh xuân, chất xám và hạnh phúc cá nhân của mình cho dân tộc , trên khắp mọi miền đất nước, kể cả những nơi tưởng chừng hoang vu, lặng lẽ như Sa Pa. Họ là những tấm gương đi trước, sáng ngời cho cô kĩ sư, cho thế hệ trẻ soi mình, dấn bước đi "Ơi những chàng trai, những cô gái yêu/Trên những đèo mây, những tầng núi đá/ Bàn tay ta làm nên tất cả".
=> Khởi ngữ: Đối với anh
=> Quan hệ từ: không những.....mà còn
Phần in đậm (b) là ý nghĩ của nhân vật (có chỉ dẫn “họa sĩ nghĩ thầm” trong lời người dẫn)
Dấu hiệu ngăn cách là dấu hai chấm, dấu ngoặc kép
Lê Nin đã nói là học học nữa học mãi
Hoạ sĩ nghĩ thầm là khách tới bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp chưa kịp gấp chăn chẳng hạn