Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án cần chọn là: B
Vùng chuyên canh là vùng chuyên sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh nổi bật nhất chủ yếu.
=> Góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng cường chuyên môn hóa sản xuất của vùng.
Giải thích: Qua bảng số liệu, ta thấy: Các vùng 1,2,3,4,7 có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng và các vùng 5,6 có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp giảm.
Đáp án: C
Hướng dẫn: Dựa vào Át lat Địa lý Việt Nam trang 18, tta thấy việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.
Chọn: B.
-Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi với Tây Nguyên:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...); cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).
+ Tây Nguyên: chủ yếu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn trồng trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa.
- Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Đồng bằng sông Hồng: có thế mạnh để trồng các cây thực phẩm (rau, đậu các loại) có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như cà chua, su hào, bắp cải,...: chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản,...
+ Đồng bằng sông Cửu Long: chủ yếu là các cây trồng của vùng nhiệt đới; chăn nuôi gia cầm, thủy sản,...
- Nguyên nhân: chủ yếu là do có sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa các vùng: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.
# Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
- Tây Nguyên:
+ Chủ yếu là trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (cà phê, cao su, hồ tiêu)
+ Cà phê trồng nhiều ở Tây Nguyên do Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, đất badan phù hợp với cà phê.
+ Chè là cây cận nhiệt ở cao nguyên Lâm Đồng nơi có khí hậu mát mẻ.
+ Chè búp chỉ trồng trên các cao nguyên có độ cao trên 1.000 m
+ Chăn nuôi bò thịt và bò sữa là chủ yếu.
+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: cà phê, đậu tương, chè búp, cao su, trâu bò, dừa, điều
- Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Chủ yếu là trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, sở, hồi quế,…)
+ Các cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá,….
+ Chăn nuôi trâu, bò lấy thịt, lấy sữa và lợn.
+ Chè búp trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ do có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp với cây chè.
+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: trâu bò, chè búp, đậu tương, lợn, ….
Tuy nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích trồng chè và chăn nuôi lớn hơn vùng Tây Nguyên.
2. Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đồng bằng sông Hồng:
+ Chủ yếu là cây thực phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (su hào, bắp cải, khoai tây,…)
+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: lợn, gia cầm, đay, cói, lúa gạo, thủy sản nước ngọt, đậu tương, trâu bò, chè búp.
- Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới.
+ Các sản phẩm nông nghiệp chính:lúa gạo, gia cầm, thủy sản nước ngọt, mía, lợn, đay, cói,…
Tuy nhiên, cùng là vùng trồng lúa và nuôi trồng thủy sản nhưng quy mô sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn rất nhiều so với Đồng bằng sông Hồng.
# Nguyên nhân của sự khác nhau đó.
- Do sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp: địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.
a) Nguyên nhân chủ yếu gây ra thời tiết lạnh về mùa đông ở vùng Tây bắc
- Do gió mùa đông bắc và độ cao địa hình
- Vùng Tây bắc bị khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn nên ít bị ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc; khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao địa hình bởi vì phần lớn lãnh thổ của vùng có nhiều khối núi cao trên 2.000m, nhiều đỉnh vượt trên 3.000m tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.
b) Duyên hải Nam Trung Bộ có mưa vào thu đông (khoảng tháng 8 đên tháng 1) : do đón nhận trực tiếp của các luồng gió thổi hướng đông bắc từ biển vào (gió mùa đông bắc, Tín phong nửa cầu Bắc), bão, áp thấp nhiệt đớ từ biển Đông dải hội tụ nội chí tuyến.
c) MIền Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại không có đai ôn đới : vì đai ôn đới chỉ xuất hiện ở độ cao trên 2.600mm, trong khi đó đỉnh núi cao nhất của miền mới đạt 2.598m (đỉnh Ngọc Lĩnh)
b, duyên hải miền trung có mưa về thu đông là vì :
mùa đông có gió mùa đông đi qua biển bị biến tính vào đất liền thổi vuông góc với dãy trường sơn bắc gây ra mưa lớn vào thu đông
HƯỚNG DẪN
a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Thế mạnh về tài nguyên: Giàu các loại tài nguyên khoáng sản: than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm, khí đốt...
- Hạn chế: Khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.
b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Thế mạnh về tài nguyên:
+ Rừng còn tương đối nhiều.
+ Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.
- Hạn chế: Thường xảy ra thiên tai (bão, lũ, hạn hán, trượt lở đất).
c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Thế mạnh về tài nguyên: Khoáng sản: dầu khí (trữ lượng lớn ở vùng thềm lục địa), bôxít (Tây Nguyên).
- Hạn chế: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô.
HƯỚNG DẪN
a) So sánh sự khác nhau về chuyên môn hoá sản xuất
- Trung du và miền núi Bắc Bộ: Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi...); đậu tương lạc, thuốc lá...; cây ăn quả, cây dược liệu; trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).
- Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu; bò thịt và bò sữa.
b) Giải thích
- Sự khác nhau do điều kiện sinh thái nông nghiệp và điều kiện kinh tế - xã hội tác động.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Chủ yếu là núi, cao nguyến, đồi thấp. Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu. Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới hên núi, có mùa đông lạnh.
+ Mật độ dân số tuơng đối thấp; dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Ở vùng núi còn nhiều khó khăn.
- Tây Nguyên
+ Là nơi có các cao nguyên badan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.
+ Khí hậu phân ra hai mùa mùa khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô.
c) Việc phát triển nông nghiệp hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới, vì:
- Làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, khắc phục những hạn chế do tính mùa vụ khắt khe vốn có của nông nghiệp nhiệt đới.
- Làm cơ cấu nông nghiệp trở nên đa dạng hơn, thích ứng tốt hơn với các điều kiện của thị trường. Cung cấp các nông sản hàng hoá với khối lượng lớn (tươi sống và đã qua chế biến) tới các thị trường khác nhau trên thế giới, với những khác biệt về mùa vụ giữa nước ta và nhiều nước khác trên thế giới.
- Sử dụng tốt hơn các nguồn lực (đất đai, khí hậu, lao động...).
Đáp án B