K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2022

Nhìn tôi xong thì bác lái xe   bảo: “Cô có nét của cô gái Hà Nội''

 

26 tháng 2 2022

những câu khác lm tương tự v đuy

23 tháng 3 2022

1)

- Đoạn văn kể theo cách tự sự, điểm nhìn trần thuật rơi vào nhân vật Phương Định - nhân vật chính.

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích đã cho là tự sự.

2)

- Thành phần khởi ngữ trong câu văn in đậm là "Còn mắt tôi".

- Tác dụng của khởi ngữ trên là: (mình triển khai ý cho bạn nhé)

+ bổ sung cho lời nói của các anh chiến sĩ lái xe và làm câu văn giàu ý nghĩa hơn

+ nhấn mạnh và làm nổi bật cái nhìn xa xăm từ đôi mắt Phương Định và đôi mắt sâu của cô

+ cho thấy rằng mặc cho phải sống và chiến đấu trên trọng điểm của một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn đầy khói lửa và gian khổ, hiểm nguy, gần kề cái chết, Phương Định vẫn có những ước mơ và khao khát, hoài bão, suy nghĩ "xa xăm" về tương lai cũng như thực tại

+ Qua đó, nhà văn Lê Minh Khuê đã làm sáng tỏ sự yêu đời, lạc quan và vô tư, hồn nhiên của Phương Định, thứ là tiêu biểu cho những vẻ đẹp phẩm chất không phai mờ nơi thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ

3)

Qua đoạn văn, em thấy được nét đẹp vô tư, trong sáng, hồn nhiên, nữ tính đầy kiêu hãnh nơi nhân vật Phương Định:

- Về hình thức bên ngoài, Phương Định tự hào nhận mình là "một cô gái khá" với "hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn". Phương Định cũng vô cùng kiêu hãnh với đôi mắt, cửa sổ tâm hồn sâu rộng của mình, "thích ngắm mắt mình trong gương".

=> Phương Định vô cùng nữ tính, tự tin với những nét duyên dáng của con gái Hà Nội thanh lịch, văn minh. Cô luôn tự hào về điều đó.

- Phương Định có nét cá tính, tâm lí kiêu ngầm rất nữ tính. Được các anh lái xe khen, cô cũng nghĩ thầm "xa đến đâu mặc kệ", tuy vậy khi ra chiến trường, phải đối mặt với những thử thách, cô vẫn quan tâm, biết nghĩ cho người khác và hơn hết sâu trong tâm vẫn luôn khâm phục những anh chiến sĩ, người đội mũ cối xanh có đính ngôi sao vàng.

- Dẫu cho phải sống và chiến đấu nơi cao điểm của một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi bị bom Mỹ đánh phá ác liệt nhất, cô vẫn mang những nét nữ tính, trong sáng và mơ mộng riêng của bản thân. Chiến trường đầy hiểm nguy, gian khổ và đau đớn đã tôi luyện nét đẹp nữ tính, mơ mộng, trong sáng ấy của cô gái thành niềm kiêu hãnh để tiến lên chiến đấu anh dũng và chiến thắng quân địch.

=> Qua nhân vật Phương Định, nhà văn Lê Minh Khuê đã làm sáng lên những vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn cũng như ngoại hình nhân vật Phương Định, người là tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam tham gia kháng chiến chống Mỹ, giành lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc năm xưa.

Xưng hô khi nói chuyện với người khác:Tôi (cho phái nam)= Tại hạ/Tiểu sinh/Mỗ/Lão phu (nếu là người già)/Bần tăng (nếu là nhà sư)/Bần đạo (nếu là đạo sĩ)/Lão nạp (nếu là nhà sư già)Tôi (cho phái nữ) = Tại hạ/Tiểu nữ/Lão nương (nếu là người già)/Bổn cô nương/Bổn phu nhân (người đã có chồng)/Bần ni (nếu là ni cô)/Bần đạo (nếu là nữ đạo sĩ) Anh/Bạn (ý chỉ người khác) = Các...
Đọc tiếp

Xưng hô khi nói chuyện với người khác:
Tôi (cho phái nam)= Tại hạ/Tiểu sinh/Mỗ/Lão phu (nếu là người già)/Bần tăng (nếu là nhà sư)/Bần đạo (nếu là đạo sĩ)/Lão nạp (nếu là nhà sư già)
Tôi (cho phái nữ) = Tại hạ/Tiểu nữ/Lão nương (nếu là người già)/Bổn cô nương/Bổn phu nhân (người đã có chồng)/Bần ni (nếu là ni cô)/Bần đạo (nếu là nữ đạo sĩ) 
Anh/Bạn (ý chỉ người khác) = Các hạ/Huynh đài/Công tử/Cô nương/Tiểu tử/Đại sư (nếu nói chuyện với nhà sư)/Chân nhân (nếu nói chuyện với đạo sĩ)
Anh = Huynh/Ca ca/Sư huynh (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
Anh (gọi thân mật)= Hiền huynh
Em trai = Đệ/Đệ đệ/Sư đệ (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
Em trai (gọi thân mật) = Hiền đệ
Chị = Tỷ/Tỷ tỷ/Sư tỷ (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
Chị (gọi thân mật) = Hiền tỷ
Em gái = Muội/Sư muội (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
Em gái (gọi thân mật) = Hiền muội
Chú = Thúc thúc/Sư thúc (nếu người đó là em trai hoặc sư đệ của sư phụ)
Bác = Bá bá/Sư bá (Nếu người đó là anh hoặc sư huynh của sư phụ)
Cô/dì = A di (Nếu gọi cô ba thì là tam di, cô tư thì gọi là tứ di….)
Dượng (chồng của chị/em gái cha/mẹ) = Cô trượng
Thím/mợ (vợ của chú/cậu) = Thẩm thẩm (Nếu gọi thím ba thì là tam thẩm, thím tư thì gọi là tứ thẩm…)
Ông nội/ngoại = Gia gia
Ông nội = Nội tổ
Bà nội = Nội tổ mẫu
Ông ngoại = Ngoại tổ
Bà ngoại = Ngoại tổ mẫu
Cha = Phụ thân
Mẹ = Mẫu thân
Anh trai kết nghĩa = Nghĩa huynh
Em trai kết nghĩa = Nghĩa đệ
Chị gái kết nghĩa = Nghĩa tỷ
Em gái kết nghĩa = Nghĩa muội
Cha nuôi = Nghĩa phụ
Mẹ nuôi = Nghĩa mẫu
Anh họ = Biểu ca
Chị họ = Biểu tỷ
Em trai họ = Biểu đệ
Em gái họ = Biểu muội
Gọi vợ = Hiền thê/Ái thê/Nương tử
Gọi chồng = Tướng công/Lang quân
Anh rể/Em rể = Tỷ phu/Muội phu
Chị dâu = Tẩu tẩu
Cha mẹ gọi con cái = Hài tử/Hài nhi hoặc tên
Gọi vợ chồng người khác = hiền khang lệ (cách nói lịch sự)
=======================================
Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của mình:
Cha mình thì gọi là gia phụ
Mẹ mình thì gọi là gia mẫu
Anh trai ruột của mình thì gọi là gia huynh/tệ huynh (cách nói khiêm nhường)
Em trai ruột của mình thì gọi là gia đệ/xá đệ
Chị gái ruột của mình thì gọi là gia tỷ
Em gái ruột của mình thì gọi là gia muội
Ông nội/ngoại của mình thì gọi là gia tổ
Vợ của mình thì gọi là tệ nội/tiện nội
Chồng của mình thì gọi là tệ phu/tiện phu
Con của mình thì gọi là tệ nhi
=======================================
Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của họ:
Sư phụ người đó thì gọi là lệnh sư
Cha người đó là lệnh tôn
Mẹ người đó là lệnh đường
Cha lẫn mẹ người đó một lúc là lệnh huyên đường
Con trai người đó là lệnh lang/lệnh công tử
Con gái người đó là lệnh ái/lệnh thiên kim
Anh trai người đó thì gọi là lệnh huynh
Em trai người đó thì gọi là lệnh đệ
Chị gái người đó thì gọi là lệnh tỷ
Em gái người đó thì gọi là lệnh muội
=======================================
Một số từ khác:
Gọi nhà của mình theo cách khiêm nhường lúc nói chuyện với người khác thì gọi là tệ xá/hàn xá
Đứa bé thì gọi là tiểu hài nhi… bé gái thì gọi là nữ hài nhi… bé trai thì gọi là nam hài nhi

4
11 tháng 5 2018

dài dữ đọc mà mỏi cả mắt lun

11 tháng 5 2018

Gửi làm cái quái gì mà ko thấy câu hỏi lại còn mất công chép?

31 tháng 8 2019

Khởi ngữ: Còn mắt tôi

Có thể viết lại câu: Nhìn mắt tôi các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!"

24 tháng 7 2017

Chọn đáp án: A.

Bài tập 1: Xác định khởi ngữ trong các câu sau:a. Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh.b. Ăn thì ăn những miếng ngon.Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.c. Còn chị, chị công tác ở đây à?d. Là một học sinh, tôi có trách nhiệm học tập tốt.Bài tập 2: Tìm khởi ngữ trong các câu và đoạn trích sau:a. Còn chú nó thì mặc chú nó đấy.b. Trang phục không có pháp luật nào can thiệp,...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Xác định khởi ngữ trong các câu sau:
a. Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh.
b. Ăn thì ăn những miếng ngon.
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
c. Còn chị, chị công tác ở đây à?
d. Là một học sinh, tôi có trách nhiệm học tập tốt.
Bài tập 2: Tìm khởi ngữ trong các câu và đoạn trích sau:
a. Còn chú nó thì mặc chú nó đấy.
b. Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng nó có các qui tắc ngầm phải tuân thủ,
đó là văn hóa xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm
bùn. Đi đám tang không được mặc áo quần lòe loẹt, nói cười oang oang.
c. Mà y, y không muốn chịu của Oanh một tí gì gọi là tử tế.
Bài tập 3: Thêm những từ ngữ cần thiết để nhận diện khởi ngữ cho các khởi ngữ đã tìm ở bài
tập 2:
Bài tập 4: Chuyển đổi các câu sau thành câu có khởi ngữ:
a. Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu.
b. Nước biển đông cũng không đo được lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.
c. Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.
Bài tập 5: Tìm khởi ngữ trong các câu văn sau đây:
a. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
b. Đối với những bài thơ hay ta nên chép vào sổ tay và học thuộc.
c. Ba bông hồng này em vừa hái ở vườn về.
d. Đối với học sinh thì cần có trách nhiệm học tập tốt.
e. Bao giờ cũng vậy đeo kính lên rồi thầy giáo mới kiểm tra bài cũ.

g. Các loại chim ta không nên bắn giết.
h. Quyển sách này mình đọc rồi.
i. Đối với các thầy giáo thì Minh rất kính trọng ; đối với các bạn trẻ thì Minh rất khiêm tốn
quí mến và sống chan hòa.

1
13 tháng 2 2020

Bài 1: Khởi ngữ trong các câu lần lượt là:

a. Hăng hái học tập

b. Ăn, làm thì

c. Còn chị

d. Là một học sinh

Bài 2: Khởi ngữ trong các câu lần lượt là:

a. Còn chú nó

b. Trang phục

c. Mà y

Bài 4: 

a. Về chuyện hút thuốc, uống rượu, ông giáo hoàn toàn không.

b. Nói về lòng căm thù giặc, nước biển Đông cũng không đo được lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.

c. Phần tôi, tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.

Bài 5: 

a. Mặt trời

b. Đối với những bài thơ hay

c. Ba bông hồng này

d. Đối với học sinh

e. Bao giờ cũng vậy

g. Các loại chim

h. Quyển sách này

i. Đối với các thầy giáo, đối với các bạn trẻ