Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lớp chim cư trú ở các hệ sinh thái khắp toàn cầu, từ vùng Bắc Cực cho tới châu Nam Cực. Các loài chim có kích thước dao động khác nhau, từ nhỏ cỡ 5 cm (như Mellisuga helenae - một loài chim ruồi) cho tới lớn cỡ 2,7 m (như đà điểu). Các bằng chứng hóa thạch cho thấy, chim được tiến hóa từ các loài khủng long chân thú (Theropoda) trong suốt kỷ Jura, vào khoảng 150-200 triệu năm về trước, với đại diện đầu tiên được biết đến, xuất hiện từ cuối kỷ Jura là Archaeopteryx (vào khoảng 155–150 triệu năm trước). Hầu hết các nhà cổ sinh vật học đều coi chim là nhánh duy nhất của khủng long còn sống sót qua sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen vào xấp xỉ 65,5 triệu năm trước.
Các loài chim hiện đại mang các đặc điểm tiêu biểu như: có lông vũ, có mỏ và không răng, đẻ trứng có vỏ cứng, chỉ số trao đổi chất cao, tim có bốn ngăn, cùng với một bộ xương nhẹ nhưng chắc. Tất cả các loài chim đều có chi trước đã biển đổi thành cánh và hầu hết có thể bay, trừ những ngoại lệ như các loài thuộc bộ Chim cánh cụt, bộ Đà điểu và một số đa dạng những loài chim đặc hữu sống trên đảo. Chim cũng có hệ tiêu hóa và hô hấp độc nhất mà đáp ứng cao cho hoạt động bay. Vài loài chim, đặc biệt là quạ và vẹt, nằm trong những loài thông minh nhất của giới động vật; một số được quan sát đang chế tạo và sử dụng công cụ, nhiều loài sống thành bầy lại có thể truyền đạt những kinh nghiệm hiểu biết cho thế hệ sau.
Nhiều loài chim hàng năm thường di trú đến những nơi rất xa, cùng rất nhiều loài lại thực hiện những chuyến bay ngắn hơn và bất thường. Chim là động vật sống bầy đàn, chúng giao tiếp với nhau thông qua tiếng kêu và tiếng hót, tham gia vào những hoạt động bầy đàn như hợp tác trong việc sinh sản, săn mồi, di chuyển và tấn công chống lại kẻ thù. Phần lớn chim là những loài đơn phối ngẫu xã hội[1], thường vào mùa giao phối trong một thời gian nhất định. Trứng chim thường được đẻ trong tổ và ấp bởi chim bố mẹ. Hầu hết chim non sau khi nở đều có thêm một thời gian được chim bố mẹ chăm sóc.
Nhiều loài chim có tầm quan trọng đối với con người, đa phần được sử dụng làm thức ăn thông qua việc săn bắn hay chăn nuôi. Một vài loài, như phân bộ Sẻ hay bộ Vẹt, được biết đến với vai trò vật nuôi làm cảnh. Hình tượng chim xuất hiện trong tất cả các mặt của văn hóa con người, từ tôn giáo, thần thoại đến thi ca và âm nhạc phổ thông. Khoảng 120-130 loài chim đã bị tuyệt chủng do hành động con người trong thế kỷ 17, cùng với hàng trăm loài khác sau đó. Hiện nay, có khoảng 1.200 loài đang trong tình trạng đe dọa tuyệt chủng bởi các hoạt động từ loài người, cho dù vẫn đang có những nỗ lực bảo vệ chúng.
Câu 1:
- Lớp cá: Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:
+ Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.
+ Tim 2 ngăn: 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
+ Thụ tinh ngoài.
+ Là động vật biến nhiệt.
- Lớp lưỡng cư: Là những động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:
+ Da trần, phủ chất nhầy và ẩm; di chuyển bằng 4 chi
+ Hô hấp bằng phổi và da
+ Tim 3 ngăn, có 2 vogf tuần hoàn; máu nuôi cơ thể là máu pha
+ Sinh sản trong môi trường nước; thụ tinh ngoài
+ Nòng nọc phát triển qua biến thái
+ Là động vật biến nhiệt
- Lớp bò sát: Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn: da khô, vảy sừng khô, cố’ dài, màng nhĩ nam trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thế vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt. Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.
- Lớp chim: là động vật xương sống thích nghi cao với sự bay lượn và với những điều kiện sống khác nhau:
- mình có lông vũ bao phủ
- có mỏ sừng
- chi trước biến thành cánh
- phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp
-tim có 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
- trứng có lớp vỏ đá vôi, được ấp và nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ
- là động vật hằng nhiệt
- Lớp thú: Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất:
_ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
_ Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm
_ Tim 4 ngăn máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, và là động vật hằng nhiệt
_ Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
Câu 1: Sự đa dạng và phong phú của của động vật thể hiện ở
a. Đa dạng về số loài và phong phú về số lượng cá thể
b. Đa dạng về phương thức sống và môi trường sống
c. Đa dạng về cấu trúc cơ thể
d. Cả a, b và c
Câu 2: Môi trường sống cơ bản của động vật bao gồm:
a. Dưới nước và trên cạn
b. Dưới nước và trên không
c. Trên cạn và trên không
d. Dưới nước, trên cạn và trên không
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về đa dạng động vật?
a. Động vật đa dạng về loài và phong phú về số lượng
b. Động vật chỉ đa dạng về loài
c. Động vật chỉ phong phú về số lượng
d. Động vật có số lượng cá thể phong phú nhưng số loài ít
Câu 4: Động vật đa dạng, phong phú nhất ở
a. Vùng ôn đới
b. Vùng nhiệt đới
c. Vùng nam cực
d. Vùng bắc cực
Câu 5: Nhóm động vật nào sau đây chỉ sống trong môi trường nước?
a. Ong, cá, chồn, hổ, lươn
b. Cá, thằn lằn, hổ, tôm, cua
c. Cá, tôm, ốc, cua, mực
d. Chim, ốc, mực, cua, bạch tuộc
Câu 1: Sự đa dạng và phong phú của của động vật thể hiện ở
a. Đa dạng về số loài và phong phú về số lượng cá thể
b. Đa dạng về phương thức sống và môi trường sống
c. Đa dạng về cấu trúc cơ thể
d. Cả a, b và c
Câu 2: Môi trường sống cơ bản của động vật bao gồm:
a. Dưới nước và trên cạn
b. Dưới nước và trên không
c. Trên cạn và trên không
d. Dưới nước, trên cạn và trên không
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về đa dạng động vật?
a. Động vật đa dạng về loài và phong phú về số lượng
b. Động vật chỉ đa dạng về loài
c. Động vật chỉ phong phú về số lượng
d. Động vật có số lượng cá thể phong phú nhưng số loài ít
Câu 4: Động vật đa dạng, phong phú nhất ở
a. Vùng ôn đới
b. Vùng nhiệt đới
c. Vùng nam cực
d. Vùng bắc cực
Câu 5: Nhóm động vật nào sau đây chỉ sống trong môi trường nước?
a. Ong, cá, chồn, hổ, lươn
b. Cá, thằn lằn, hổ, tôm, cua
c. Cá, tôm, ốc, cua, mực
d. Chim, ốc, mực, cua, bạch tuộc
-Về tập tính. Chúng có hình thức sống : vùi lấp (trai, sò, ngao, ngán…) đến lối sống bò chậm chạp (các loài ốc), tới cách di chuyên tốc độ nhanh (như mực nang, mực ống).
- Về đa dạng : thân mềm đa dạng về kích thước ,cấu tạo cơ thể , môi trường sống và tập tính .
Tham khảo!
Hệ thẩn kinh của Thân mềm phát triển và tập trung hơn Giun đốt. hạch não phát triển. Mực có “hộp sọ” (bảo vệ não) là hiện tượng duy nhất có ở động vật không xương sông. Thần kinh phát triển là cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển.
=> thích nghi với điều kiện sống đa dạng, phong phú hơn
Ngành Thân mềm có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú và là nhóm động vật biển lớn nhất chiếm khoảng 23% tổng số các sinh vật biển đã được đặt tên. Trong các khu vực nhiệt đới, bao gồm Việt Nam, ngành này có hơn 90 nghìn loài hiện hữu, trong đó có các loài như trai, sò, ốc, hến,ngao, mực, bạch tuộc. Chúng phân bố ở các môi trường như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn.
Mong bạn đừng chê :)) Chúc bạn học tốt .
Chúng có số lượng loài lớn ( khoảng giần triệu loài )
- Môi trường sống đa dạng: ở nước, ở trên cạn, kí sinh
- Có lối sống và tập tính phong phú để có thể thích nghi với điều kiện sống
⇔Lớp sâu bọ rất đa dạng và phong phú
Caau1:
Ngành Giun tròn :
-Cơ thể đối xứng hai bên ,cơ thể ko phân đốt
-Có xoang giả
- Ống tiêu hóa phân hóa
Ngành Giun đốt :
- Cơ thể gồm các đốt nối tiếp
- Hình trụ ,dạng tròn hoặc dẹp
- Xuất hiện xoang thứ sinh
Ngành Giun dẹp :
- Cơ thể dẹp đối xứng hai bên
- Phân biệt đầu đuôi lưng bụng
- Ruột phân nhiều nhánh ,chưa có hậu môn
Các loài cá trên thế giới rất đa dạng và phong phú về số lượng, môi trường sống.
Trên thế giới có khoảng 25.415 loài cá. Ở Việt Nam đã phát hiện 2.753 loài, trong đó có 2 lớp chính là lớp Cá sụn và lớp Cá xương.
a. Lớp cá sụn
- Số loài: 850 loài.
- Môi trường sống: nước mặn và nước lợ.
- Đặc điểm:
+ Bộ xương bằng chất sụn, khe mang trần.
+ Da nhám.
+ Miệng nằm ở mặt bụng.
- Đại diện: cá nhám, cá đuối, ...
Cá nhám
Cá đuối
b. Cá xương
- Số loài: 24.565 loài.
- Môi trường sống: nước mặn, nước lợ, nước ngọt.
- Đặc điểm:
+ Bộ xương bằng chất xương.
+ Xương nắp mang che các khe mang.
+ Da phủ vảy xương có chất nhầy.
- Đại diện: cá chép, cá vền, …
- Một số loài cá sống ở những điều kiện khác nhau.
- Những loài cá sống ở trong những môi trường và điều kiện khác nhau thì có cấu tạo và tập tính sinh học khác nhau.
Bảng. Ảnh hưởng của điều kiện sống tới cấu tạo của loài cá
STT | Đặc điểm của môi trường | Đại diện | Hình dạng | Đặc điểm khúc đuôi | Đặc điểm vây | Khả năng di chuyển |
1 | Tầng mặt, thiếu nơi ẩn náu | Cá nhám | Thon dài | Khỏe | Bình thường | Nhanh |
2 | Tầng giữa và tầng đáy, nơi ẩn náu nhiều | Cá vền, cá chép | Tương đối ngắn | Yếu | Bình thường | Bơi chậm |
3 | Trong những hốc bùn đất ở đáy | Lươn | Rất dài | Rất yếu, nhỏ | Tiêu biến | Rất chậm (trườn) |
4 | Trên mặt đáy biển | Cá bơn, cá đuối | Dẹt, mỏng | Rất yếu, nhỏ | To hoặc nhỏ | Kém |
Sự đa dạng của lớp chim được thể hiện ở số lượng loài, môi trường sống, tập tính sống và cấu tạo
sao mà ngắn z