Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Bảo vệ môi trường nước
- Thực trạng khai thác:
+ Nguồn cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất: sông và nước ngầm (88%), hồ (12%).
+ Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản sử dụng nhiều nước nhất (>60% tổng lượng nước ngọt hàng năm được sử dụng).
+ Do khai thác nguồn nước quá mức, hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, nước thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt,… => ô nhiễm môi trường nước.
- Biện pháp bảo vệ:
+ Ban hành các quy ước về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng.
+ Cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải.
+ Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp.
+ Nâng cao ý thức của người dân,…
2. Bảo vệ môi trường không khí
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí: do hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.
- Biện pháp bảo vệ:
+ Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… trong sản xuất điện.
+ Làm sạch khí thải các nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp.
+ Xây dựng các khu phát thải thấp ở thành phố, sử dụng xe ô tô đạt tiêu chuẩn khí thải của châu Âu.
+ Phát triển nông nghiệp sinh thái.
+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát chất lượng không khí.
3. Bảo vệ đa dạng sinh học
- Vai trò:
+ Rừng góp phần điều hòa khí hậu, giữ đất, giữ nước, bảo vệ đa dạng sinh học và cung cấp gỗ cho sản xuất giấy, đồ dân dụng,…
+ Nguồn lợi sinh vật biển đa dạng thúc đẩy sự phát triển ngành thủy sản ở châu Âu.
- Nguyên nhân suy giảm:
+ Hoạt động khai thác quá mức tài nguyên.
+ Vấn đề ô nhiễm không khí, nước, biến đổi khí hậu,…
- Biện pháp bảo vệ:
+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Áp dụng nghiêm ngặt các quy định trong đánh bắt thủy sản.
+ Trồng rừng, quản lí rừng chặt chẽ.
+ Xây dựng vành đai xanh quanh khu vực đô thị.
+ Áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài và môi trường sống của chúng,…
Câu 1:
* Thuận lợi :
+có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn.
+Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng.
+Các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào.
*Khó khăn :
+Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.
+Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.
- Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới: Năm 2002, dân số châu Á gấp 5,2 châu Âu, gấp 117,7 châu Đại Dương, gấp 4,4 châu Mĩ và gấp 4,5 châu Phi. Dân số châu Á chiếm 60,6% dân số thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vào loại cao, 1,3%, bằng mức trung bình của thê giới, sau châu Phi và châu Mĩ.
- Châu Á đông dân vì phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới. Châu Á có các đồng bằng châu thố rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Đại bộ phận các nước kinh tế còn đang phát triển, hoạt động nông nghiệp là chính nên vẫn cần nhiều lao động. Nhiều nước vẫn còn chịu ảnh hưởng của các quan điểm lạc hậu, tư tưởng đông con vẫn còn phổ biến.
- Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nít-xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn, Ti- gro, Ơ-phrat.
- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.
- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.
- Chế độ nước:
+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.
+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.
+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á:
Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.