K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2022

- Chứng minh: Thời gian chiếu sáng thay đổi có tính quy luật từ xích đạo về hai cực một cách rõ rệt.

+ Xích đạo: Ngày dài bằng đêm.

+ Từ xích đạo về 2 cực, chênh lệch độ dài ngày đêm càng lớn.

+ Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ.

+ Càng gần cực, số ngày đêm địa cực càng tăng.

+ Ở hai cực số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt 6 tháng.

 

* Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực). * Tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất bị phá vỡ vì: – Ảnh hưởng của các dòng biển (cùng nằm ven đại dương, nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều, ngược lại nơi dòng biển lạnh đi qua mưa ít). – Ảnh hưởng của địa hình (độ cao, hướng sườn): + Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều. Nhưng đến độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, không khí trở nên khô ráo, giảm mưa. + Cùng một dãy núi: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường khô ráo, ít mưa. – Ảnh hưởng của bề mặt đệm (sự phân bố mặt đệm là lục địa hay đại dương): cùng trên một vĩ độ, trên các hải dương mưa nhiều hơn lục địa, càng đi sâu vào lục địa càng ít mưa. – Ảnh hưởng của gió: + Khu vực có gió Tây ôn đới và gió mùa hoạt động thì mưa nhiều. + Khu vực có gió Mậu dịch hoạt động thì mưa ít. – Ảnh hưởng của khí áp: + Các dải cao áp mưa ít.

+ Các dải áp thấp mưa nhiều.

18 tháng 2 2022

REFER:

* Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực). * Tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất bị phá vỡ vì:

– Ảnh hưởng của các dòng biển (cùng nằm ven đại dương, nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều, ngược lại nơi dòng biển lạnh đi qua mưa ít).

– Ảnh hưởng của địa hình (độ cao, hướng sườn):

+ Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều. Nhưng đến độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, không khí trở nên khô ráo, giảm mưa.

+ Cùng một dãy núi: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường khô ráo, ít mưa.

– Ảnh hưởng của bề mặt đệm (sự phân bố mặt đệm là lục địa hay đại dương): cùng trên một vĩ độ, trên các hải dương mưa nhiều hơn lục địa, càng đi sâu vào lục địa càng ít mưa.

– Ảnh hưởng của gió:

+ Khu vực có gió Tây ôn đới và gió mùa hoạt động thì mưa nhiều.

+ Khu vực có gió Mậu dịch hoạt động thì mưa ít.

– Ảnh hưởng của khí áp:

+ Các dải cao áp mưa ít.

+ Các dải áp thấp mưa nhiều.

28 tháng 12 2022

KO BIẾT

17 tháng 5 2019

Có. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, đất feralit được hình thành; trong điều kiện khí hậu ôn đới núi cao, đất mùn alit được hình thành, ...

8 tháng 6 2017

Các kiểu khí hậu khác nhau trên Trái Đất có tham gia vào sự hình thành các loại đất khác nhau. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, đất feralit được hình thành: trong điều kiện khí hậu ôn đới lục địa (nửa khô hạn), đất đen được hình thành,...

8 tháng 6 2017

Trả lời
Các kiểu khí hậu khác nhau trên Trái Đất có tham gia vào sự hình thành các loại đất khác nhau. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, đất feralit được hình thành: trong điều kiện khí hậu ôn đới lục địa (nửa khô hạn), đất đen được hình thành,...

26 tháng 10 2023

- Nhiệt độ: Đại dương có khả năng hấp thụ và giữ nhiệt nhanh hơn so với lục địa. Do đó, các khu vực gần đại dương thường có biến động nhiệt độ hàng ngày và hàng năm ít hơn so với các khu vực nội lục. Các đại dương cũng có khả năng làm mát hoặc làm nóng không khí, ảnh hưởng đến nhiệt độ trung bình tại các khu vực lân cận.

- Mức độ ẩm: Đại dương là nguồn nước lớn, và mức độ ẩm của không khí ở các khu vực gần đại dương thường cao hơn so với các khu vực nội lục. Điều này dẫn đến lượng mưa nhiều hơn và khí hậu ẩm ướt tại các khu vực đối diện với đại dương.

- Gió biển: Sự chuyển động của không khí từ đại dương đến lục địa và ngược lại tạo ra hệ thống gió biển quan trọng. Gió biển có thể làm mát hoặc làm nóng bờ biển, tùy thuộc vào hướng gió và nhiệt độ của đại dương.

- Ảnh hưởng của dòng biển: Dòng biển, như Dòng vận chuyển nhiệt Đại Tây Dương (Gulf Stream) ở Bắc Đại Tây Dương, có thể có tác động lớn đến khí hậu của các khu vực gần bờ biển. Chúng có thể tạo ra điều kiện khí hậu khác biệt, với nhiệt độ và mô hình mưa/khô khác nhau so với các khu vực lân cận.

- Sự phân bố đất và nước: Sự phân bố lục địa và đại dương cũng ảnh hưởng đến cách mặt trời chiếu vào các khu vực trên Trái Đất, tạo ra các mô hình mùa và biến đổi trong cường độ ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng đến nhiệt độ và thời tiết.

13 tháng 12 2023

Đại dương có khả năng hấp thụ và giữ nhiệt kém hơn Trái đất nha bạn

 

7 tháng 12 2016

vãi

 

14 tháng 12 2022

* Nguyên nhân thay đổi của khí áp

- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: nhiệt độ cao, không khí là nở ra, tỉ trọng giảm, khí áp giảm và ngược lại, nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng.

- Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.

- Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô nên khí áp giảm, ngược lại, không khí khô thì khí áp tăng.

- Ngoài ra, khí áp còn thay đổi theo thành phần không khí.

* Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất

- Các đai khí áp cao và các đai khí áp thấp trên Trái Đất phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.

- Ở vùng Xích đạo, do nhiệt độ cao quanh năm, hơi nước bốc lên mạnh, chiếm dần chỗ không khí khô, sức nén không khí giảm, hình thành đai áp thấp xích đạo (nguyên nhân nhiệt lực).

- Không khí bốc lên cao từ Xích đạo, di chuyển về chí tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng, hình thành nên các đai áp cao chí tuyến (nguyên nhân động lực).

- Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực, do nhiệt độ rất thấp, sức nén không khí tăng, hình thành các đai áp cao cực (nguyên nhân nhiệt lực).

- Từ các đai áp cao ở chí tuyến và ở vùng cực, không khí di chuyển về vùng ôn đới, gặp nhau và bốc lên cao, sức nén không khí giảm, hình thành các đại áp thấp ôn đới (nguyên nhân động lực).

Tuy nhiên, các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các trung tâm khí áp riêng biệt do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

24 tháng 4 2018

Đáp án là D

Sự phân bố các vành đai nhiệt trên Trái Đất, các đai gió (gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực) và các đai khí áp, các đới khí hậu trên Trái Đất, các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật là biểu hiện của quy luật địa đới