Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Chế độ phong kiến suy yếu, Trung Quốc giàu tài nguyên, thị trường rộng lớn-> Trung Quốc trở thành đối tượng được chia sẻ của các nước đế quốc.
2. Hậu quả:
+ Kinh tế: Nền kinh tế các nước bị tàn phá nặng nề, mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm
+ Chính trị - xã hội: Số người thất nghiệp tăng nhanh ở các nước, người dân sống trong cảnh nghèo đói. Mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng lên đã dẫn đến các phong trào đấu tranh diễn ra ở khắp các nước tư bản
+ Quan hệ quốc tế : Từ cách giải quyết của cuộc khủng hoảng dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc làm chủ nghĩa phát xít hình thành và nguy cơ chiến tranh thế giới xuất hiện.
3. - Kinh tế: thống nhất tiền tệ, xoá bỏ độc quyền ruộng đất phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống, phục vụ cho giao thông, liên lạc.
- Chính trị và xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm quyền
- Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buọc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong giảng dạy, cử học sinh ưu tú đi du học phương Tây.
- Quân sự: Tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay trưng binh, công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng
Câu 2:
Từ sự phát triển kinh tế và sở hữu thuộc địa khác nhau giữa các nước đế quốc
-> Sự tranh giành thuộc địa giữa các nước Anh, Đức, Pháp, Mĩ.
-> Quan hệ xấu hơn
-> Chiến tranh bùng nổ
Chắc z
1.
Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.
- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.
- Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân.
- Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.
Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939
- Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.
+ Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản.
+ Giữa năm 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm hai lần so với năm 1929.
+ Khoảng 75% dân trại (nông dân Mĩ) bị phá sản.
+ Nạn thất nghiệp, nghèo đói lan tràn khắp các bang của nước Mĩ.
=> Các cuộc biểu tình, tuần hành, "đi bộ vì đói" lôi cuốn hàng triệu người tham gia.
b) Chính sách mới:
- Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Ph.Ru-dơ-ven - Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932, đã thực hiện Chính sách mới.
- Mục đích: nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.
- Nội dung:
+ Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng.
+ Tăng cường vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước.
+ Cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
=> Kết quả: Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, giải quyết phần nào những khó khăn của người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
1.Về kinh tế:
Nước Anh:
- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).
- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
Pháp:
- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.
- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.
=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
Đức:
- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).
- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép, … chi phối nền kinh tế Đức.
Mĩ:
- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).
- Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.
- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời như:
+ “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ.
+ “vua thép” Moóc-gan.
+ “vua ô tô” Pho,...
=> Chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. Mĩ là “chủ nghĩa đế quốc với những công ti độc quyền”.
- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.
Nhận xét :
+ Có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
+ Sự hình thành các tổ chức độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội.
+ Các nước đều tăng cường xâm lược thuộc địa, mở rộng thị trường tiêu thụ,…
2/Vì :
- Là nơi đầu tư và tiêu thụ hàng hóa của chính quốc.
- Nguồn cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mạt.
- Cung cấp binh lính cho các cuộc chiến tranh.
- Thể hiện sức mạnh của các nước đế quốc,…
⟹ Các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.
Câu 2. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn các nước thực dân chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, nên nhu cầu về nguyên liệu, lao động, thị trường tăng lên rất nhanh chóng.
Bên cạnh đó, các nước thực dân dần xác lập các thuộc địa của mình trên phạm vi thế giới, thúc đẩy các nước thực dân khác nhanh chóng chiếm, giành các thuộc địa còn lại về tay mình.
REFER
Thứ nhất: Nạn thất nghiệpTính riêng năm 1933 thì ở Mỹ, con số thất nghiệp đã lên đến 17 triệu người, cùng với vô số người nông dân bị phá sản và phải bỏ lại ruộng vườn đi ra thành phố sống lang thang.
Ở Anh, trong năm 1931 đã có hơn 3 triệu người thất nghiệp, các nước tư bản khác cũng lâm vào tình trạng tương tự.
Thứ hai: Tiền lương bị giảm xuống đáng kểLương của công nhân công nghiệp của Mỹ thời điểm đó chỉ còn 56%, tại Anh thì sụt giảm còn 66%, ở Pháp thì lương giảm từ 30 đến 40%.
Ngoài ra, giá đồng bạc cũng bị sụt giảm khiến cho tiền lương trên thực tế giảm nhiều hơn thế. Đời sóng của người dân khốn cùng, cực khổ, có đến hàng nghìn người chết đói mỗi năm.
Thứ ba: Các cuộc đấu tranh của người dân nổ raLà tầng lớp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong cuộc khủng hoảng,vì vậy công nhân và nhân dân lao động ở nhiều quốc gia đã nổi dậy để đấu tranh. Năm 1930 ở Mỹ đã có 2 vạn công nhân thị uy, từ 1929 – 1933 có đến hơn 3 triệu công nhân tham gia vào các cuộc bãi công, ở Đức thì có hơn 15 vạn công nhân bãi công trong năm 1930, năm 1933 có 35 vạn công nhân hầm mỏ tiếp tục bãi công.
Nguyên nhân: Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giản sút vì quần chúng quá nghèo khổ.
Đây là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919-1924_là cuộc khủng hoảng thiếu.
Cuộc khủng hoảng đã phản ánh đúng mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của CNTB. Những điều mà hệ thống Véc-xai_Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi
Diễn biến: Cuộc khủng hoảng từ Mĩ nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Gây nên hậu quả khủng khiếp ở nhiều nước. Từ kinh tế, cuộc đại khủng hoảng lan sang lĩnh vực chính trị. Hàng ngàn cuộc biểu tình, đấu tranh đã diễn ra, nhất là ở các nước TB. Đời sống nhân dân hết sức khổ cực, các tầng lớp nhân dân điêu đứng.
Hậu quả: Chính từ cuộc đại khủng hoảng này mà chủ nghĩa phát xít đã ra đời và lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật_ráo riết chạy đua vũ trang hòng gây chiến trang chia lại thế giới.
Hậu quả nặng nề mà cuộc đai khủng hoảng này để lại được dùng để làm thước đo trong lịch sử_cùng với cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973.
Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đang được các nhà chuyên môn so sánh với cuộc đại khủng hoảng trong lịch sử nhân loại.