Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha!
Cơ thể luôn luôn có sự trao đổi tương tác với môi trường bên ngoài.
Ví dụ: Hô hấp, tiêu hóa, bài tiết,…
* Cơ thể là một hệ thống tự điều chỉnh nhằm thích nhứng với những tác động từ bên trong và bên ngoài cơ thể.
Ví dụ: Cơ chế điều chỉnh nhịp tim, đường huyết,… *
Cơ thể là một khối thống nhất về cấu tạo và chức năng giữa các cơ quan với nhau nhằm thực hiện các chức nhằm đảm bảo khả năng thích ứng của cơ thể với môi trường sống.
Ví dụ: Hệ thần kinh điều khiển hô hấp, hô hấp cung cấp oxi nuôi dưỡng hệ thần kinh,…
* Cơ thể thống sống luôn luôn tác động qua lại với môi trường sống để tồn tại và phát triển.
Ví dụ: Tiếp nhận kích thích, lao động,..
Cơ thể là một thể thống nhất, vì tất cả các cơ quan, bộ phận trong một cơ thể dều có sự liện quan tới nhau, tuy là mỗi bộ phận có một chức năng riêng biệt nhưng chúng đều ảnh hưởng tới nhau rất mật thiết, cụ thể nếu một bộ phận hay một cơ quan nào đó hoạt động không tốt thì cơ quan kia cũng sẽ không hoạt động hết hiệu quả]
ví dụ, nếu bạn bị sổ mũi thì sẽ bị viêm họng, thế thôi ; người ta thường gọi: Tai- Mũi-Họng; Răng-Hàm-Mặt,...vì các cơ quan này liên quan nhau.
câu này có trong đề thi hsg huyện mk đấy
MAY WA MK ................!!!1
- Tất cả các bộ phận, các cơ quan trong cơ thể đều được cấu tạo bởi tế bào. Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể.
- Hình dạng, kích thước tế bào thay đổi, tuỳ từng vị trí, chức năng: có thể hình tròn, hình trụ, vuông, tháp, sao… Kích thước rất nhỏ, giao động từ 5 -200 µm (Nơ ron tiểu não là loại tế bào nhỏ nhất; tế bào trứng chín là loại tế bào lớn nhất).
- Mỗi tế bào đều được cấu tạo bởi các nguyên tố hoá học (khoảng 40 nguyên tố), trong đó có C, H, O, N chiếm tỉ lệ 98%; còn lại là S, P, Cl, K, Na, Ca. Fe, I, Mn, Cu, Co. Các nguyên tố đó kết hợp với nhau tạo thành các hợp chất hoá học cơ bản để xây dựng nên cấu trúc tế bào, đó là Prôtêin, Lipít, Gluxít, Nước, Muối khoáng. Trong đó Prôtêin đóng vai trò xây dựng cấu trúc của tế bào, các en zym, hoocmon; Lipit tham gia cấu tạo màng tế bào, màng các bào quan và là nguồn dự trữ năng lượng của tế bào. Gluxít là nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào trong các quá trình sống, đồng thời tham gia cấu tạo các cấu trúc của tế bào. Muối khoáng thường có tỉ lệ xác định và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất thẩm thấu trong tế bào. Nước kết hợp với Prôtên và các hợp chất hữu cơ khác làm cho cả tế bào có tính chất của một khối dung dịch keo.
- Tuy hình dạng, kích thước khác nhau, nhưng các tế bào đều có các bộ phận cơ bản là: màng sinh chất, chất nguyên sinh (tế bào chất), nhân và các bào quan.
+ Màng sinh chất là lớp màng bao phía ngoài cùng của chất tế bào (nên còn được gọi là màng ngoại chất) có tính chất đậm đặc hơn phía trong. Màng sinh chất được cấu tạo bởi 2 thành phần cơ bản là Prôtêin và Lipit. Cấu trúc của màng sinh chất rất phức tạp. Có nhiều giả thuyết khác nhau về cấu trúc màng sinh chất. Theo giả thuyết của Frây Vicling, màng nguyên sinh có các lỗ là các khe hở giữa Prôtit và Lipit. Theo Singer và Nicolson (1972) màng nguyên sinh có mô hình “khảm lỏng”. Theo mô hình này các phân tử phốt pholipit xếp thành 2 lớp đều đặn có tính lỏng hướng đầu ưa nước ra phía ngoài, còn các phân tử protêin của màng có thể ngập sâu một phần trong lớp phốt pholipit, hoặc xuyên qua chúng
Còn theo quan điểm của Danielli và Davson thì màng sinh chất có cấu trúc là một màng kép, gồm 2 lớp phân tử Prôtit hình cầu hay hình sợi ở phía ngoài, giữa là 2 lớp Lipít phân cực quay đầu ưa nước ra ngoài. Cấu trúc đó gọi là cấu trúc màng cơ sở. Nhờ đó giúp cho màng sinh chất có những khả năng:
Thấm chọn lọc, thực hiện trao đổi chất với môi trường;
Ngăn cách với tế bào khác và với môi trường;
Trao đổi thông tin từ ngoài vào và ngược lại;
Bài tiết các chất cặn bã hình thành trong quá trình trao đổi chất;
Dẫn truyền hưng phấn…
+ Chất tế bào (hay chất nguyên sinh = bào tương): là khối chất nguyên sinh nhớt nằm trong màng sinh chất. Nó là thành phần bắt buộc, là môi trường diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
+ Nhân tế bào. Trừ một số tế bào đặc biệt không nhân (vídụ hồng cầu) hoặc nhiều nhân (ví dụ tế bào cơ vân) còn hầu hết mỗi tế bào đều thường có 1 nhân. Nhân thường nằm ở giữa tế bào, hình cầu hay hình bầu dục. Nhân gồm có màng nhân ngăn cách với phần tế bào chất xung quanh. Màng nhân cũng có cấu trúc màng kép và là màng cơ sở. Trên màng nhân có nhiều lỗ nhỏ. Bên trong có chất nhân (nhân tương) chứa thể nhiễm sắc và hạch nhân. Hạch nhân là khối cầu nhỏ tạo bởi ARN. Nhiễm sắc thể (NST) là những thể nhỏ hình dây nằm trong nhân, cấu tạo bởi chất AND gắn với Prôtêin loại histon. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng ở mỗi loài động vật là một số cố định 2n (của người là 23 cặp NST, của ruồi dấm là 4 cặp …). Riêng số lượng NST của tế bào sinh dục chỉ là 1n.
Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong di truyền.
+ Các bào quan. Bào quan là những cấu trúc đặc biệt nằm trong khối chất nguyên sinh, thực hiện các chức năng nhất định của tế bào. Người ta phân biệt 2 loại bào quan là bào quan chung và bào quan chuyên hoá (bào quan đặc biệt)
Bào quan chung là các bào quan thực hiện các chức năng giống nhau ở các tế bào khác nhau, như: Ty thể, Ribôxôm, Lizôxôm, Trung thể, Mạng lưới nội chất, Thể gôngi
Ty thể : là những bào quan hình que, hay chuỗi hạt, có cấu trúc màng kép, trong có nhiều vách ngăn tạo thành tấm răng lược, trong đó chứa đầy enzim hô hấp. Nó là trung tâm cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.
Ribôxôm: là những bào quan nhỏ nằm rải rác trong chất tế bào hoặc bám vào thành của lưới nội bào hay trên màng nhân. Ribôxôm không có cấu trúc màng kép, trong chứa nhiều loại ARN. Ribôxôm có vai trò trong tổng hợp Prôtêin.
Lizôxôm (tiểu thể): là những hạt nhỏ hình trứng chứa nhiều enzim có khả năng làm tiêu huỷ các sản phẩm của chất sống nên có tác dụng tiêu hoá các chất hữu cơ lạ xâm nhập vào tế bào. (Chúng có nhiều trong các tế bào gan).
Trung thể (tiểu thể trung tâm) nằm gần nhân, hình hạt nhỏ, đóng vai trò quan trọng trong phân bào và chi phối sự vận động của tế bào.
Mạng lưới nội bào: là hệ thống ống và túi nhỏ thông nhau và liên hệ với màng nhân, màng sinh chất và màng các bào quan. Nó có cấu trúc màng cơ sở. Có 2 loại lưới nội bào: loại không hạt và loại có hạt. Lưới nội bào đóng vai trò quan trọng trong sự dẫn lưu và chuyển hoá (trao đổi chất) trong tế bào.
Bộ máy Gôngi: là những túi dẹt, có chức năng chế tiết các chất tiết. Nó tham gia vào quá trình chuyển hoá các chất, thâu tóm các chất do tế bào tiết ra.
Ngoài các thành phần trên, ở những tế bào đặc biệt, còn có những thành phần nhỏ khác gọi là bào quan chuyên hoá như sợi tơ cơ trong các tế bào cơ; hạt sắc tố trong tế bào thượng bì da; các sợi thần kinh có khả năng dẫn truyền xung thần kinh; các thể vùi trong tế bào là các chất Prôtêin, Lipít, Gluxít tích tụ trong tế bào dưới dạng các hạt (ví dụ: hạt glycogen dự trữ ở gan)
+ Khoảng gian bào: Phía ngoài của mỗi tế bào là khoảng gian bào, có vai trò ngăn cách các tế bào với nhau và là nơi để tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài. Trong gian bào chứa đầy chất gian bào. Trong đó có các sợi cốt giao và các sợi đàn hồi mảnh, dài, bền, xoắn vào nhau để tạo thành một khối. Đó là cơ sở để tạo thành các tổ chức mô.
vì các hệ cơ quan cùng phối hợp với nhau dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và hệ nội tiết
Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau.
Phân tích bằng ví dụ:
Ví dụ: khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn ( hệ tuần hoàn ), thở nhanh và sâu ( hệ hô hấp ), mồ hôi tiết nhiều ( hệ bài tiết ), ... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh ( cơ chế thần kinh - hệ thần kinh ) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra ( cơ chế thể dịch - hệ nội tiết ).
Ví dụ: khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn ( hệ tuần hoàn ), thở nhanh và sâu ( hệ hô hấp ), mồ hôi tiết nhiều ( hệ bài tiết ), ... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh ( cơ chế thần kinh - hệ thần kinh ) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra ( cơ chế thể dịch - hệ nội tiết ).
thể người là 1 hệ thống nhất vì trong cơ thể nguwoif các cơ quan đều được liên kết, có quan hệ chặt chẽ với nhau thực hiện các hoạt động sống của cơ thể. phối hiwpwj với nhau thực hiện các hoạt động
a, Đồng hóa : là quá trình tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng
Dị hóa :là quá trình phân giải các chất dinh dưỡng , năng lượng do đồng hóa tạo nên
Đồng hóa và dị hóa là hai quá trình đối lập nhau , mâu thuẫn với nhau nhưng chúng có vai trò gắn bó mật thiết ,chặt chẽ với nhau .Nếu thiếu 1 trong 2 quá trình trên thì trao đổi chất sẽ không diễn ra.
b,Mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng, năng lượng được giải phóng từ quá trình chuyển hóa. Nếu không có chuyển hóa thì không có hoạt động sống.
Hệ thần kinh và các giác quan có chức năng nhận biết, thích nghi...... và.....điều hòa........ mọi hoạt động của các cơ quan, hệ.cơ quan phối hợp ....... trong cơ thể làm cho.....cơ thể..... trở thành một khối thống nhất, đảm bảo sự ..điều hòa..... của cơ thể với những..thay đổi....... của môi trường sống.
Phối hợp...điều hòa....cơ quan....cơ thể....thích nghi....thay đổi
Ví dụ 2:Khi chạy hệ vận động làm việc với cường độ lớn.Lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu hơn, mồ hồi tiết nhiều hơn…các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt dộng dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Cơ thể người là một khối thống nhất được chứng minh thông qua sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận, cơ quan, và các hệ thống trong cơ thể. Dưới đây là một số cách để chứng minh điều này:
1.Cấu trúc hình thái: Cơ thể người có một cấu trúc hình thái tổ chức gồm các bộ phận chính như đầu, cơ thể, cánh tay, chân, và các cơ quan nội tạng. Mỗi bộ phận này phải hoạt động cùng nhau để cơ thể có thể hoạt động bình thường.
2.Hệ thống cơ bản: Cơ thể con người được tổ chức thành các hệ thống như hệ thống tiêu hóa, hệ thống hô hấp, hệ thống tuần hoàn máu, và hệ thống thần kinh. Các hệ thống này phải hoạt động một cách hòa hợp để duy trì sự sống.
3.Phản ứng tự nhiên: Khi cơ thể bị tổn thương hoặc mắc phải bệnh tật, nó có khả năng tự phục hồi và tự điều chỉnh để đảm bảo sự sống. Ví dụ, nếu cơ thể bị tổn thương, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng để ngăn chặn vi khuẩn và vi rút xâm nhập, trong khi hệ thống tuần hoàn máu sẽ cung cấp dưỡng chất và oxy đến vị trí tổn thương để hỗ trợ quá trình lành mạnh.
4.Gen và ADN: Mọi tế bào trong cơ thể con người đều chứa thông tin di truyền trong ADN, giúp đảm bảo sự liên kết và tính nhất quán giữa các tế bào và các bộ phận trong cơ thể.
Tổng cộng, sự tổ chức, phối hợp, và sự hoạt động chặt chẽ của các phần tử trong cơ thể con người làm cho nó trở thành một khối thống nhất.