K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tùy thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã qua.

- Những hạnh phúc nhỏ thì nằm trên mỗi bước đi, nhưng hạnh phúc bền vững là thứ hạnh phúc lấy gốc từ sự trải nghiệm, từ sự từ bi chấp nhận, từ tinh thần tích cực mà mình luôn có.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Cuộc đời chúng ta có thể ví như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn. Chọn hướng đi, chọn phương án, chọn kẻ đồng hành, chọn những trang bị, chọn thời điểm hành động. Rất nhiều khi chúng ta không có quyền lựa chọn hoặc không biết lựa chọn. Nhưng rồi cuối cùng chúng ta cũng bắt buộc phải bước tiếp.... Cuộc đời dù tiến hay lùi vẫn phải tiếp tục bước đi.

9 tháng 3 2023

     Những suy ngẫm, đúc rút của người viết là cuộc đời luôn có nhiều ngã rẽ, khúc quanh phải lựa chọn, dù muốn hay không thì chúng ta cũng phải đưa ra một lựa chọn hoặc đôi khi không có quyền được chọn. Mỗi lựa chọn, mỗi lộ trình sẽ đẩy chúng ta đến với sự thay đổi có thể tốt hoặc có thể xấu.

9 tháng 3 2023

     Những đúc rút, suy ngẫm của người viết là cuộc đời là một hành trình dài vô tận, đường đi có thể là sự thành công hoặc thất bại, hạnh phúc hay khổ đâu là tùy vào tâm trạng của chúng ta, vào những thứ chúng ta gặt hái được trên đường đi.

11 tháng 4 2019

Trường hợp (1): Chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ.

- Mở bài:

    + Chị Dậu lao mình vào bóng tối, cố gắng tìm hướng ngôi làng để chạy về

    + Gặp được chồng và các con, chị vừa mừng vừa tủi

    + Nhưng có chuyện lạ với chị Dậu: Dù đã rất khuya, nhưng chồng chị vẫn còn đang ngồi trò chuyện với một người lạ mặt

- Thân bài:

    + Khi hỏi rõ, chị Dậu được biết người khách lạ đang trò chuyện với chồng là một chiến sĩ cách mạng.

    + Người chiến sĩ giảng giải cho vợ chồng chị Dậu hiểu nguyên nhân sâu xa sau những nỗi khổ mà nhân dân đang phải chịu đựng.

    + Anh bày cách để những người nông dân có thể thoát khỏi cảnh áp bức, làm chủ cuộc sống của mình.

    + Thi thoảng, người chiến sĩ lại ghé qua, hỏi thăm cuộc sống của gia đình anh chị Dậu, đem những thắng lợi mới ở khắp các nơi về báo với gia đình.

    + Được khuyến khích, chị Dậu mang những hiểu biết của mình về cách mạng, về cuộc đấu tranh dân tộc và dân chủ nói với đông đảo bà con xung quanh.

    + Nhiều bà con nông dân đã có cơ hội được giác ngộ cách mạng giống như chị.

    + Cuối cùng, trong ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, chị Dậu đã dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho những người dân nghèo cùng cảnh ngộ.

- Kết bài:

    + Chị Dậu xúc động và vui mừng khi đón được cái Tí trở về nhà, đoàn tụ cùng thầy u và hai em.

    + Chị Dậu cùng bà con làng xóm vui mừng trước những chiến thắng tiếp nối của cuộc chiến đấu.

Trường hợp (2): Chị Dậu nuôi giấu cán bộ

- Mở bài:

    + Sau khi chạy thoát khỏi nhà quan cụ, chị Dậu trở về nhà

    + Làng Đông Xá tuy bị địch chiếm đóng, nhưng phong trào đấu tranh cách mạng vẫn rất sôi nổi

    + Một nhóm các chiến sĩ được bí mật cử về làng

- Thân bài:

    + Chị Dậu cũng như rất nhiều người dân làng Đông Xá được giác ngộ và tích cực tham gia cuộc kháng chiến

    + Chị sự kiểm soát của địch, chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ

Chị Dậu bí mật tiếp tế đồ ăn, các vật dụng cần thiết cho các chiến sĩ

Các thư từ, văn kiện được truyền đi ngay trong lòng địch

Nhiều lần chị bất chấp hiểm nguy mà đậy nắp hầm bem.

Bị địch nghi ngờ, kiểm soát nhưng chị Dậu vẫn kiên quyết và dũng cảm che chở cho các chiến sĩ

    + Vì hiểu được ý nghĩa của cuộc kháng chiến, chị Dậu không hề lung lay ý chí căm thù giặc, ủng hộ cách mạng.

- Kết bài:

Chị Dậu đã có lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến quật cường

Việc làm của chị đã thôi thúc lòng yêu nước, ý thức tích cực tham gia kháng chiến của đông đảo bà con làng Đông Xá.

11 tháng 12 2018

Trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay đời sống của con người phát triển kéo theo đó là sự bận rộn của cuộc sống thường ngày đôi khi con người bỏ lại phía sau sự yêu thương chia sẻ của mình đối với những nguòi khác trong xã hội hay chính là sự vô tâm không để ý đến những người xung quanh .Nhưng cho dù ở thời đại nào thì chia sẻ và đồng cảm vẫn là điều thiết yếu để giúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống gắn bó người với người , nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội.
Đồng cảm là biết rung cảm cùng người khác, nghĩa là, đau nỗi đau của người khác, vui buồn cùng họ. Còn chia sẻ là cùng người khác san sẻ niềm vui nỗi buồn, làm cho họ vui càng thêm vui, nỗi buồn được giảm bớt. Đồng cảm và chia sẽ là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết. Có đồng cảm thì người ta mới có chia sẻ, ngược lại, khi đã chia sẻ người ta sẽ càng cảm thấy đồng cảm hơn. Đồng cảm và chia sẻ là truyền thống quý báu của dân tộc ta cũng như của nhiều dân tộc khác. Chúng làm cho giá trị của người biết đồng cảm và chia sẻ được tôn lên cao hơn. Chúng làm cho cuộc sống của những người trong mối quan hệ chia sẻ và đồng cảm này hạnh phúc hơn, tốt hơn. Vì thế nó là một nếp sống đẹp.
Quan tâm, chia sẻ là những thái độ và hành động thể hiện sự ân cần, thiện chí và giúp đỡ đối với người khác, đặc biệt là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Sự quan tâm, chia sẻ làm cho tình cảm con người trở nên gắn bó, thân thiết hơn, góp phần vào việc phát triển và duy trì một cuộc sống hòa bình, thân ái. Sự quan tâm, chia sẻ có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quý ở người khác để trân trọng và học tập. Làm từ thiện, vì cộng đồng. Giới trẻ ngày càng nhận rõ ngoài việc ăn, học, chơi và làm thì việc đem sức mình để tham gia các công việc tình nguyện, cống hiến cho xã hội sẽ làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn.
Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu ta biết đau với nỗi đau của người khác, vui với niềm hạnh phúc của người khác.Chỉ một hành động nhỏ, kịp thời, có lúc bạn đã cứu được một tâm hồn đang trên bờ vực của tuyệt vọng.Cho người ấy thêm niềm tin vào cuộc sống.Sẽ không khó khăn nếu chúng ta thật lòng cho đi yêu thương. Bởi điều đó rất có ý nghĩa với người được nhận sự đồng cảm.Còn người cho yêu thương thì sao? Họ sẽ trưởng thành hơn và tâm hồn của họ sẽ thêm giàu có. Thật trân trọng biết bao khi những người biết cho đi mà không cần nhận lại.
Đồng cảm sẽ có ý nghĩa hơn nếu người ta còn biết sẻ chia, đem suy nghĩ của mình chuyển thành hành động. Có người nói: “ Tôi không đủ để chia sẻ với người khác!”. Nhưng thưa: “Không!!”- cái mà bạn có rất nhiều, nhiều hơn cả vật chất của bạn, đó chính là tấm lòng. Có là nhiều không khi bạn chia sẻ chiếc bánh mì trên tay mình cho một em bé gầy nhom đang rất đói?! Có là nhiều không khi bạn dành chút ít thời gian để lắng nghe chia sẻ với người bạn của mình?! Và cũng thật có ích, nếu bạn cùng với những người bạn cùng lớp chia sẻ những tập vở, quần áo cũ cho những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Ai trong cuộc sống này cũng cần được sẻ chia, với người đang vui vẻ, hạnh phúc thì sự chia sẻ của chúng ta là những lời chúc chia vui cùng họ.
Chia sẻ là sự cho đi, quan tâm hay giúp đỡ người khác về vật chất và tinh thần bằng tất cả khả năng của mình, giúp họ vượt qua khó khăn hoạn nạn. Chia sẻ cũng là một hành động đơn giản bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Đừng nghĩ rằng chỉ có những điều to tát mới đáng chia sẻ, nếu nghĩ như vậy thì chẳng bao giờ bạn chia sẻ được cho ai cái gì.
Đồng cảm là quên đi bản thân trong niềm vui và nỗi buồn của người khác, nhiều đến mức bạn thực sự thấy rằng niềm vui hay nỗi buồn mà người khác đang trải qua cũng chính là niềm vui hay nỗi buồn của chính bạn.
Đồng cảm cũng không phải là điều gì đó xa vời, mà thực ra rất gần gũi đến mức ai trong chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày. Đồng cảm xuất phát từ những cử chỉ, hành động đơn giản mà đôi khi chúng ta không nhận ra: đó là những giọt nước mắt cảm thông,là những cái xiết tay chia sẻ, là những nụ cười khích lệ... đơn giản vậy mà cũng là quá khó với một số người?
Các bạn ạ! Mỗi người, mỗi ngày, hãy dành một khoảng thời gian, để dừng lại bên đời một chút dành cho nhau những chia sẻ ngọt ngào. Đồng cảm và sẻ chia đã và đang là nếp sống tốt đẹp rất cần được gìn giữ. Có đồng cảm và sẻ chia ta sẻ không phải hổ thẹn khi được con là CON NGƯỜI. Nếp sống tốt đẹp đó không chỉ sưởi ẩm lòng người khác mà còn đem lại hạnh phúc cho chính mình, mở ra một hy vọng cho một tương lai tươi sáng cho quê hương, đất nước, cho toàn nhân loại

12 tháng 12 2018

Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trờ thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn. "Thương người như thể thương thân" là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam. Truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người. Tình thương, lòng nhân ái được biểu hiện một cách cụ thể qua thái độ và hành động, đó là đồng cảm và sẻ chia. Có thương người mới biết đồng cảm và sẻ chia. Nhìn thấy người bất hạnh, tàn tật, ốm đau. đói khổ, hoạn nạn, ta động lòng thương, ta rơi nước mắt, đó là đồng cảm "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", đó là san sẻ. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bác Hồ kêu gọi toàn dân "diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm". Bác Hồ cũng như hàng triệu gia đình đã giảm bớt khẩu phần hàng ngày, dành gạo đế cứu đói. Chiến thắng được giặc đói lúc bấy giờ là một thành tích to lớn của cách mạng, là do sức mạnh lòng nhân ái của nhân dân ta. Sau ba mươi năm chiến tranh, nước ta hiện có hàng chục vạn nạn nhân chất độc da cam. Hàng triệu đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn sống trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn, khó khăn. Lũ lụt, bão tố xảy ra triền miên, gây ra cảnh người chết, cảnh màn trời chiếu đất cho nhiều gia đình. Nhiều học sinh đến trường bị nước lũ cuốn trôi; nhiều ngư dân ra khơi đánh cá bị sóng gió cuốn mất tích. Trước những cảnh đau lòng đó, ai mà chẳng động lòng thương, ai mà chẳng rơi nước mắt? Các phong trào quyên góp do Mặt trận Tổ quốc phát động để cứu giúp, để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam, các bệnh nhân nhiễm HIV - AIDS đã được đồng bào ta hướng ứng nhiệt liệt. Nhiều Việt kiều đã gửi về hàng trăm triệu đổng đóng góp vào quỹ từ thiện được báo chí ngợi ca. Phong trào giúp học sinh nghèo, học sinh khó khăn được đông đảo thầy cô giáo và các bạn trẻ tham gia nhiệt liệt. Tất cả các phong trào đó đã nói lên một cách cảm động sức mạnh đoàn kết, truyền thống nhân ái vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trờ thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn. Nói đến đồng cảm và sẻ chia trong xã hội ta ngày nay, tôi không bao giờ quên câu ca mà bà nội tôi vẫn nhắc các con, các cháu:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Giọng điệu đầy suy tư, trải nghiệm và tự tin khi cuối cùng, tác giả đã nhận ra con đường đúng đắn của cuộc đời mình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
12 tháng 12 2023

Thái độ nghiêm túc, trang nhã, khách quan

18 tháng 9 2018

Vai trò và vị trí của tình bạn trong đời sống:

- Tình bạn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của mỗi người

- Bạn bè giúp ta hoàn thiện nhân cách, trưởng thành hơn, giàu nghị lực sống hơn

- Bạn bè nâng đỡ, hỗ trợ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn

- Tình bạn phải được xây dựng dựa trên tình cảm, cảm xúc chân thành, vị tha có như thế mới bền vững

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Câu thơ được chú ý phân tích: ‘Chỉ cần trong xe có một trái tim”

- Các yếu tố hình thức được chú ý: những nét đặc sắc trong quá trình hành quân, sinh hoạt của người lính.