Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ tự do. Bằng cách sử dụng thể thơ này, tác giả có thể thỏa sức sáng tác theo mạch cảm xúc của mình, để từ đó, thể hiện được tình cảm da diết, sâu nặng của mình dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình.
Khổ thơ | Các chi tiết thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình | Cảm xúc của chủ thể trữ tình |
1 | Dây cung nguyệt lạnh, trung thương, trắng nhớ, đàn buồn, đàn lặng | Lạnh lẽo, u buồn |
2 + 3 | Bóng sáng rung mình, nương tử đã chết, đàn ghê như nước, nhớ Tâm Dương,... | Bồi hồi, run rẩy khi tưởng nhớ những loài hoa nghệ thuật trong quá khứ |
4 | chiếc đảo, rợn bốn bể, sâu âm nhạc, sao Khuê. | Rợn ngợp, rùng mình khi cảm nhận nỗi cô đơn muôn đời của những tài hoa nghệ thuật. |
- Những bài thơ viết về đề tài mùa thu: Sang thu – Hữu Thỉnh, Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến, Gió thu – Tản Đà, Tiếng thu – Lưu Trọng Lư, Tức cảnh chiều thu – Bà Huyện Thanh Quan,...
- Cảm xúc về mùa thu: Bốn mùa trong năm, có lẽ mùa thu là khoảng thời gian mà gợi cho con người nhiều cảm xúc khó tả.Đấy là mùa của lá vàng rơi và những đám mây trắng trôi lững lờ trên nền trời trong xanh.Mùa của tuổi thơ với tiếng cười vui nhộn bên chiếc lồng đèn ông sao, cá chép đỏ hồng.Làm sao quên, buổi tựu trường bắt đầu năm học mới, chúng ta đi trong ánh nắng mùa thu.Mẹ dẫn con bước qua cánh cổng trường để bước vào “Thế giới diệu kì”. Không như mùa xuân tươi thắm, mùa hạ rộn ràng, tưng bừng, mùa thu mang vẻ đẹp dịu dàng, êm đềm thơ mộng. Ôi, cảm ơn mùa thu mát mẻ gợi trong lòng người cảm giác bình yên giữa nhịp sống ồn ào hối hả.
- Người có chí anh hùng là người có chí lớn ở bốn phương, tung hoành giữa trời đất, ra sức phò vua giúp nước, giúp đời. Ngoài ra còn phải đem tài năng của mình thi thố với thiên hạ, làm nên công danh sự nghiệp, để lại tấm lòng son trong sử sách.
- Câu thơ có khả năng bao quát nội dung toàn bài: Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (thể hiện hai nội dung lồng vào nhau của bài thơ: Nhớ ơn Nguyễn Du và thương thân nàng Kiều).
- Chủ thể trữ tình: Chủ thể xưng “ta” – bạn đọc tri âm của Nguyễn Du (xuất hiện ở cuối bài thơ: Hỡi người xưa của ta nay...). “Ta” là tất cả những ai yêu quý, biết ơn Nguyễn Du, hiểu đúng giá trị vượt thời gian trong các tác phẩm của ông. Đó cũng là cái “ta” nhân danh cộng đồng dân tộc và thời đại “ra trận” chống thực dân, để quốc xâm lược.
- Chủ đề của bài thơ: Sức sống mãnh liệt vượt thời gian trong tác phẩm của Nguyễn Du và cuộc đồng hành của thơ văn Nguyễn Du với dân tộc, nhân dân trong thời đại chống thực dân, đế quốc xâm lược, giành độc lập, tự do cho con người.
- Đọc hiểu bài thơ:
+ Đề tài: tình yêu.
+ Chủ đề: mượn hình tượng sóng để diễn tả hình tượng tình yêu của con người.
+ Nhân vật trữ tình: người con gái đang yêu, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình.
+ Thể thơ: thơ năm chữ
+ Nhịp điệu bài thơ Sóng: câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3; 3/1/1; 3/2.
+ Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, đối, ẩn dụ.
+ Thông điệp bài thơ: Dù tình duyên trắc trở thì hãy vẫn mạnh mẽ và vẫn khát khao như Xuân Quỳnh để đến được bến bờ tình yêu.
- Tác giả Xuân Quỳnh: (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.
+ Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Bà là một trong những nhà thơ nữ Việt Nam với nhiều những tác phẩm thơ nổi tiếng và được nhiều người biết đến.
+ Xuân Quỳnh được xem là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều những bài thơ đã đi vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ như: Thuyền và Biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu,…
+ Nhà thơ đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu bà đã làm cho nền văn học của nước nhà.
- Hoàn cảnh sáng tác bài Sóng: được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Trước khi Sóng ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
giúp mình vs