K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2021

Tham khảo

Chủ nghĩa duy vật là một trường phái triết học, một thế giới quan, một hình thức của chủ nghĩa triết học nhất nguyên cho rằng vật chất là chất cơ bản trong tự nhiên, và tất cả mọi thứ, bao gồm cả trạng thái tinh thần và ý thức, là kết quả của sự tương tác vật chất. Theo chủ nghĩa duy vật triết học, tâm trí và ý thức là sản phẩm phụ của các quá trình vật chất (như sinh hóa của não người và hệ thần kinh), mà không có chúng thì tâm trí và ý thức không tồn tại. Khái niệm này tương phản trực tiếp với chủ nghĩa duy tâm, trong đó tâm trí và ý thức là những thực tại bậc nhất mà vấn đề là chủ thể và tương tác vật chất là thứ yếu.

11 tháng 12 2021

Tham khao

Ví dụ: Khi học các môn vật lý, hóa học, học sinh thường được tham gia các buổi thí nghiệm song song với các buổi học lý thuyết, các buổi thí nghiệm này chính là thực tiễn để kiểm tra lại đúng đắn của lý thuyết mình vừa học. Đồng thời, trước khi đưa ra các chân lý thì các nhà khoa học đã có quá trình nghiên cứu thực tiễn để đưa ra quy luật.

Câu 1: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm củaA. Thuyết bất khả tri.B. Thuyết nhị nguyên luận.C. Thế giới quan duy vật.D. Thế giới quan duy tâm.Câu 2: Chủ thể nào dưới đây sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hộiA. Các nhà khoa họcB. Con ngườiC. Thần linhD. Người lao độngCâu 3: Khi con người tác động trực...
Đọc tiếp

Câu 1: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của

A. Thuyết bất khả tri.

B. Thuyết nhị nguyên luận.

C. Thế giới quan duy vật.

D. Thế giới quan duy tâm.

Câu 2: Chủ thể nào dưới đây sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội

A. Các nhà khoa học

B. Con người

C. Thần linh

D. Người lao động

Câu 3: Khi con người tác động trực tiếp lên sự vật bằng các cơ quan cảm giác, giai đoạn này thuộc về giai đoạn nhận thức nào?

A. nhận thức cảm tính.

B. nhận thức khoa học.

C. cảm giác.

D. nhận thức lý tính.

Câu 4: Thực tiễn là động lực của nhận thức vì thực tiễn

A. luôn cải tạo hiện thực khách quan

B. thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm

C. thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ

D. luôn đặt ra những yêu cầu mới

Câu 5: Cách giải thích nào dưới đây đúng khi bàn về cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng trong Triết học?

A. Sự phát triển tạo ra tiền đề cho sự vận động.

B. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đối về chất.

C. Sự biến đổi về chất dẫn đến sự biến đối về lượng.

D. Sự vận động là nền tảng cho sự phát triển.

Câu 6: Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình?

A. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến

B. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc

C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

D. Xây dựng nên văn hóa tiên tiến

Câu 7: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất là

A. chuyển động.

B. phát triển.

C. vận động.

D. tăng trưởng.

Câu 8: Hai mặt đối lập tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, trong triết học gọi là

A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B. sự tồn tại giữa các mặt đối lập.

C. sự ganh đua giữa các mặt đối lập.

D. sự tranh giành giữa các mặt đối lập.

Câu 9: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, phát triển là khái niệm để khái quát những vận động theo chiều hướng

A. tiến lên.

B. thụt lùi.

C. bất biến.

D. tuần hoàn.

Câu 10: Khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi cho ta biết muối không có mùi; lưỡi cho ta biết muối có vị mặn. Điều này nói về

A. nhận thức lý tính.

B. kinh nghiệm.

C. thực tiễn.

D. nhận thức cảm tính.

Câu 11: Nhờ đi sâu phân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể của muối, công thức hóa học của muối, điều chế được muối… nội dung này nói về quá trình nhận thức nào dưới đây ?

A. nhận thức lý tính.

B. nhận thức cảm tính.

C. kinh nghiệm.

D. thực tiễn.

Câu 12: Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp xã X, anh M gợi ý chị C bỏ phiếu cho ứng cử viên là chị T là người thân của mình. Thấy chị C còn băn khoăn, anh M nhanh tay gạch phiếu bầu giúp chị rồi bỏ luôn lá phiếu đó vào hòm phiếu. Trong trường hợp này ai là người tham gia hoạt động chính trị xã hội?

A. Chị C.

B. Anh M.

C. Chị T và chị C.

D. Anh M và chị T.

0
7 tháng 5 2018

Đáp án: B

28 tháng 7 2018

- Theo triết học Mác – Lê-nin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

- Mặt đối lập là những khung hướng, tính chất, đặc điểm,... mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

- Trong mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, đồng thời chúng cũng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ lẫn nhau. Đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Ví dụ: Mọi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và mặt tiêu dùng. Chúng thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thế nhưng đồng thời cũng luôn tác động bài trừ nhau. Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm còn hoạt động tiêu dùng thì lại triệt tiêu sản phẩm.

20 tháng 5 2019

- Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

- Ví dụ: Đối với mỗi phân tử nước, lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức là 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi.

- Ví dụ: Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083, nhiệt độ sôi là 2880oC,... Những thuộc tính (tính chất) này nói lên chất riêng của đồng, phân biệt nó với các kim loại khác.

- Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều).... của sự vật và hiện tượng.