K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2017

Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.

Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.

20 tháng 1 2017

Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.Câu chuyện có lẽ chỉ là câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Nó xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện tượng đời sống, là niềm xót thương của con người trước những điều đáng thương. Nói chung văn chương chính là tình cảm và các nhà văn sáng tác tác phẩm là để trả lời cho tình cảm của mình và trải nghiệm tình cảm của người khác_ tức là độc giả.Người ta vẫn đánh giá một bài văn hay là một bài văn giàu hình ảnh, nhiều cảm xúc. Vậy hình ảnh và cảm xúc trong văn có tác dụng gì? Chính là để khơi gợi cảm xúc của người đọc, cũng là để người ta hiểu, đánh giá và cản nhận cảm xúc của mình. Văn chương gây cho ta tình cảm ta chưa có. Phải! bởi nếu không đọc những ngày thơ ấu mấy ai cảm nhận được cảm giác thiếu vắng hình hài và tình cảm của người mẹ trong suốt một thời gian dài trong sự ghẻ lạnh và khinh rẻ của cậu bé Hồng. Làm sao ai hiểu cho tình cảm của con người với giống súc sinh máu lạnh khi gắn bó với nhau bởi một mối ràng buộc của tình yêu, trách nhiệm, lòng biết ơn từ cả hai phía ở chốn cô đơn như trong tác phẩm của Jack london: tiếng gọi nơi hoang dã . Cũng sẽ vẫn mãi mãi là một Chí Phèo tự rạch mặt để che đi vẻ tâm hồn thèm khát sự lương thiện thầm kính, yêu một Thị Nở xấu xí, vô duyên từng được xem là sự thật ở làng Vũ Đại nếu không có Chí Phèo của Nam Cao để rồi là bộ phim chuyện làng Vũ Đại ngày ấy. Bây giờ người ta mới thấu hiểu những khái niệm mới trong vô vàn những kịch tính và những khía cạnh cảm xúc, suy nghĩ phức tạp khác nhau của Chí Phèo. Cuộc sống không thể mang lại cho chúng ta tất cả những khái niệm đó mà chúng ta phải tự mình đi tìm để trải nghiệm nó mà những thứ tình cảm mới lạ đó chỉ tập trung đầy đủ trong văn chương mà thôi. Điều tuyệt vời nhất là văn chương dạy cho người giàu biết cảm giác nhà tranh, vách đất, bữa đói bữa no nhưng vẫn tin tưởng vào ngày mai tốt đẹp hơn, dạy cho con người đang tuyệt vọng biết được người ta lấy niềm tin ở đâu và lấy lại niềm tin như thế nào, dạy cho kẻ hạnh phúc đồng cảm với người cô đơn, cho người bây giờ biết quá khứ, cho tình yêu, cho ấm áp thậm chí là biết được con vật cũng có tình cảm riêng, có tiếng nói riêng. Văn chương thật tuyệt vời bởi nó đầy đủ kinh nghiệm sống, đầy đủ tình huống sống.Văn chương luyện cho ta tình cảm ta sẵn có. Vì phải có tình yêu thì đọc Romeo và Julyet mới thấy cảm động đến phát khóc lên và có thêm sức mạnh đấu tranh cho tình yêu. Phải có lòng thành kính, ruồng bỏ tội lỗi và đầy tình thương với đồng loại thì mới tôn sùng ra-ma yana. Phải có lòng đấu tranh cho vẻ đẹp hoàn thiện, cho sự siêu thoát thì mới có tâm trí nghĩ về i-li-at và Ô-đi-xê. hay chỉ cần biết khóc để đọc chiếc lá cuối cùng, biết cười để đọc trưởng giả học làm sang, biết yêu nước để đọc Bình Ngô đại cáo, biết đấu tranh để suy xét về Bản án chế độ thức dân Pháp. tất cả là những thể loại văn học khác nhau nhưng chung nhau một điểm là đều thể hiện thái đọ của người viết tới đối tượng và ý tưởng mà mình đang viết. Cuộc đời chúng ta là sự giới hạn của thần thánh còn cuộc đời văn chương là sự giới hạn về tình cảm, biết bao nhiêu những tình cảm ấy chính là văn học, vì vậy mà nó giúp ta hình dung về sự sống, tồn tại là để khám phá bản thân.Hoài Thanh đã nói đúng về ý nghĩa của văn chương nhưng chưa đủ, văn chương còn giúp ta sống, để ta sống và nuôi ta sống bằng nguồn cảm hứng vô tận về tình yêu của con người.

4 tháng 4 2021

Tham khảo:

Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ kết tinh tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm như một lớp phù sa để lại trong ta những kí ức đẹp, những cảm nhận riêng về thiên nhiên, con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người trong sạch phong phú hơn. Chính vì thế, đến với văn chương ta như được ngao du trên cánh đồng thảo nguyên trong lành để được di dưỡng tâm hồn thêm trong sạch. Và bằng câu chữ có thần của nó, văn chương cứ tự nhiên ngân rung lên trong lòng ta những nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn một cách hồn nhiên và cao thượng nhất. qua con đường tình cảm, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có đó là tình cảm mới mẻ với thiên nhiên, tình cảm mới mẻ, sinh động về một thế giới trong tưởng tượng, nhưng văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, thầy cô trở nên càng sâu sắc và thiêng liêng hơn. Nhận định của Hoài Thanh khẳng định sức mạnh và sứ mệnh của văn chương về mặt tác động tình cảm tới con người, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất của văn học.

4 tháng 4 2021

'' Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.'' Thật vậy, văn chương đưa ta đến với biết bao những tình huống , hoàn cảnh, số phận mà ta chưa từng gặp trong đời. Ta có thể có những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, tạo ra sự đồng cảm giữa người đọc và tác giả qua các nhân vật, thái độ, cảm xúc,... của các nhân vật trong văn chương. Ví như tác phẩm "Cuộc chia tay của những con búp bê" chắc đã làm rung động lòng trắc ẩn trong mỗi chúng ta trước số phận của những đứa trẻ tội nghiệp không thể trọn vẹn có được tình yêu thương của bố mẹ. Không những vậy, người đọc còn thấy đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của những đứa trẻ khi sắp phải rời xa người thân. Những cảm xúc ấy cũng xảy ra khi ta đọc những câu hát than thân, Sài Gòn tôi yêu, Xa thác ngắm núi lư,... Để từ đó ta có thể rút ra cho bản thân mình 1 bài học, gây dựng nên những tình cảm cao đẹp trong cuộc đời chúng ta.

24 tháng 3 2022

Tham khảo

Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có. Đúng là như vậy. Văn chương là thế giới của tâm hồn, tình cảm, văn chương không xa lạ mà là những gì luôn ở bên ta, gần gũi và quen thuộc. Tình cảm sẵn có ấy có thể là tình yêu thương, tình mẫu tử, lòng vị tha, khoan dung, đồng cảm, nhân ái...Chúng luôn tiềm tàng bên trong mỗi con người. Nhưng đặc biệt, khi gặp văn chương, khi thấy một nhân vật, chứng kiến một câu chuyện, ta thêm cảm động và thêm hiểu về thế giới tâm hồn, tình cảm. Từ đó, lòng ta thêm rộng mở và trái tim ta thêm ấm nồng. Luyện những tình cảm ta sẵn có ấy sẽ giúp thế giới tâm hồn, tình cảm của chún ta trở nên bao la hơn, ấm áp hơn. Không phải ngẫu nhiên lại có thể luyện những tình cảm sẵn có từ câu chữ văn chương. Ấy là vì văn chương đến từ đời sống, đến từ chính những gì bình dị nhất quanh ta. Vì thế, hãy học cách trân trọng, học cách cảm nhận và đặt lòng mình vào câu chữ văn chương thêm xúc động.

7 tháng 3 2022

Tham khảo: Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có. Đúng là như vậy. Văn chương là thế giới của tâm hồn, tình cảm, văn chương không xa lạ mà là những gì luôn ở bên ta, gần gũi và quen thuộc. Tình cảm sẵn có ấy có thể là tình yêu thương, tình mẫu tử, lòng vị tha, khoan dung, đồng cảm, nhân ái...Chúng luôn tiềm tàng bên trong mỗi con người. Nhưng đặc biệt, khi gặp văn chương, khi thấy một nhân vật, chứng kiến một câu chuyện, ta thêm cảm động và thêm hiểu về thế giới tâm hồn, tình cảm. Từ đó, lòng ta thêm rộng mở và trái tim ta thêm ấm nồng. Luyện những tình cảm ta sẵn có ấy sẽ giúp thế giới tâm hồn, tình cảm của chún ta trở nên bao la hơn, ấm áp hơn. Không phải ngẫu nhiên lại có thể luyện những tình cảm sẵn có từ câu chữ văn chương. Ấy là vì văn chương đến từ đời sống, đến từ chính những gì bình dị nhất quanh ta. Vì thế, hãy học cách trân trọng, học cách cảm nhận và đặt lòng mình vào câu chữ văn chương thêm xúc động.

7 tháng 3 2022

Tham khảo: 

Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có. Đúng là như vậy. Văn chương là thế giới của tâm hồn, tình cảm, văn chương không xa lạ mà là những gì luôn ở bên ta, gần gũi và quen thuộc. Tình cảm sẵn có ấy có thể là tình yêu thương, tình mẫu tử, lòng vị tha, khoan dung, đồng cảm, nhân ái...Chúng luôn tiềm tàng bên trong mỗi con người. Nhưng đặc biệt, khi gặp văn chương, khi thấy một nhân vật, chứng kiến một câu chuyện, ta thêm cảm động và thêm hiểu về thế giới tâm hồn, tình cảm. Từ đó, lòng ta thêm rộng mở và trái tim ta thêm ấm nồng. Luyện những tình cảm ta sẵn có ấy sẽ giúp thế giới tâm hồn, tình cảm của chún ta trở nên bao la hơn, ấm áp hơn. Không phải ngẫu nhiên lại có thể luyện những tình cảm sẵn có từ câu chữ văn chương. Ấy là vì văn chương đến từ đời sống, đến từ chính những gì bình dị nhất quanh ta. Vì thế, hãy học cách trân trọng, học cách cảm nhận và đặt lòng mình vào câu chữ văn chương thêm xúc động.

30 tháng 4 2022

giúp mình với 

2 tháng 5 2022

giúp mình với (VĂN NGẮN) 

27 tháng 4 2022

giúp mình với

27 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

a)

Giải thích:

-Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,…

-Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.

Dẫn chứng:

-Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.

-Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.

b)

Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đức tính giản dị. Bác giản dị trong đời sống hằng ngày, trong công việc hay trong lời nói, bài viết. Hiếm có một vị nguyên thủ quốc gia nào có lối sống như Bác. Nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Ngôi nhà của một vị Chủ tịch chỉ có vài ba phòng, với những món đồ đơn sơ. B ữa ăn hằng ngày của Bác chỉ có vài món hết sức đơn giản. Tất cả đều là những món ăn dân tộc như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Bác luôn hăng say lao động, suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc. Từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho đồng chí… Bởi vậy, xung quanh Bác có rất ít Người giúp việc. Trong quan hệ với mọi người, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Giản dị trong đời sống, nên Hồ Chí Minh cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Cách nói, cách viết của Người đều dễ hiểu với mục đích để cho quần chúng hiểu được, nhớ được và làm được. Nhưng cách sống đó của Bác không khắc khổ theo lối nhà tu hành, hay thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Mà Người chủ động lựa chọn lối sống này như là một cách để “tu dưỡng tâm hồn”. Qua chứng minh, chúng ta càng thêm yêu mến và cảm phục Bác nhiều hơn.

chúc bạn học tốt nha

2 tháng 3 2017

a, Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.

2 tháng 3 2017

3

Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ, cũng chẳng ai đạt được thành công mà không phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt". Sự cần cù chịu khó luôn là yếu tố chính dẫn đến thành công. Nhà văn lớn người Trung Quốc Lỗ Tấn từng nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của những người lười biếng".

Thành công là hành động đạt tới mục đích bản thân đặt ra và được cả xã hội công nhận. "Đường thành công" chỉ khoảng thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện mục đích tới lúc đạt được mục đích. "Đường thành công" tuỳ ở mỗi thì có thể dài hay ngắn. Còn "bước chân của người lười biếng" chỉ sự có mặt của sự lười biếng trên "đường thành công" của mỗi người. Những con người lười biếng là những con người không chịu lao động cho bản thân, cho xã hội. Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ; những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công.

Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra. Để có được nó, con người phải lao động: người nông dân cuốc đất, trồng cây; người công nhân vận hành máy móc; nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm,... Mỗi người đều phải chăm chỉ làm việc để gặt hái được thành công, ngoài sự chăm chỉ, họ còn phải vượt qua gian khó, có khi là cả sự thất bại. Sự cần cù ấy không phải tính bằng ngày, bằng giờ mà bằng năm tháng, có khi phải trả giá bằng cả cuộc đời mình. Nhưng họ đã đạt được những thành công trong cuộc sống của mình: người nông dân làm ra hạt gạo, cây rau để nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội; người công nhân làm ra máy móc phục vụ nhu cầu thị trường; nhà khoa học có những phát minh làm thay đổi đời sống,.:. Trong số họ, còn có những người lưu danh trong sử sách. Đó là Mạc Đĩnh Chi xấu người mà tài giỏi. Nhờ chăm chỉ học tập, ông đã đỗ Trạng nguyên và đặc biệt, ông còn được vua nhà Nguyên phong làm "Lưỡng quốc Trạng nguyên" nhờ tài ứng đối khi đi sứ. Nói đến nghề thuốc phải kể đến Tuệ Tĩnh. Với ước muốn "Nam dược trị nam nhân”, ông đã chăm chỉ học tập nghề thuốc và còn đi tìm hiểu nhiều sách thuốc. Cuối cùng, ông đã trở thành thầy thuốc nổi tiếng và thực hiện được ước muốn của mình. Với tài năng của mình, ông còn nổi tiếng ở Trung Quốc khi chữa khỏi bệnh cho Vương phi của vua nhà Minh.

Còn những người lười biếng chỉ muốn hưởng mà không phải làm thì chẳng mấy chốc sẽ trở nên đói nghèo. Những người như vậy thì tự lo cuộc sống của bản thân mình còn khó thì nói gì tới việc đạt tới thành công trong sự nghiệp. Một xã hội mà có nhiều những con người như vậy là một xã hội lạc hậu, chậm phát triển. Nếu mỗi người không phải là con người lười biếng mà là những con người chăm chỉ, cần cù thì việc mỗi người đi tới thành công của mình sẽ không phải là điều khó khăn. Một đất nước có những con người như vậy đồng nghĩa đó là một đất nước phát triển, hiện đại. Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường hay mượn hình ảnh của sự vật với nghĩa bóng có liên quan tới con người để thể hiện ý của mình. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc như:

"Có công mài sắt, có ngày nên kim"

Câu tục ngữ trên nêu một công việc tưởng chừng như khó khăn không thể làm nổi. Thế mà vẫn có người không quản ngại gian lao, không sá công phu, vẫn gắng sức làm cho kỳ được. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ việc mài sắt thành kim, nhưng nếu suy ra nghĩa bóng thì đó lại là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu. Đó là lời răn dạy: Có sự cần cù nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng có thể thành công cho dù việc đó rất khó khăn tưởng như không thể hoàn thành được.

9 tháng 8 2019

Gợi ý

Cuộc sống này thật đa dạng muôn màu, muôn vẻ với bao bất ngờ và cũng có lúc thật bay bổng như một câu chuyện cổ thần tiên. Và văn chương đã góp một phần không nhỏ vào cái thế giới phong phú, nhiều màu sắc này. Vì vậy mà “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Đối với mỗi người văn chương có những ý nghĩa, cảm nhận khác nhau.......

+) Văn chương còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” chính là công dụng của văn chương, Nghĩa là văn chương mở ra cho ta những “chân trời mới”, bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho ta, làm giàu thêm cho thế giới tâm hồn ta. Và văn chương khai phá những tình cảm xưa nay ẩn sâu trong trái tim ta và bồi dưỡng những thứ tình cảm ấy thêm lớn hơn nữa. Vì sao trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương”, nhà văn Hoài Thanh lại nói “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”. Vì văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm được ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng thế nào. Giúp cho mỗi lứa học sinh chúng ta thấm thía hơn công lao dưỡng dục của cha mẹ; sự vất vả, những giọt mồ hôi phải rơi xuống của cha mẹ để nuôi chúng ta lớn lên từng ngày........

+) văn chương bồi đắp thêm tình cảm, giúp ta nhận thức
sâu sắc hơn vấn đề để ta biết suy nghĩ, ý thức về mình, về những tình cảm mình đã có để cho tình cảm ấy sâu sắc hơn, cao đẹp hơn.

-Văn chương nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm con người. Mục đích của văn chương là giúp con ngưởi tự khám phá, hiểu biết, nâng cao niềm tin vào bản thân và có khát vọng hướng tới chân lí, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.
- văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: Văn chương giúp cho ta tiếp thu được những tình cảm cao đẹp, những nét ứng xử tinh tế, những bài học về cuộc đời để chúng ta làm giàu thêm cho tâm hồn