K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chọn đáp án đúng nhất. Câu 1: Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là: A. kilômét (km) B. mét (m) C. đềximét (dm) D. centimét (cm) Câu 2: Đơn vị đo khối lượng là: A. kilôgam (kg) B. kilômét (km) C. mét khối (m3) D. lít (l) Câu 3: Giới hạn đo của bình chia độ là: A. thể tích chất lỏng mà bình đo được. C. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình. B. giá trị giữa hai vạch chia trên bình. D. giá trị lớn nhất ghi trên bình. Câu 4: Để đo khối lượng ta dùng dụng cụ nào dưới đây? A. Thước dây. B. Xi lanh. C. Cân. D. Bình tràn. Câu 5: Một bình chia độ có giới hạn đo là 100cm3 đang chứa 50cm3 nước. Bỏ một vật rắn không thấm nước vào bình chia độ thì thấy mức nước trong bình dâng lên đến vạch 70cm3. Thể tích của vật trên là: A. 100cm3. B. 50cm3. C. 70cm3. D. 20cm3. Câu 6: Trên một hộp sữa có ghi 500g. Số đó chỉ: A. khối lượng của sữa chứa trong hộp. C. khối lượng của hộp sữa. B. sức nặng của hộp sữa. D. sức nặng và khối lượng của hộp sữa. Câu 8: Mét khối là đơn vị đo của đại lượng vật lý nào dưới đây? A. Độ dài. B. Thể tích. C. Khối lượng. D. Thời gian. Câu 9: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách : A. Đo thể tích bình tràn. B. Đo thể tích bình chứa. C. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. D. Đo thể tích nước còn lại trong bình. Câu 10: Để có thể tích của hòn sỏi cỡ 2cm3, bình chia độ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Bình có GHĐ 250ml và ĐCNN 10ml B. Bình có GHĐ 150ml và ĐCNN 5ml C. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 2ml D. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 1ml Câu 11: Lực là: A. tác dụng hút của vật này lên vật khác. C. tác dụng đỡ của vật này lên vật khác. B. tác dụng đẩy (kéo) của vật này lên vật khác D. tác dụng đẩy (kéo) của lực này lên lực khác Câu 12: Một cầu thủ đá vào trái banh tức là cầu thủ đã tác dụng vào trái banh 1 lực: A. Đàn hồi B. Hút C. Đẩy D. Kéo Câu 13: Khi bạn A kéo bạn B bằng 1 lực thì lực đó có: A. Phương thẳng đứng, chiều hướng về A. C. Phương AB, chiều từ B đến A. B. Phương thẳng đứng, chiều hướng về B. D. Phương AB, chiều từ A đến B. Câu 14: Hai lực được gọi là cân bằng khi 2 lực đó phải đặt trên cùng 1 vật và có: A. Độ mạnh bằng nhau, cùng phương, ngược chiều B. Độ mạnh bằng nhau, khác phương, ngược chiều C. Độ mạnh bằng nhau, khác phương, cùng chiều D. Độ mạnh bằng nhau, cùng phương, cùng chiều Câu 15: Treo một quả cầu vào đầu một sợi dây, quả cầu đứng yên vì: A. lực kéo của sợi dây cùng chiều với trọng lượng của quả cầu. B. lực kéo của sợi dây lớn hơn trọng lượng của quả cầu. C. lực kéo của sợi dây cân bằng với trọng lượng của quả cầu. D. lực kéo của sợi dây nhỏ hơn trọng lượng của quả cầu. Câu 16: Trong các kết luận sau, kết luận nào sai khi nói về đặc điểm lực đàn hồi của lò xo? A. Chỉ xuất hiện khi lò xo bị biến dạng. B. Có phương : thẳng đứng. C. Có chiều : ngược với chiều biến dạng của lò xo. D. Có độ lớn : tỷ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. Câu 17: Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào? A. Chỉ xuất hiện khi lò xo bị kéo dãn ra. B. Chỉ xuất hiện khi lò xo bị nén lại. C. Xuất hiện cả khi lò xo bị kéo dãn hoặc nén ngắn. D. Xuất hiện ngay cả khi lò xo không bị kéo dãn hoặc nén ngắn. Câu 18: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi? A. Trọng lực của một quả nặng. B. Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt. C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp. D. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng. Câu 19: Trọng lực là gì? A. Trọng lực là lực hút của Trái Đất. B. Trọng lực là lực đẩy của Trái Đất. C. Trọng lực là lực kéo của Trái Đất. D. Trọng lực là lực nâng của Trái Đất. Câu 20: Quả cân 50kg có trọng lượng là: A. 0,5N B. 5N C. 50N D. 500N Câu 21: Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng riêng (d) và khối lượng riêng (D) là: A. d = 10.D B. d = 10 + D C. d = 10 - D D. d = 10 : D Câu 22: Đơn vị khối lượng riêng là gì? A. N/m B. N/m3 C. kg/m2 D. kg/m3 Câu 23: Khi nói: “ Khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3” có nghĩa là: A. 7800kg sắt bằng 1m3 sắt. B. 1m3 sắt có khối lượng riêng là 7800kg. C. 1m3 sắt có khối lượng là 7800kg. D. 1m3 sắt có trọng lượng là 7800kg. Câu 24: Nếu sữa trong một hộp sữa có khối lượng tịnh 397 gam và thể tích 0,314 lít thì trọng lượng riêng của sữa là bao nhiêu? A. 1,264 N/m3 B. 12 643 N/m3 C. 1264N/ m3 D. 0,791 N/m3 Câu 25: Muốn tìm khối lượng riêng của một quả cầu bằng sắt, người ta dùng dụng cụ gì ? A. Chỉ cần dùng một cái cân. B. Cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ. C. Chỉ cần dùng một cái lực kế. D. Chỉ cần một cái bình chia độ. Câu 26: Trong các câu sau đây, câu nào đúng? A. Khối lượng của một mét khối gọi là khối lượng riêng. B. Khối lượng của một mét khối gọi là khối lượng riêng của chất. C. Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. D. Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của các chất. Câu 27: Tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng là: A. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, thước dây. B. Đòn bẩy, ròng rọc, bình chia độ. C. Ròng rọc, mặt phẳng nghiêng, lò xo lá tròn. D. Ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng. Câu 28: Khi kéo vật khối lượng 1 kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào? A. Lực ít nhất bằng 1N. B. Lực ít nhất bằng 10N. C. Lực ít nhất bằng 100N. D. Lực ít nhất bằng 1000N. Câu 29: Để đẩy 1 thùng phi có trọng lượng 500N bằng mặt phẳng nghiêng, người ta chỉ cần dùng lực nào trong các lực sau? A. F = 0N B. F = 500N C. F > 500N D. F < 500N Câu 30: Dụng cụ nào sau đây là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng ? A. Cái kéo B. Cầu thang gác C. Cột điện D. Cái kìm Câu 31: Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là đòn bẩy? A. Kéo cắt giấy. B. Búa nhổ đinh. C. Dụng cụ mở nắp chai bia. D. Dao tỉa hoa quả. Câu 32: Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên: A. lớn hơn trọng lượng của vật. B. bằng trọng lượng của vật. C. nhỏ hơn trọng lượng của vật. D. lớn hơn trọng lượng của vật và thay đổi hướng của lực kéo. Câu 33: Cáp treo là ví dụ về: A. mặt phẳng nghiêng. B. đòn bẩy. C. ròng rọc. D. đòn bẩy phối hợp với ròng rọc. Câu 34: Để kéo trực tiếp một thùng nước có trọng lượng 200N từ dưới giếng lên, người ta phải dùng một lực nào trong số các lực sau đây? A. 20N < F < 200N B. F 200N C. F < 200N D. F = 20N Câu 35: Ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở là vì: A. chiều dài của thanh ray không đủ. B. để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn. C. khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra. D. không thể hàn hai thanh ray được. Câu 36: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì: A. Khối lượng của vật giảm. B. Trọng lượng của vật tăng. C. Trọng lượng của vật giảm đi. D. Thể tích của vật giảm đi. Câu 37: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng riêng của vật giảm. B. Khối lượng của vật tăng. C. Khối lượng của vật giảm. D. Khối lượng riêng của vật tăng. Câu 38: Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào trong các cách sau: A. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh. B. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng. C. Ngâm cốc dưới vào nước nóng, cốc trên thả nước đá vào. D. Ngâm cốc dưới vào nước lạnh, cốc trên đổ nước nóng. Câu 39: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? A. Làm bếp bị đẹ nặng. B. Nước nóng thể tích tăng lên tràn ra ngoài. C. Tốn chất đốt. D. Lâu sôi. Câu 40: Chọn phát biểu sai khi nói về sự nở vì nhiệt của chất lỏng? A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên. B. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. C. Chất lỏng co lại khi lạnh đi. D. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau. Nhìn hơi khó hiểu mong mọi người thông cảm!
0
câu 1: nêu dụng cụ,đơn vị , cách đo độ dài, thể tích chất lỏng , thể tích vật rắn không thấm nước và khối lương riêngcâu 2: một vật rắn không thấm nước , 1 bình chia độ vật rắn bỏ lọt bình chia độ. cách đo thể tích vật rắn .câu 3: một vật treo trên một lò xo. hỏi vật chịu tác động của những lực nào ? khi vật đứng yên các lực tác dụng có phải là hai lực cân bằng...
Đọc tiếp

câu 1: nêu dụng cụ,đơn vị , cách đo độ dài, thể tích chất lỏng , thể tích vật rắn không thấm nước và khối lương riêng

câu 2: một vật rắn không thấm nước , 1 bình chia độ vật rắn bỏ lọt bình chia độ. cách đo thể tích vật rắn .

câu 3: một vật treo trên một lò xo. hỏi vật chịu tác động của những lực nào ? khi vật đứng yên các lực tác dụng có phải là hai lực cân bằng không?

câu 4:một vật có khối lượng 8,1kg, thể tích 3dm3.

a. tính trọng lượng riêng của vật

b. tính khối lượng riêng

c. tính trọng lượng của chất làm vật

cau 5: tính khối lượng và trọng lượng của 1 khối đá, biết khối đá có thể tích 0,5m3 và khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3

câu 6: tính khối lượng của 0,3 m3 nước . biết rằng nó có khối lượng riêng 1000kg/m3

tính trọng lượng của thanh sắt có thể tích 100cm3, biết khối lượng riêng của săts là 7800kg/m3

b,

0
17 tháng 10 2016

ạn giỏi toán ko

17 tháng 10 2016

bạn giúp mik nha giải toán 

2/Một ố dụng cụ đo thê tích:bình chia độ,ca đong,can,...

-GHĐ của bình chia độ là giá trị lớn nhất ghi ở vạch cao nất trên bình

-ĐCNN của bình chia độ là thể tích giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình

3/khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo tành vật đó

-Dụng cụ đo khối lượng là cân

-Đơn vị đo khối lượng là kilôgam(kg)

-Một số loại cân:cân y tế,cân tạ,cân đòn,cân đồng hồ

4/Lực là tác dụng đẩy,keo của vật này lên vật khác

-Nếu chỉ có 2 lực tác dụng vào cùng 1 vật mà vật vẫn đứng yên thì đó là 2 lực cân bằng , hai lực cân bằng là 2 lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều tác ụng vào cùng 1 vật

-Dụng cụ đo lực là lực kế

-Đơn vị đo lực là niutơn(N)

-Kí hiệu lực là F

I/ Chọn đáp án đúng1/ Đơn vị đo độ dài là:  a) Mét (m)         b) Mét vuông(m2)           c) Mét khối( m3)        d) Cả a,b,c đều đúng2/ Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần:a) Một bình chia độ bất kìb) Một bình trànc) Một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bìnhd) Một ca đong3/ Trên vỏ một hộp...
Đọc tiếp

I/ Chọn đáp án đúng

1/ Đơn vị đo độ dài là:

  a) Mét (m)         b) Mét vuông(m2)           c) Mét khối( m3)        d) Cả a,b,c đều đúng

2/ Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần:

a) Một bình chia độ bất kì

b) Một bình tràn

c) Một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thể bỏ lọt vào bình

d) Một ca đong

3/ Trên vỏ một hộp kẹo có ghi 500g. Số liệu đó chỉ:

a) thể tích của cả hộp kẹo

b) Thể tích của kẹo trong hộp

c) Khối lượng của kẹo trong hộp

d) Khối lượng của cả hộp kẹo

4/ Công việc nào dưới đây không càn dùng đến lực:

a) Xách một xô nước

b) đẩy một chiếc xe

c) Nâng một tấm gỗ 

d) Đọc một trang sách 

II/ Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

 Một gàu nước treo đứng yên trên đầu một sợi dây. Gàu nước chịu tác dụng của hai lực ...................Lực thứ nhất là..............của dây gàu, lực thứ hai là trọng lượng của gàu nước.Lực kéo do.....................tác dụng vào gàu. Trọng lực do.........................tác dụng vào gàu

Giúp mik nha vui
 

4
19 tháng 5 2016

I)

1/a

2/c

3/c

4/d

19 tháng 5 2016

II)

 Một gàu nước treo đứng yên trên đầu một sợi dây. Gàu nước chịu tác dụng của hai lực cân bằng.Lực thứ nhất là.lực kéocủa dây gàu, lực thứ hai là trọng lượng của gàu nước.Lực kéo do dây gàu tác dụng vào gàu. Trọng lực do Trái Đất tác dụng vào gàu

banhqua

30 tháng 10 2023

Đáp án D nha bạn

Chúc bạn học tốt^^

30 tháng 10 2023

D. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

11.1.Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh,ta cần dùng những dụng cụ gì/A.Chỉ cần dùng 1 cái cânB.Chỉ cần dùng 1 cái lực kếC.Chỉ cần dùng 1 cái bình chia độD.Cần dùng 1 cái cân và 1 cái bình chia độ11.2.Một hộp sữa Ông Thọ có ghi 397g.Biết dung tích của hộp sữa là 320 cm3(xăng-ti-mét khối).Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3(mét khối)11.3.Biết 10...
Đọc tiếp

11.1.Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh,ta cần dùng những dụng cụ gì/

A.Chỉ cần dùng 1 cái cân

B.Chỉ cần dùng 1 cái lực kế

C.Chỉ cần dùng 1 cái bình chia độ

D.Cần dùng 1 cái cân và 1 cái bình chia độ

11.2.Một hộp sữa Ông Thọ có ghi 397g.Biết dung tích của hộp sữa là 320 cm3(xăng-ti-mét khối).Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3(mét khối)

11.3.Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg

a) Tính thể tích của 1 tấn cát

b) Tính trọng lượng của một đống cát 3m3(mét khối)

11.4.1kg kem giặt VISO có thể tích 900cm3(xăng-ti-mét khối).Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO và so sánh với khối lượng riêng của nước.

11.5.Mỗi hòn gạch "hai lỗ" có khối lượng 1,9kg.Hòn gạch có thể tích 1200cm3(xăng-ti-mét khối).Mỗi lỗ có thể tích 192cm3(xăng-ti-mét khối).Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của viên gạch.(H.11.1)

11.6.Hãy tìm cách đo khối lượng riêng của cát khô đã được lèn chặt.

11.7.Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu?

A.2700 B.2700N

C.2700kg/m3(mét khối) D.2700N/m3(mét khối)

Câu 11.8.Trọng lượng riêng của gạo vào khoảng

A.12000kg B.12000N

C.12000kg/m3(mét khối) D.12000N/m3(mét khối)

Câu 11.9.Khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3(mét khối).Vậy ,1kg sắt sẽ có thể tích vào khoảng

A.12,8cm3(xăng-ti-mét khối) B.128cm3(xăng-ti-mét khối)

C.1280cm3(xăng-ti-mét khối) D.12800cm3(xăng-ti-mét khối)

Câu 11.10.Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800kg/m3(mét khối).Do đó,2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảng

A.1,6N B.16N

C.160N D.1600N.

Câu 11.11.Ngta thường nói đồng nặng hơn nhôm.Câu giải thích nào sau đây là k đúng?

A.Vì trọng lượng của đồng lớn hơn trọng lượng của nhôm

B.Vì trọng lượng riêng của đồng lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm

C.Vì khối lượng riêng của đồng lớn hơn khối lượng riêng của nhôm

D.Vì trọng lượng của miếng đồng lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.

Câu 11.12.Cho biết 1kg nước có thể tích 1 lít còn 1kg dầu hỏa có thể tích 5/4(5 phần 4)lít.Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.1 lít nước có thể tích lớn hơn 1 lít dầu hỏa

B.1 lít dầu hỏa có khối lượng lớn hơn 1 lít nước

C.Khối lượng riêng của dầu hỏa bằng 5/4(5 phần 4)khối lượng riêng của nước

D.Khối lượng riêng của nước bằng 5/4(5 phần 4)khối lượng riêng của dầu hỏa

Câu 11.13.Một học sinh định xác định khối lượng riêng D của ngô bằng phương pháp sau:

-Đong một ca ngô đầy ngang miệng ca,rồi dùng cân đo khối lượng m của ngô.

-Đổ đầy một ca nước rồi dùng bình chia độ đo thể tích V của nước.

-Tính D bằng công thức: D=m/V.

Hỏi giá trị của D tính được có chính xác k?Tại sao?

Câu 11.14*.Trong phòng thí nghiệm ngta xác định chính xác khối lượng riêng của vật rắn bằng cân Rô-béc-van và một loại bình đặc biệt đã được mô tả trong bài tập 5.17*.

Thực hiện ba lần câu:

-Lần thứ nhất:Thực hiện như lần câu thứ nhất trong bài 5.17*(H.11.2a)

-Lần thứ hai:Bỏ vật ra khỏi đĩa cân và làm cân thăng bằng lại bằng khối lượng m2(2 nhỏ)(H.11.2b)

-Lần thứ ba :Thực hiện như lần cân thứ hai trong bài 5.17*(H.11.2c)

(Chú ý :Ngta gọi tổng khối lượngcủa các quả cân trong trường hợp này là m3(3 nhỏ),không phải là m2(2 nhỏ)như trong bài 5.17*).

Biết khối lượng riêng của nước cất là 1g/cm3(xăng-ti-mét khối).Hãy chứng minh rằng khối lượng riêng của vật tính ra g/cm3(xăng-ti-mét khối)có đội lớn là :

D=m2-m1/m3-m1

11
23 tháng 11 2016

11.3.Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg

a) Tính thể tích của 1 tấn cát

b) Tính trọng lượng của một đống cát 3m3(mét khối)

V = 10 l = 10 dm3 = 10000 m3

m = 15 kg

D = m / V = 15 / 10000 = 0.0015 kg / m3

a) m = 1 tấn = 1000 kg

V = m / D = 1000 / 0.0015 = 666666.(6) ( (6) đọc là chu kì 6, tức: .66667 )

b) m = 3 m3

P = d.V = 10D.V = 10 . 0.0015 . 3 = 0.045 N

23 tháng 11 2016

11.4 1kg kem giặt VISO có thể tích 900cm3(xăng-ti-mét khối).Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO và so sánh với khối lượng riêng của nước.

m = 1 kg

V = 900 cm3 = 0.9 dm3 = 0.0009 m3

D(kem giặt) = ?

D(kem giặt) = m / V = 1 / 0.0009 = 1111.(1) ( (1) mình đã giải thích rồi )

D(nước) = 1000 kg / m3 ( trong sgk có đó )

So sánh: D(kem giặt) < D(nước) ( 900 kg / m3 < 1000 kg / m3 )

10 tháng 11 2021

chọn D

31 tháng 3 2017

Câu 1: Đơn vị và dụng cụ đo độ dài là gì? Thế nào là GHĐ và ĐCNN của thước?Câu 2: Đơn vị và dụng cụ dùng để đo thể tích là gì? Nếu cách dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích vật rắn không thấm nước?Câu 3: Lực là gì? Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì? Cho VD.Thế nào gọi là hai lực cân bằng? Nêu VD về vật đứng yên dưới tác...
Đọc tiếp

Câu 1: Đơn vị và dụng cụ đo độ dài là gì? Thế nào là GHĐ và ĐCNN của thước?

Câu 2: Đơn vị và dụng cụ dùng để đo thể tích là gì? Nếu cách dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích vật rắn không thấm nước?

Câu 3: Lực là gì? Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì? Cho VD.

Thế nào gọi là hai lực cân bằng? Nêu VD về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra phương, chiều, độ lớn của hai lực đó.

Câu 4: Trọng lực là gì? Cho biết phương và chiều của trọng lực? Viết công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng của một vật?

Câu 5: Lực đàn hồi là gì? Kể tên một số vật có tính chất đàn hồi.

Đặc điểm của lực đàn hồi?

Câu 6: Khối lượng riêng của một chất là gì? Đơn vị đó khối lượng riêng? Viết công thức tính khối lượng riêng của một chất?

Câu 7: Trọng lượng riêng của một chất là gì? Đơn vị đo trọng lượng riêng? Viết công thức tính trọng lượng riêng của một chất?

Viết công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng của một chất?

Câu 8: Nêu các máy cơ đơn giản thường gặp? Cho VD sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống?

2
8 tháng 12 2016

Câu 1:

- Đơn bị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét (kí hiệu: m)

- Dụng cụ đo độ dài là thước.

- GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

- ĐCNN của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.

Câu 2:

- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (kí hiệu: m3) và lít (l)

- Dụng cụ đo thể tích là bình chia độ, ca đong,...

- Cách dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích vật rắn không thấm nước:

1. Thả chìm vật rắn đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.

2. Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.

 

6 tháng 12 2016

câu 1: Dụng cụ dùng để đo độ dài là thước đo.

- Giới hạn đo của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa 2 vạnh chia liên tiếp trên thước.

 

9 tháng 12 2016

Bài này đơn giản mà Bé iu

a ) Thể tích của vật nặng là :

Vv = V2 - V1 = 240 - 200 = 40 ( m3 )

b ) Trọng lượng riêng của quả nặng là :

d = \(\frac{P}{V}\) = \(\frac{12}{40}\) = 0,3 ( N/m3 )

c ) Khối lượng riêng của quả nặng là :

D = \(\frac{d}{10}\) = \(\frac{0,3}{10}\) = 0,03 ( kg/m3 )

Trọng lượng riêng của quả nặng là 0,3 N/m3

Đáp số : a ) 40m3

b ) 0,3N/m3

c ) 0,03 kg/m3 ; 0,3 N/m3

9 tháng 12 2016

không có gì, bài này dễ thôi Bé iu