Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hướng sáng nha!!
Bạn nhớ k đúng đó, mình trả lời đúng rồi!
Câu 2: Bộ phận nào trong hệ tiêu hóa của giun đất tiết enzim giúp biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng? *
A. Diều B. Dạ dày C. Ruột D. Ruột tịt
ht
Sự tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa
Sự tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa
I. Sự biến đổi thức ăn
Trong ống tiêu hoá thức ăn được biến đổi cả về mặt lý học và hoá học. Sự biến đổi xảy ra chủ yếu ở 3 nơi: khoang, miệng, dạ dày và ruột non
1. Tại khoang miệng
Lý học: Thức ăn vào khoang miệng, bị răng cắt xé, nghiền nhỏ rồi tẩm với nước bọt thành một chất nhão dính, nhờ lưỡi viên lại thành viên, rồi đẩy xuống phía dưới qua động tác nuốt
Hoá học:
Trong nước bọt có men amilaza hoạt động trong môi trường kiềm và nhiệt độ 370C. dưới tác dụng của men amilaza một phần tinh bột chính được biến đổi thành đường manto. Nước bọt được bài tiết theo cơ chế phản xạ
Trẻ dưới 3 tháng tuyến nước bọt chưa phát triển, do đó khả năng tiêu hoá tinh bột còn rất hạn chế
2. Sự biến đổi thức ăn ở dạ dày
Thức ăn tới dạ dày được lưu giữ lại. Thời gian lưu giữ tuỳ thuộc vào bản chất của thức ăn: Gluco được lưu lại 3 – 4 giờ, Protit 5 – 6 giờ, lipit 6 -8 giờ, sữa mẹ: 2 – 3h30, sữa bò: 3 – 4h. Ngoài ra thời gian lưu trữ thức ăn còn tuỳ thuộc lứa tuổi giới tính, trạng thái cơ thể, tâm lý
Lý học: Nhờ sự co bóp của dạ dày thức ăn tiếp tục được nghiền nhỏ và trộn đều với dịch vị do tuyến vị tiết ra.
Hoá học:
Thức ăn tới dạ dày 6 – 8 phút, tuyến vị bắt đầu tiết dịch vị. Thành phần chính của dịch vị là: axít HCl, chất nhầy men pepsin, men prezua (đông vón sữa) một ít men lipaza, muối khoáng.
Axít HCl: tạo môi trường cho men pepsin hoạt động, sát khuẩn, đóng mở môn vị.
Men pepsin: hoạt động trong môi trường pH = 1,5 – 3,1, t0= 370C, biến đổi protit thanh peptit.
Men prezua: men này chủ yếu có trong dịch vị của trẻ em nhiều hơn dịch vị của người lớn. Men này hoạt động trong môi trường pH = 5 – 6, trẻ càng lớn độ pH giảm dần, men prezua mất dần tác dụng. Khi pH xuống 1,5 thì men này không có tác dụng thay vào đó là men pepsin. Dưới tác dụng của men pre-zua làm cho sữa từ dạng hoà tan trở thành đông vón tách phần chất lỏng để ngấm qua thành ruột vào máu.
Men lipaza: trong dịch vị chỉ có một ít men lipaza, men này hoạt động trong môi trường pH = 4 – 5, nếu độ pH xuống dưới 1,5 men này không hoạt động. Men lipaza của dịch vị chỉ có tác động lên một số mỡ và lòng đỏ trứng.
Trong giai đoạn đầu (chừng 20 phút) khi thức ăn tới dạ dày, dịch vị chưa ngấm vào thức ăn, môi trường thức ăn chưa chuyển sang môi trường axít, men amilaza trong nước bọt tiếp tục biến đổi tinh bột chín thành đường manto.
3. Sự biến đổi thức ăn tại ruột non
Tại đây xảy ra sự biến đổi thức ăn đầy đủ nhất, triệt để nhất. Trong đó có sự biến đổi về hoá học là chủ yếu.
* Lý học:
Nhờ có co bóp của cơ ở thành ruột, thức ăn tiếp tục được nhào trộn, ngấm dần các dịch tiêu hoá: dịch tụy, dịch ruột, mật. Đồng thời nhờ sự co bóp của cơ thành ruột thức ăn được đẩy dần xuống dưới.
Thức ăn được lưu giữ ở ruột non 3 – 5 giờ.
* Hoá học
Tác dụng của dịch tụy: trong dịch tụy có 3 loại men tiêu hoá: protit, gluxit, lipit. Dưới tác dụng của các men tiêu hoá protit, gluxit, lipit được biến đổi đến sản phẩm cuối cùng.
Pr
Trypsin
axit amin
aminopeptidaza
Gluxit
Amilaza
Manto
Mantaza
Gluco
Lipaza
Lipit
axit béo + Glyxenrin
Tác dụng của dịch ruột
Dịch ruột không được tiết ra trong khi ăn, mà được tiết ra do tiếp xúc trực tiếp của thức ăn với phần ruột đó. Trong dịch ruột có đủ cả 3 loại men tiêu hoá protit, gluxit, lipit, các men này tiếp tục biến đổi nốt phần thức ăn còn lại đến các sản phẩm là axit amin, glico, axit béo, glyerin
Tác dụng của dịch mật. Dịch mật không có men tiêu hoá, song nó có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá và hấp thu; có tác dụng làm tăng khả năng hoạt động của các men trong dịch tụy, dịch ruột, đặc biệt đối với sự tiêu hoá mỡ.
+ Phân chia Lipit thành những hạt nhỏ, tăng diện tích tiếp xúc của lipit với men lipaza
+ Axit béo được tạo thành trong quá trình tiêu hoá cùng với muối mật tạo thành một chất hoà tan trong nước, dễ dàng ngấm qua thành ruột vào máu.
II. Sự hấp thụ thức ăn và sự thải bã
1. Sự hấp thụ
Hấp thụ: là sự vận chuyển các sản phẩm tiêu hoá các chất dịnh dưỡng từ lòng ống tiêu hoá vào máu
Tất cả các đoạn của ống tiêu hoá đều có khả năng hấp thu. Nhưng ruột non là nơi có khả năng hấp thu nhiều nhất vì:
Ruột non có lớp niêm mạc phát triển, có nhiều nếp gấp, cộng thêm lớp lông ruột làm diện tích hấp thu tăng lên đáng kể (tới 200 – 500m2 ).
+ Các tế bào hấp thu ở ruột non có cấu trúc thuận lợi cho sự vận chuyển các chất từ lòng ống tiêu hoá vào máu.
+ Đến ruột non toàn bộ thức ăn đã được biến đổi đến mức đơn giản nhất để có thể hấp thu được
· Cơ chế hấp thu
Các chất dịnh dưỡng được chuyển từ ống tiêu hoá vào máu theo hai cơ chế.
Cơ chế thụ động: nồng độ của các chất trong ống tiêu hoá cao hơn trong máu, các chất dinh dưỡng được chuyển từ ống tiêu hoá qua màng ruột, thành mạch máu vào máu
+ Cơ chế chủ động: khi nồng độ của các chất dinh dưỡng ở trong ruột thấp hơn trong máu, các phần tử thức ăn (axit amin, gluco …) gắn vào những chất vận chuyển, nhờ những chất vận chuyển mà các chất dinh dưỡng được chuyển vào máu.
Ví dụ: B1 cần cho sự vận chuyển gluco. Vitamin B6 cần cho protit
· Đường đi của các chất dinh dưỡng
Các chất dinh dưỡng a xit amin, gluco, axit béo làm thành dung dịch dinh dưỡng vào máu và bạch huyết. Trong đó các axit a min và gluco được thấm thẳng vào máu và bạch huyết và sẽ được tới gan để rồi đổ vào tĩnh mạch chủ dưới và theo vòng tuần hoàn tới các tế bào trong cơ thể.
Chất béo phần lớn (70%) được chuyển vào mạch bạch huyết rồi vào máu, phần nhỏ (30%) được chuyển thẳng vào máu
· Những yếu tố ảnh hưởng tới sự hấp thu
Sự hấp thu các chất dinh dưỡng tuỳ thuộc vào thành phần, nguồn gốc của thức ăn, cách chế biến và khả năng hấp thu của cơ thể. Khi sự hấp thu bị suy giảm sẽ ảnh hưởng tới sự dinh dưỡng của cơ thể, nhất là đối với trẻ nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi cao sự hấp thu không tốt dễ dàng dẫn đến suy dinh dưỡng.
2. . Sự thải bã
Khi thức ăn tới ruột già phần lớn các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ
Tại ruột già hấp thu thêm một vài chất dinh dưỡng, chủ yếu hấp thu lại nước, cô đặc chất bã, một số vi khuẩn của ruột già phân huỷ những chất còn lại của protit, gluxit lên men tạo thành phân được tống ra ngoài nhờ nhu động của ruột già và theo cơ chế phản xạ. Phân được đẩy ra ngoài qua 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: Phân được tích đầy đại tràng sigma, giai đoạn này không do ý muốn.
Giai đoạn 2: cục phân được đẩy xuống trực tràng, chạm vào niêm mạch gây cảm giác mót đại tiện
Giai đoạn 3: vừa do phản xạ, vừa do ý muốn, cơ thắt hậu môn mở ra để phân thoát ra ngoài. Cơ thắt hậu môn ngoài là cơ thắt vân
Ở trẻ nhỏ do sự phát triển của cơ vân và hệ thần kinh chưa hoàn thiện do đó động tác đại tiện chưa chủ động. Số lần đại tiện trong một ngày giảm dần theo lứa tuổi
Trẻ dưới 1 tuần 4 – 5 lần
Trẻ trên 1 tuần 2 – 3 lần
Trẻ 1 tuổi: 1 lần
* Tính chất của phân thay đổi theo chế độ ăn.
Trẻ sơ sinh: là phân su, có màu xanh sẫm, không mùi. Gồm những chất bài tiết của ống tiêu hoá. Trẻ đi trong ngày đầu
Trẻ bú mẹ: phân màu vàng sền sệt, có mùa chua
Trẻ ăn nhân tạo phân nâu vàng, mùi thối, rắn, đôi khi thành khuôn.
đây là một cuộc thi ư?sao mà có cái công bố đáp án?
Trùng roi xanh dinh dưỡng bằng hình thức tự dưỡng và dị dưỡng
Chúc học tốt+ nhớ kick mình nha