Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn chương nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm con người. Mục đích của văn chương là giúp con ngưởi tự khám phá, hiểu biết, nâng cao niềm tin vào bản thân và có khát vọng hướng tới chân lí, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.
- văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: Văn chương giúp cho ta tiếp thu được những tình cảm cao đẹp, những nét ứng xử tinh tế, những bài học về cuộc đời để chúng ta làm giàu thêm cho tâm hồn
Bài viết tham khảo
Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bởi đường đời có lắm chông gai chứ không bằng phẳng như ta tưởng. Nếu ta nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc nhất là những công việc khó khăn, to lớn thì chắc chắn ta sẽ thất bại mà thôi.
Để nhắc nhở chúng ta bài học rèn luyện ý chí và lòng quyết tâm, ông bà ta xưa có dạy: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Đọc câu tục ngữ, hình ảnh hiện ra trước mắt ta là những cuộn sóng to giữa một dòng sòng rông lớn mênh mông mà trên dòng sông đó một chiếc thuyền bé nhỏ đơn độc đang chơi vơi. Quả nhiên trước “sóng cả” này ai không lo sợ, không ngại cho số phận con thuyền, cho những người trong thuyền ây. Thường thì những làn sóng to này là nguyên nhân gây ra chết chóc, gây ra tai họa cho con người. Nhưng cũng không hẳn là thế. Bởi lẽ con người có thể chinh phục được thiên nhiên thì cũng có thể vượt được “sóng cả” này. Nếu người lái thuyền vẫn vững tay lái, tay chèo, bình tĩnh đối phó với mọi tình hình, qụyết tâm chèo để vượt qua cơn sóng cả ta tin chắc rằng con người sẽ chiến thắng. Ở đây “sóng cả" là muốn đề cập đến những việc lớn lao, khó khăn gian khổ. Đứng trước những trở ngại này ta đìtng vội nản lòng ngã chí, đừng vội “ngã tay chèo” mà phải vũng lòng, quyết tâm thì sẽ vượt qua, đi đến thắng lợi.
Câu tục ngữ là một bài học giáo dục về ý chí, nghị lực của ông cha ta từ ngàn xưa nhằm dạy dỗ lớp con cháu sau này. Lời dạy trên là phương châm cho mọi hành động của chúng ta, nó nhắc nhở ta phải luôn đề cao tinh thăn vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm của mình – ta không quên “có chí thì nên”.
Gợi ý có thể tham khảo:
1. Mở bài
-Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt vào câu nói của Lê-nin "Học, học nữa, học mãi"
2. Thân bài
- Giải thích vấn đề cần nghị luận:
-"Học" là gì?
-"Học nữa", "học mãi" là như thế nào?
=> Ý nghĩa câu nói: khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc học
- Tại sao phải "Học, học nữa, học mãi"? (Ý nghĩa của việc học tập):
-Học tập giúp ta có tri thức, hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm áp dụng vào cuộc sống
-Học tập giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội, hòa nhập với cộng đồng
-Học tập là một quá trình giúp ta thích ứng với sự thay đổi, vận động không ngừng của xã hội
-Không ngừng học tập giúp ta luôn trau dồi tri thức, không bị tụt hậu
-Tri thức là không giới hạn, càng học càng thu được nhiều tri thức
- Sẽ ra sao nếu chúng ta không "Học, học nữa, học mãi"?
-Nếu không học sẽ không có hiểu biết, không có tri thức, không thể hòa nhập với xã hội.
-Không học tập sẽ không nắm bắt được xu hướng phát triển của xã hội, sẽ bị tụt hậu
-Chúng ta sẽ không thể tồn tại và phát triển trong xã hội nếu không học và không ngừng học tập.
- Làm thế nào để "Học, học nữa, học mãi"?
-Không ngừng học hỏi, tìm tòi, khám phá tri thức xung quanh, học ở trường lớp, học bạn bè, thầy cô.
-Học bất cứ trong hoàn cảnh nào: trong cuộc sống, trong công việc, trong sách vở
-Tuy nhiên phải học những cái hay, cái tốt, tránh xa những lối học sai lầm
3. Kết bài
-Quan điểm của bản thân và rút ra bài học nhận thức
tham khảo:
1. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề học lệch của học sinh hiện nay
Đánh giá chung: là hiện tượng không tốt với người học
2. Thân bài
* Giải thích
Học lệch là học không cân đối, không đều các môn, chú trọng quá một môn mà xao lãng môn khác
* Biểu hiện
Thích học các môn tự nhiên vì không phải ghi chép nhiềuCó bạn thích học môn xã hội vì không cần tính toán nhiềuCó người chỉ chú trọng học ngoại ngữ mà không quan tâm đến các môn khác
* Tác hại:
Hổng kiến thức cơ bảnKết quả học tập thấp, gây chán nản, ảnh hưởng đến giáo dục toàn diệnKìm hãm vốn hiểu biết sâu rộng
* Nguyên nhân
Chủ quan
Do sở thích của người họcDo năng khiếu của mỗi ngườiDo ngại học, ngại nghiên cứu
Khách quan
Do mục đích học tập là để thi đỗ Đại họcDo cha mẹ định hướng
* Giải pháp
Tuyên truyền để ai cũng nắm bắt được hết hậu quả của việc học lệchKiên quyết không học lệchVận dụng kiến thức đã học vào thực tế để thêm phần thú vị
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đềLiên hệ bản thân
Theo mk thì văn chương giúp con người hỉu rõ nhau hơn, yêu thương nhau hơn và hỉu cuộc sống hơn. Văn chương còn là những kho tàng bài học giúp ko ít cho cuộc sống của mỗi người. Văn chương còn nói lên tình cảm mà con người dành cho nhau, mối quan hệ xã hội giữa con người vs nhau cũng ngày càng tốt đẹp hơn.
Tham Khảo
Con người Việt Nam ta từ lâu đã được bạn bè năm châu ngưỡng mộ bởi những đức tính tốt đẹp. Một trong số đó phải kể đến đó chính là sự tử tế. Sự tử tế chính là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Đồng thời, đó còn là thái độ, cách cư xử lịch sự với mọi người. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Một thực trạng dễ dàng nhận thấy là trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ, kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích. Là công dân của đất nước nghìn năm văn hiến với những truyền thống tốt đẹp, chúng ta hãy sống và làm theo lẽ phải để giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp vốn có mà ông cha ta đã gây dựng.
như thế viết mọi tay lắm, bạn nên tạo câu hỏi khác đi, như này thì ko ai trả lời đâu
* Giản dị là một điều gì đó thật đơn giản, thật nhẹ nhàng, thanh thản trong cuộc sống; đó là một cuộc sống không xa hoa, cầu kì, lãng phí, vô ích. Giản dị là sự hòa hợp giữa sự thanh thoát về tâm hồn và trí tuệ.
*Ý nghĩa:Giản dị giúp con người hoàn thiện hơn trong cuộc sống. Biết yêu thương con người hơn và biết quý trọng mọi người hơn.
Tham khảo
văn chương đối với đời sống con người là giúp cho chúng ta biết thêm nhiều kiến thức ; văn chương còn là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống , gây những tình cảm ko có , luyện những tình cảm ta sẵn có
1)Gợi ý:Văn chương nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm con người. Mục đích của văn chương là giúp con ngưởi tự khám phá, hiểu biết, nâng cao niềm tin vào bản thân và có khát vọng hướng tới chân lí, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.
- văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: Văn chương giúp cho ta tiếp thu được những tình cảm cao đẹp, những nét ứng xử tinh tế, những bài học về cuộc đời để chúng ta làm giàu thêm cho tâm hồn
+ Dẫn chứng:
*) Đọc Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (sgk 6), chúng ta có thể hiểu được người da đỏ yêu rừng núi quê hương mình, và những cánh rừng vó ý nghĩa thiệng liêng như thế nào đối với học... Để từ đó, ta thêm yêu quý họ và càng yêu quý đất nước mình hơn... (có gì bạn nêu thêm d/chứng)
*) Đọc Cuộc chia tay của những con búp bê chúng ta sẽ hiểu được nỗi đau của những đứa trẻ có bố mẹ lo hôn, để rồi ta biết thông cảm, chia sẻ nhau với những mảnh đời như thế....
- Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: Giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, suy nghĩ lại mình, ý thức hơn về những tình cảm mà mình đã có để cho những tình cảm ấy trở nên sâu sắc hơn, cao đẹp hơn...