K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2016

Mình giúp bạn nè:
Ngoài vườn ríu rít tiếng chim
Nắng xuân ấm áp, lim dim dịu dàng
Én đang xây tổ dở dang
Bên hàng hoa giấy rộn ràng thêm xuân.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

22 tháng 11 2016

'Lục bát' là 'sáu tám' vì theo thể thức, lối thơ này bao gồm cứ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ. Thông thường, bài thơ mở đầu bằng câu sáu chữ và kết thúc bằng câu tám chữ.

1. Khuôn khổ của thơ lục bát.

Một bài thơ lục bát không bị giới hạn bởi số câu trong bài. Bài thơ có thể chỉ bao gồm hai câu nhưng cũng có thể kéo dài hàng ngàn câu như Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du với 3254 câu, tức 1627 câu lục và 1627 câu bát.


2. Luật bằng trắc trong thể lục bát

Một bài thơ lục bát bao gồm một hoặc nhiều cặp các câu thơ lục bát mà trong đó, mỗi cặp thơ tuân theo quy luật sau đây (b = bằng; t = trắc)

- Câu lục: b B t T b B
- Câu bát: b B t T b B t B

Những chữ viết hoa bắt buộc phải theo đúng quy luật bằng trắc. Ngược lại, những chữ còn lại không bắt buộc phải đúng luật. Vì vậy, thời trước, các cụ thường dùng quy luật thơ Đường 'nhất, tam, ngũ bất luận; nhị tứ lục phân minh' để ám chỉ luật thơ lục bát (câu này không nhắc đến chữ thứ bẩy, tức chữ cuối trong mỗi câu vì theo luật thơ Đường, các chữ thứ bẩy bắt buộc phải 'phân minh'. Đối với thơ lục bát, chúng ta chỉ cần nhớ 'chẫn bó buộc, lẻ tự do' là đủ.

Hai câu sau đây trong truyện Kiều theo đúng hoàn toàn các âm bằng trắc nêu trên:

 

Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng

 

Ngược lại, trong hai câu sau, cũng trong truyện Kiều, tất cả các chữ lẻ của cả câu lục lẫn câu bát đều ngược lại với âm bằng trắc liệt kê ở trên. Sự kiện này không làm câu thơ bị sai luật vì như đã đề cập ở trên, âm bằng trắc của các chữ lẻ được tùy tiện:

 

Được lời như cởi tấc son
câu rong ruổi nước non quê người

 

3. Cách gieo vần

Cánh gieo vần trong thể lục bát như sau:

- Chữ cuối của câu 'lục' phải cùng vần với chữ thứ sáu của câu 'bát' tiếp theo.
- Chữ cuối của câu 'bát' phải cùng vần với chữ cuối của câu 'lục' kế tiếp.

Thí dụ như trong bốn câu thơ sau của Bùi Giáng:

 

Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên mầu ấy không?
Ta đi còn gửi đôi dòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù?

 

Chữ 'sau' của câu lục thứ nhất vần với chữ 'mầu' của câu bát thứ nhất. Chữ 'không' của câu bát này lại vần với chữ 'dòng' của câu lục thứ hai, và chữ 'trong' của câu bát thứ hai.

4. Luật về thanh

Trong câu 'bát', tuy hai chữ thứ sáu và thứ tám đều là tiếng 'bằng', nhưng không được cùng một 'thanh'. Nếu chữ thứ sáu thuộc thanh 'phù bình' (chữ không có dấu) thì chữ thứ tám phải thuộc thanh 'trầm bình' (chữ với dấu huyền), hoặc ngược lại.

Thí dụ: Bốn câu đầu trong bài 'Ngậm ngùi' của Huy Cận:

 

Nắng chia nửa bãi chiều rồi
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ, anh hầu quạt đây...

 

Trong câu thứ hai, 'đôi' là thanh phù bình (tiếng không dấu) và 'rầu' là thanh trầm bình (tiếng có dấu huyền). Trong câu thứ tư, 'hầu' là thanh trầm bình và 'đây' là thanh phù bình.

5. Trường hợp đặc biệt: Ngoại lệ về âm bằng trắc của tiếng thứ hai và thứ tư trong câu 'lục'.

Như đã nêu trên, trong câu 'lục', tiếng thứ hai phải là tiếng 'bằng' và tiếng thứ tư phải là tiếng 'trắc'. Tuy nhiên, khi nào câu 'lục' chia làm hai đoạn đều nhau (3/3), thì tiếng thứ hai có thể đổi thành 'trắc' và tiếng thứ tư thành 'bằng'. Chẳng hạn như những câu sau đây trong truyện Kiều:

- Tiếng thứ hai là tiếng trắc thay vì tiếng bằng:

 

Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Đau đớn thay / phận đàn bà
Người quốc sắc, kẻ thiên tài
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

 

- Tiếng thứ tư đổi thành tiếng bằng:

 

Tưởng bây giờ / là bao giờ

 

- Tiếng thứ hai đổi thành trắc và tiếng thứ tư đổi thành bằng:

 

Khi tựa gối, khi cúi đầu
Khi khóe hạnh, khi nét ngài

 

6. Lục Bát biến thể:

'Biến thể' có nghĩa là thể thức được thay đổi. Có nhiều cách biến thể trong thơ lục bát:

a. Biến thể vần bằng: thay đổi cách gieo vần ở câu Bát: Chữ cuối của câu lục cùng vần với chữ thứ thứ 'tư' của câu bát chứ không phải với chữ thứ 'sáu' như luật thông thường. Theo lối biến thể này, luật bằng trắc ở các chữ thứ hai và thứ sáu trong câu bát cũng phải thay đổi, tức là hai chữ này phải thuộc vần 'trắc' chứ không phải vần 'bằng' như trong luật gieo vần.

Thí dụ như câu sau đây trong bài ca dao 'Tát nước':

 

... Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng
Khâu rồi anh sẽ trả công
It nữa lấy chồng anh lại giúp cho...

 

Chữ thứ tư trong câu 'bát' cuối cùng là chữ 'chồng' vần với chữ 'công' của câu 'lục' phía trên. Thêm nữa, chữ thứ hai, tức chữ 'nữa' và chữ thứ sáu, tức chữ 'lại', là các tiếng trắc thay vì tiếng bằng.

b. Biến thể vần trắc: Chữ cuối của câu lục và chữ thứ sáu của câu bát cùng là âm trắc và hiệp vần với nhau. Thông thường, cách biến thể này chỉ được sử dụng trong hai câu dẫn nhập của bài. Những câu kế tiếp sẽ theo đúng luật thơ. Chẳng hạn như bài ca dao sau:

 

Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi nhện hỡi, mày đi đằng nào?

 

Trong kho tàng ca dao, chúng ta cũng bắt gặp một số câu biến thể vần trắc gieo vần ở chữ thứ tư thay vì chữ thứ sáu trong câu bát:

 

Nước ngược, anh bỏ sào ngược
Anh chống chẳng được, anh bỏ sào xuôi

 

c. Thay đổi số chữ trong các câu: Lối thay đổi này thường thấy trong các bài ca dao. Tuy số chữ trong mỗi câu ít hơn hoặc vượt khỏi số quy định, nhưng những câu thơ vẫn gói gém tinh thần của luật âm vận trong thơ lục bát:

 

Em thuơng nhớ ai ngơ ngẩn bên đầu cầu
Lược thưa em biếng chải, gương tầu em biếng soi
Cái sập đá hoa em bỏ vắng không ngồi
Vườn hoa em bỏ vắng để mặc người quay tơ...

 

hoặc

 

Em có yêu anh, tam tứ núi anh cũng trèo
Ngũ lục sông anh cũng lội, thất bát cửu thập đèo anh cũng qua
Chén son em ơi, nguyện với ông trăng già
Càn khôn đưa lại để một nhà vui chung...

 

Tuy số chữ trong các câu thay đổi, nhưng các chữ in đậm trong hai đoạn ca dao nêu trên vẫn theo đúng tinh thần vần và luật của thơ lục bát. Nếu bó buộc phải theo đúng quy luật, các đoạn này có thể được viết lại như sau:

 

Thương ai ngơ ngẩn bên cầu
Lược thưa biếng chải, gương tầu biếng soi
Sập hoa bỏ vắng không ngồi
Vườn hoa bỏ vắng mặc người quay to

'Lục bát' là 'sáu tám' vì theo thể thức, lối thơ này bao gồm cứ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ. Thông thường, bài thơ mở đầu bằng câu sáu chữ và kết thúc bằng câu tám chữ.

1. Khuôn khổ của thơ lục bát.

Một bài thơ lục bát không bị giới hạn bởi số câu trong bài. Bài thơ có thể chỉ bao gồm hai câu nhưng cũng có thể kéo dài hàng ngàn câu như Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du với 3254 câu, tức 1627 câu lục và 1627 câu bát.


2. Luật bằng trắc trong thể lục bát

Một bài thơ lục bát bao gồm một hoặc nhiều cặp các câu thơ lục bát mà trong đó, mỗi cặp thơ tuân theo quy luật sau đây (b = bằng; t = trắc)

- Câu lục: b B t T b B
- Câu bát: b B t T b B t B

Những chữ viết hoa bắt buộc phải theo đúng quy luật bằng trắc. Ngược lại, những chữ còn lại không bắt buộc phải đúng luật. Vì vậy, thời trước, các cụ thường dùng quy luật thơ Đường 'nhất, tam, ngũ bất luận; nhị tứ lục phân minh' để ám chỉ luật thơ lục bát (câu này không nhắc đến chữ thứ bẩy, tức chữ cuối trong mỗi câu vì theo luật thơ Đường, các chữ thứ bẩy bắt buộc phải 'phân minh'. Đối với thơ lục bát, chúng ta chỉ cần nhớ 'chẫn bó buộc, lẻ tự do' là đủ.

Hai câu sau đây trong truyện Kiều theo đúng hoàn toàn các âm bằng trắc nêu trên:

 

Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng

 

Ngược lại, trong hai câu sau, cũng trong truyện Kiều, tất cả các chữ lẻ của cả câu lục lẫn câu bát đều ngược lại với âm bằng trắc liệt kê ở trên. Sự kiện này không làm câu thơ bị sai luật vì như đã đề cập ở trên, âm bằng trắc của các chữ lẻ được tùy tiện:

 

Được lời như cởi tấc son
câu rong ruổi nước non quê người

 

3. Cách gieo vần

Cánh gieo vần trong thể lục bát như sau:

- Chữ cuối của câu 'lục' phải cùng vần với chữ thứ sáu của câu 'bát' tiếp theo.
- Chữ cuối của câu 'bát' phải cùng vần với chữ cuối của câu 'lục' kế tiếp.

Thí dụ như trong bốn câu thơ sau của Bùi Giáng:

 

Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên mầu ấy không?
Ta đi còn gửi đôi dòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù?

 

Chữ 'sau' của câu lục thứ nhất vần với chữ 'mầu' của câu bát thứ nhất. Chữ 'không' của câu bát này lại vần với chữ 'dòng' của câu lục thứ hai, và chữ 'trong' của câu bát thứ hai.

4. Luật về thanh

Trong câu 'bát', tuy hai chữ thứ sáu và thứ tám đều là tiếng 'bằng', nhưng không được cùng một 'thanh'. Nếu chữ thứ sáu thuộc thanh 'phù bình' (chữ không có dấu) thì chữ thứ tám phải thuộc thanh 'trầm bình' (chữ với dấu huyền), hoặc ngược lại.

Thí dụ: Bốn câu đầu trong bài 'Ngậm ngùi' của Huy Cận:

 

Nắng chia nửa bãi chiều rồi
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ, anh hầu quạt đây...

 

Trong câu thứ hai, 'đôi' là thanh phù bình (tiếng không dấu) và 'rầu' là thanh trầm bình (tiếng có dấu huyền). Trong câu thứ tư, 'hầu' là thanh trầm bình và 'đây' là thanh phù bình.

5. Trường hợp đặc biệt: Ngoại lệ về âm bằng trắc của tiếng thứ hai và thứ tư trong câu 'lục'.

Như đã nêu trên, trong câu 'lục', tiếng thứ hai phải là tiếng 'bằng' và tiếng thứ tư phải là tiếng 'trắc'. Tuy nhiên, khi nào câu 'lục' chia làm hai đoạn đều nhau (3/3), thì tiếng thứ hai có thể đổi thành 'trắc' và tiếng thứ tư thành 'bằng'. Chẳng hạn như những câu sau đây trong truyện Kiều:

- Tiếng thứ hai là tiếng trắc thay vì tiếng bằng:

 

Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Đau đớn thay / phận đàn bà
Người quốc sắc, kẻ thiên tài
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

 

- Tiếng thứ tư đổi thành tiếng bằng:

 

Tưởng bây giờ / là bao giờ

 

- Tiếng thứ hai đổi thành trắc và tiếng thứ tư đổi thành bằng:

 

Khi tựa gối, khi cúi đầu
Khi khóe hạnh, khi nét ngài

 

6. Lục Bát biến thể:

'Biến thể' có nghĩa là thể thức được thay đổi. Có nhiều cách biến thể trong thơ lục bát:

a. Biến thể vần bằng: thay đổi cách gieo vần ở câu Bát: Chữ cuối của câu lục cùng vần với chữ thứ thứ 'tư' của câu bát chứ không phải với chữ thứ 'sáu' như luật thông thường. Theo lối biến thể này, luật bằng trắc ở các chữ thứ hai và thứ sáu trong câu bát cũng phải thay đổi, tức là hai chữ này phải thuộc vần 'trắc' chứ không phải vần 'bằng' như trong luật gieo vần.

Thí dụ như câu sau đây trong bài ca dao 'Tát nước':

 

... Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng
Khâu rồi anh sẽ trả công
It nữa lấy chồng anh lại giúp cho...

 

Chữ thứ tư trong câu 'bát' cuối cùng là chữ 'chồng' vần với chữ 'công' của câu 'lục' phía trên. Thêm nữa, chữ thứ hai, tức chữ 'nữa' và chữ thứ sáu, tức chữ 'lại', là các tiếng trắc thay vì tiếng bằng.

b. Biến thể vần trắc: Chữ cuối của câu lục và chữ thứ sáu của câu bát cùng là âm trắc và hiệp vần với nhau. Thông thường, cách biến thể này chỉ được sử dụng trong hai câu dẫn nhập của bài. Những câu kế tiếp sẽ theo đúng luật thơ. Chẳng hạn như bài ca dao sau:

 

Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi nhện hỡi, mày đi đằng nào?

 

Trong kho tàng ca dao, chúng ta cũng bắt gặp một số câu biến thể vần trắc gieo vần ở chữ thứ tư thay vì chữ thứ sáu trong câu bát:

 

Nước ngược, anh bỏ sào ngược
Anh chống chẳng được, anh bỏ sào xuôi

 

c. Thay đổi số chữ trong các câu: Lối thay đổi này thường thấy trong các bài ca dao. Tuy số chữ trong mỗi câu ít hơn hoặc vượt khỏi số quy định, nhưng những câu thơ vẫn gói gém tinh thần của luật âm vận trong thơ lục bát:

 

Em thuơng nhớ ai ngơ ngẩn bên đầu cầu
Lược thưa em biếng chải, gương tầu em biếng soi
Cái sập đá hoa em bỏ vắng không ngồi
Vườn hoa em bỏ vắng để mặc người quay tơ...

 

hoặc

 

Em có yêu anh, tam tứ núi anh cũng trèo
Ngũ lục sông anh cũng lội, thất bát cửu thập đèo anh cũng qua
Chén son em ơi, nguyện với ông trăng già
Càn khôn đưa lại để một nhà vui chung...

 

Tuy số chữ trong các câu thay đổi, nhưng các chữ in đậm trong hai đoạn ca dao nêu trên vẫn theo đúng tinh thần vần và luật của thơ lục bát. Nếu bó buộc phải theo đúng quy luật, các đoạn này có thể được viết lại như sau:

 

Thương ai ngơ ngẩn bên cầu
Lược thưa biếng chải, gương tầu biếng soi
Sập hoa bỏ vắng không ngồi
Vườn hoa bỏ vắng mặc người quay to

 

22 tháng 11 2016

Thơ Lục Bát là thể văn vần mỗi cặp gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng liên tiếp nhau. Thông thường bài thơ mở đầu bằng câu sáu chữ và kết thúc bằng câu tám chữ. Một bài thơ Lục Bát thường không bị giới hạn bởi số câu, có thể gồm hai câu nhưng cũng có thể kéo dài tới hàng ngàn câu như Truyện Kiều của Nguyễn Du với 3254 câu (1627 câu lục và 1627 câu bát).

23 tháng 11 2016

d) 3b 2a 1c

b)làm nổi bật ý, gây ấn tượng, gợi cảm xúc, tạo nhịp điệu

11 tháng 2 2020

1. Biết ơn những người đã cưu mang, giúp đỡ mình.

2. Phản bội, vong ân bội nghĩa với những người có công với mình.

3. Việc có lợi cho mình thì đi trước, khó khăn hoặc không có lợi thì đi sau.

4. Bài học con cái phải biết nghe lời bố mẹ.

5. Giữ gìn danh dự, nhân cách trong hoàn cảnh khó khăn.

25 tháng 11 2016

1.

a) Em thích khổ thơ:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tát

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Vì khổ thơ này nói lên tình cảm thật sâu nặng, thấm thiết của người cháu dành cho người bà, một tình cảm ấm áp, nồng nàn và tình yêu sâu nặng đối với quê hương, đất nước.

b) Bạn phải tự làm thôi cái này là tùy cảm nhận của mỗi người bạn ạ.

2.

a) Điệp ngữ:

- Trông: nhấn mạnh sự vất vả, khổ cực của nghề nông.

- Đi cấy: chỉ công việc.

b) Điệp ngữ:

- Lồng: điệp ngữ cách quãng

- Chưa ngủ: điệp ngữ chuyển tiếp

- Một giấc mơ: điệp ngữ chuyển tiếp

- Xa nhau: điệp ngữ cách quãng

Câu 3 và 4 thì bạn tự làm nhé.

chúc bạn học tốt

 

22 tháng 11 2016

thì ở trang đấy cho thui, t vẫn còn giữ sách lớp 7 mà nhớ kĩ đây này =.=

21 tháng 1 2018

-Người ta là hoa đất

-Cái răng, cái tóc là góc con người.

-Thương người như thể thương thân

-Học thầy không tày học bạn

-Không thầy đố mày làm nên

-Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

-Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

 

1 tháng 2 2018

- Người là vàng của là ngãi.
- Người năm bảy đấng, của ba bảy loài.
- Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật.
- Chết giả mới biết bụng dạ anh em.
- Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có ba mươi tết mới hay.
- Chữ tốt xem tay, người hay xem khoáy.
- Người khôn dồn ra mặt.
Trông mặt mà bắt hình dung.
- Mỏng môi hay hớt, trớt môi nói thừa,
- Con mắt là mặt đồng cân.
- Bụng bí rợ ăn như bào, làm như khỉ.
- Lòng người như bể khôn dò.
- Miệng hỏa lò ăn hết cơ nghiệp.
- To mắt hay nói ngang.
- Con mắt lá răm, lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền

3 tháng 1 2019

#THAM KHẢO

Ánh trăng đối với Hồ Chí Minh đã trở thành hình ảnh quá đỗi quen thuộc, nhưng ánh trăng đi vào thơ của Bác lại mang một dáng vẻ rất riêng, rất cuốn hút, thấy rõ nhất chính là qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”. Trong cảnh khuya ánh trăng được thể hiện nơi rừng sâu và nỗi suy tư của người nghệ sĩ cho nước nhà thì đối với rằm tháng giêng ánh trăng lại là không gian mùa xuân cùng với tâm tư lạc quan yêu đời, niềm tin vào một chiến thắng của dân tộc

Mỗi bài thơ đều mang một vẻ đẹp riêng, xét đến ánh trăng trong “Cảnh khuya” ta thấy được khung cảnh của núi rừng, của sự hoang dã, vắng lặng.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Một không gian yên tĩnh khi nghe được cả tiếng suối chảy, tiếng suối róc rách qua cảm nhận của tác giả nghe da diết dịu dàng như tiếng hát xa, giữa không gian đó nổi bật lên âm thanh như một bản giao hưởng mà thiên nhiên ban tặng cho những người chiến sĩ. Giữa không gian tĩnh mịch đó là hình ảnh ánh trăng sáng soi, ánh trăng từ trên cao rọi xuống khiến sự vật xung quanh như hòa quyên vào nhau, hình ảnh bóng trăng lồng vào bóng cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp mà chỉ có những người tinh tế mới có thể nhận thấy được.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Giữa không gian trăng, hoa cùng với tiếng suối chảy thì có bóng dáng một người cha già vẫn còn thức, hình ảnh đó hiện lên như được vẽ ra từ khung cảnh đêm khuya, cảnh đêm bao trùm với sự xuất hiện của Bác chính là bức vẽ tuyệt vời nhất trong không gian đó, Bác thức không phải vì không gian hoang vu lạnh lẽo mà bởi vì một nỗi lo, nỗi lo cho đất nước, cho những người dân hiền lành, chân chất thật thà đang phải chịu áp bức bóc lột.

Cùng là ánh trăng, cùng là hình ảnh người chiến sĩ nhưng qua đến “Rằm tháng giêng” thì sự vật, con người trở nên khác biệt hơn rất nhiều

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Chẳng còn khung cảnh hoang vu nơi núi rừng nữa, tới đây chỉ có một mùa xuân với bóng dáng của ánh trăng đẹp lộng lẫy, ánh trăng sáng soi bao trùm lên toàn bộ cảnh vật và con người, một đêm trăng giữa trời xuân hiện ra, ánh trăng bao trùm lên tất cả để rồi kéo mọi thứ lại với nhau, xóa nhòa khoảng cách giữa trời, đất. Sông, nước, bầu trời đã xuân nay lại càng thêm xuân. Hình ảnh Bác xuất hiện cũng khác hơn

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Ở “Cảnh khuya” Bác hiện lên giữa núi rừng với những nỗi lo trong lòng thì tới đây là đã không còn sự lo lắng đó nữa, lúc này với Bác là một niềm tin vào một chiến thắng đối với đất nước ta, dân tộc ta. Bơi thuyền giữa dòng không phải để thưởng ngoạn vẻ đẹp của sông nước, mà để bàn việc quân, bàn việc cho tương lai của đất nước, cuối cùng là sự kết hợp giữa thiên nhiên và con người, hình ảnh “Trăng ngân đầy thuyền” như một báo hiệu cho sự tươi sáng của tương lai phía trước.

Trong cả hai bài thơ đều dùng ảnh trăng khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên và bày tỏ dòng suy nghĩ cảm xúc của con người. Nhưng ở mỗi bài là mỗi thời điểm khác nhau, chính thời điểm là yếu tố quyết định tới nội dung cũng như tâm thế của con người trong bài thơ đó.

4 tháng 1 2019

Các ban ơi, mình có nè, thử xem na: :D
Mở bài: Đã mấy ai đã chứng kiến cảnh khu rừng Việt Bắc, nhưng đọc bài thơ của Bác trong bài "Cảnh khuya" thì ta thấy núi rừng Việt Bắc đẹp kì diệu. (Phần Mở bài nên viết ngắn thôi, ko nên viết dài kẻo làm không hay bài thơ, chủ yếu phải là phần Thân bài)
Thân bài: Mở đầu bài thơ ta đã nghe thấy tiếng suối trong veo. Âm thanh này Bác miêu tả rất hay, như "tiếng hát xa" ở đâu đó trong đêm trăng sáng vằng vặc, ở rừng cổ thụ bạt ngàn.....
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trăng lồng qua cây cổ thụ, ánh trăng soi qua kẽ lá, làm chúng như in hoa trên mặt đất. Điệp ngữ "lồng" ở đây làm thiên nhiên giao hòa vào nhau. Ta cảm thấy đất trời như quấn quýt lấy nhau. Người mà ngắm cái cảnh này, người đó ắt phải là người đắm mình trong thiên nhiên, Bác phải thốt lên: "Cảnh thiên nhiên đẹp như vẽ, đẹp như một bức tranh" Cánh rừng Việt Bắc heo hút, quạnh quẽ, trước con mắt Bác thì trở nên ấm áp, kì ảo, có sức sống.
Ai cũng ngỡ là người có tâm hồn đẹp đẽ, là một thi sĩ nhạy cảm trước vẻ đẹp của tự nhiên, say sưa ngây ngất ngắm ánh trăng đến mức mà không ngủ được. Nhưng khi đọc đến câu thứ tư, ta bất ngờ, thú vị, vì thật sự hiểu con người Bác:
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Vậy "nỗi" nước nhà ở đây là gì vậy? Nếu dùng là "việc" nước nhà thì ta sẽ hiểu rằng đó chỉ là việc Bác chưa giải phóng đất nước. Còn nỗi nước nhà lớn hơn rất nhiều, nỗi lo không chỉ mang lại hòa bình, mà còn lo cho dân, cho nước, lo cho tương lai, như một gánh nặng làm Bác không ngủ được. Hóa ra là lo cho dân, cho nước, Bác mới mất ngủ vì thế mà phát hiện ra trăng đẹp.
Kết bài: Nhiều nhà thơ, nhà văn đều viết về Bác không ngủ. Hình như cả cuộc đời Bác không ngủ, lo cho dân, cho nước, đến thanh niên, nhi đồng, việc to việc lớn. Ta không chỉ khâm phục Bác là vị lãnh tụ vĩ đại, là vị khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà ta còn hiểu đây là một vị lãnh tụ suốt đời lo cho dân, cho nước, lo được độc lập tụ do, lo cho tương lai sau này....
Done, đây chỉ là một đoạn văn cảm thụ văn học thui nha, còn nếu một bài văn thì bạn nên đọc dàn ý của stary để hiểu biết, sau đó mở rộng thêm, miêu tả kĩ phần nghệ thuật, như là câu 1 là khác với bài Vọng Lư sơn bộc bố của Lý Bạch, nói về công lao to lớn của Bác.....

21 tháng 9 2017

Thời học sinh, ngày khai trường luôn làm cho lòng của mỗi người học sinh nao núng, bỡ ngỡ nhiều bạn nhỏ lần đầu tiên bước vào ngôi trường mới mang một tâm trạng vừa mới lạ, vừa xa xăm. Ngày đầu tiên khai trường, cái vẻ nắng ấm, làn gió mát bao trùm lấy ngôi trường. Sau 3 tháng nghỉ hè, mọi cuộc chơi đều phải dừng lại, ai ai cũng phải tập trung tinh thần vào học tập,từ tối hôm qua theo thông báo của nhà trường tôi đã chuẩn bị mọi thứ để chuẩn bị cho một năm học mới. Bước vào lớp 6, ngôi trường mới, bạn bè mới, cảnh vật xa lạ,… làm lòng tôi nao núng lắm, nhưng đây cũng là một bước khởi đầu mới và tốt đẹp cho cô nàng cấp hai là tôi

Trước khi làm lễ chào cờ là nghi thức đón chào các học sinh lớp 6, từng hàng một nối đuôi nhau rồi tách riêng từng lớp theo hàng ngũ thật là nghiêm túc và ngay ngắn. Miệng hát vang bài Quốc ca, mắt hướng thẳng tới lá cờ đỏ sao vàng.tiếp đó thầy tổng phụ trách lên giới thiệu buổi lễ và sự hiện diễn của các đại biểu , toàn thể học sinh của trường ai cũng trong tràng pháo tay nhiệt liệt hoan nghênh.

Và mời thầy hiểu trưởng lên đọc thư của chủ tịch Nguyễn Minh Triết gửi đến ttianf thể các em học sinh trong buổi lễ khai giảng năm học mới. Ai cũng chăm chú lắng nghe, đủ để khơi dậy trong mỗi thầy trò lòng quyết tâm phấn đấu dạy tốt – học tốt, thi đua lập nhiều thành tích trong năm học mới.

Chiếc trống trường được đặt ngay ngắn trên sân khấu, rất đẹp và chắc chắn chiếc dùi được cuộn khăn đỏ giờ chỉ cần đánh ba tiếng trống là mọi thứ lại trở về sự nhộn nhịp như cũ, bác trống trông có vẻ đã nghỉ ngơi đủ và giờ chỉ cần hoạt động nữa thôi . Tiếng trống âm vang trầm ấm bay lên từng ngọn cây , vang vọng khắp trường. Tiếng trống trường đại diện và gắn liền với thời học sinh chúng tôi, nó theo chúng tôi suốt thời gian học tập ngồi trên ghế nhà trường.

Phần cuối là tiết mục văn nghệ ,rất hay và hấp dẫn nên ai cũng hướng ánh mắt về sân khấu nhiều tiết mục như nhảy , múa. Hát…..ai cũng trầm trồ khen ngợi.

Kết thúc buổi lễ tôi phụ mọi người xếp ghế, và đi dạo dạo xung quanh trường cùng mấy đứa bạn học cùng lớp, ngôi trường rất rộng, bao quanh những cây bàng , phượng, và nhiều khuôn viên hoa rất đẹp,.. nơi đây có lẽ sẽ để lại nhiều kỉ niệm đẹp cho tôi. Tôi hi vọng mình có thể gắn liền với ngôi trường và có nhiều kỉ niệm học sinh ở nơi đây.

15 tháng 2 2017

Đoạn văn tả mùa xuân:
.Xuân! Xuân đã về-mùa của ước mơ,mùa của sức sống,khát khao đã về rồi . Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới tràn đầy những lá non,lộc biếc. Hoa khoe sắc, lộng lẫy trước nắng xuân.Trong các vòm cây,kẽ lá,những chú chim sơn ca cất vang lên bản nhạc chào xuân,rộn rã.Chỉ mới có vài hôm trước, mọi vật còn ủ rũ trong mùa đông mà giờ đã xanh tốt,tươi vui lạ thường.Trên nền trời,cánh én chao liệng vu vơ,từng đám mây bông trắng xốp nhẹ nhàng lững thững trôi,vui mừng.Ôi!thật là đẹp.Tất cả thật là đẹp.

Đoạn văn tả quê hương:
Ôi!quê hương,hai tiếng gọi sao mà tha thiết.Ôi! bao cảnh đẹp nơi nông thôn dân dã .Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông,cánh cò bát ngát,dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó,những kỉ niệm đẹp đẽ đó.Nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. Dưới ruộng lúa,nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò con ốc con cua.Trên bờ đê,nhìn thấy những đàn trâu thung thăng gặm cỏ .Nhìn thấy những bãi cỏ xanh mơn mởn đang trải dài đôi tay đón những đàn trẻ mục đồng.Nhìn thấy những cánh diều chắp cánh ước mơ tuổi thơ.Tất cả những đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng,giản dị mà đầy thân thuộc của làng quê.Đẹp đẽ và đầy màu sắc.

có 2 bài, thích bài nào thì cứ chọn

Bài 1:

câu đặc biệt: xuân! ; ôi! thật là đẹp. trạng ngữ: trong vườn; trong các vòm cây, kẽ lá.

Bài 2:

câu đặc biệt: Ôi! trạng ngữ: dưới ruộng lúa; trên bờ đê