K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2017

Bạn có thể coi lại đề được không

mình đã làm bài này rồi nhưng mình nhớ là N đối xứng với M qua AC chứ không phải BC

24 tháng 4 2017

bạn nói đúng rồi AC chứ ko phải BC

1.)Cho tam giác ABC nhọn (AB<AC) , đường tròn tâm O đường kính BC cắt các cạnh AB và AC lần luợt tại F và E . Gọi H là giao điểm của CF và BE. a.) c/m : BFC=90 độ và các tứ giác BFEC , AFHE nội tiếp b.) AH cắt BC tại D .c/m : tứ giác BFHD nội tiếp Và FC là tia phân giác của góc DFE. c.) c/m : 4 điểm F , E , O , D cùng thuộc một đường tròn d.) Gọi I là trung điểm của AH . c/m : IF , IE là tiếp tuyến của đường tròn...
Đọc tiếp

1.)Cho tam giác ABC nhọn (AB<AC) , đường tròn tâm O đường kính BC cắt các cạnh AB và AC lần luợt tại F và E . Gọi H là giao điểm của CF và BE.

a.) c/m : BFC=90 độ và các tứ giác BFEC , AFHE nội tiếp

b.) AH cắt BC tại D .c/m : tứ giác BFHD nội tiếp Và FC là tia phân giác của góc DFE.

c.) c/m : 4 điểm F , E , O , D cùng thuộc một đường tròn

d.) Gọi I là trung điểm của AH . c/m : IF , IE là tiếp tuyến của đường tròn (O).

2.) Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O) (AB<AC) có 3 đường cao AD , BE , CF cắt nhau tại H .

a.) c/m : tứ giác AEHF , tứ giác BFHD nội tiếp đường tròn.

b.) c/m : tứ giác BFEC nội tiếp và HB.HE=HF.HC

c.) c/m : FH là tia phân giác của góc DFE

d.) Gọi M là giao điểm của CH và DE . C/m : MD.FE=ME.FD

3.) Cho (P) : y = x2 và (D) : y = 4x - 4

a.) Vẽ đồ thị (P) và (D) trên cùng một mặt phẳng tọa độ

b.) Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (D) bằng phép toán

4.) Cho pt x2 - (5m-1)x + 6m2 - 2m = 0

a.) Cm PT luôn luôn có ngiệm với mọi m

b.) Tìm m để pt có hai nghiệm thỏa x12 + x22 = 1

1
8 tháng 4 2019

Câu 3

a) Tự vẽ

b) Phương trình hoành độ giao điểm của d) & (P) là

\(x^2=4x-4\)

\(\Rightarrow x^2-4x+4=0\)

\(\Rightarrow\left(x-2\right)^2=0\)

\(\Rightarrow x=2\Rightarrow y=4\)

Vậy tọa độ giao điểm là (2;4)

Câu 4

a) \(\Delta=\left(5m-1\right)^2-4\left(6m^2-2m\right)=25m^2-10m+1-24m^2+8m\)

\(=m^2-2m+1=\left(m-1\right)^2\ge0\)

\(\Delta\ge0\) nên pt có nghiệm với mọi m

b)

\(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=5m-1\\x_1x_2=6m^2-2m\end{matrix}\right.\)

\(x_1^2+x^2_2=1\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2=1\)

\(\Leftrightarrow\left(5m-1\right)^2-2\left(6m^2-2m\right)=1\)

\(\Leftrightarrow25m^2-10m+1-12m^2+4m-1=0\)

\(\Leftrightarrow13m^2-6m-1=0\)

\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}m=\frac{3+\sqrt{22}}{13}\\m=\frac{3-\sqrt{22}}{13}\end{matrix}\right.\)

Bài 1 : Trên nửa đường tròn (O;R) đường kính BA. tâm O, lấy hai điểm M, E (M ≠ E ≠ A ≠ B) sao cho hai đường thẳng AM và BE cắt nhau tại điểm C nằm ngoài (O); AE cắt BM tại D. a) Chứng minh : MCED là một tứ giác nội tiếp và CD vuông góc với AB b) Gọi H là giao điểm của CD và AB. Chứng minh : BE.BC = HB.BA c) Chứng minh các tiếp tuyến tại M và E của đường tròn (O) cắt nhau tại một điểm nằm trên đường thẳng...
Đọc tiếp

Bài 1 : Trên nửa đường tròn (O;R) đường kính BA. tâm O, lấy hai điểm M, E (M ≠ E ≠ A ≠ B) sao cho hai đường thẳng AM và BE cắt nhau tại điểm C nằm ngoài (O); AE cắt BM tại D.

a) Chứng minh : MCED là một tứ giác nội tiếp và CD vuông góc với AB

b) Gọi H là giao điểm của CD và AB. Chứng minh : BE.BC = HB.BA

c) Chứng minh các tiếp tuyến tại M và E của đường tròn (O) cắt nhau tại một điểm nằm trên đường thẳng CD.

Bài 2 : Từ một điểm A bên ngoài đường tròn (O;R) dựng hai tiếp tuyến AB, AC và cát tuyến AMN (B,C là tiếp điểm, tia An nằm giữa hai tia AB và AO, M nằm giữa A và N). Gọi H là giao điểm của AO và BC.

a) Chứng minh : AO vuông góc BC và tứ giác ABOC nội tiếp đường tròn

b) Chứng minh : AM.AN = AH.AO

c) Đoạn thẳng AO cắt đường tròn (O) tại I. Chứng minh : MI là tia phân giác của góc AMH.

Bài 3 : Cho ΔABC có 3 góc nhọn (AB < AC) nội tiếp đường tròn tâm O bán kính R. Hai đường cao BE, CF cắt nhau tại H.

a) Chứng minh : Tứ giác AFHE, BFEC nội tiếp

b) Chứng minh : AF.AB = AE.AC

c) Kẻ đường kính AOK. Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh : 3 điểm H,M,K thẳng hàng

0
Bài 1) Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB = 2R. Vẽ bán kính OC vuông góc với AB. Gọi M là điểm chính giữa cung BC, E là giao điểm AM với OC. Chứng minh: a) Tứ giác MBOE nội tiếp đường tròn. b) ME = MB. c) CM là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tứ giác MBOE. d) Tính diện tích tam giác BME theo R. Bài 2). Cho tam giác ABC vuông tại A, có đường cao AH. Vẽ đường tròn tâm O đường kính AH cắt hai cạnh AB, AC...
Đọc tiếp

Bài 1) Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB = 2R. Vẽ bán kính OC vuông góc với AB. Gọi M là điểm chính giữa cung BC, E là giao điểm AM với OC. Chứng minh:

a) Tứ giác MBOE nội tiếp đường tròn.

b) ME = MB.

c) CM là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tứ giác MBOE.

d) Tính diện tích tam giác BME theo R.

Bài 2). Cho tam giác ABC vuông tại A, có đường cao AH. Vẽ đường tròn tâm O đường kính AH cắt hai cạnh AB, AC lần lượt tại M , N .

a) Chứng minh ba điểm M, N, O thẳng hàng.

b) Chứng minh tứ giác BMNC nội tiếp đường tròn.

c) Gọi E trung điểm HB, F là trung điểm HC. Tính diện tích tứ giác EMNF biết HB = 8 cm, HC = 18 cm.

Bài 3). Cho hai đoạn thẳng AB và AC vuông góc với nhau (AB < AC). Vẽ đường tròn tâm O đường kính AB và đường tròn tâm O’ đường kính AC. Gọi D là giao điểm thứ 2 của hai đường tròn đó.
a) Chứng minh ba điểm B, D, C thẳng hàng.

b) Gọi giao điểm của OO’ với cung tròn AD của (O) là N. Chứng minh AN là phân giác của góc DAC.

c) Tia AN cắt đường tròn tâm O’ tại M, gọi I là trung điểm MN. Chứng minh tứ giác AOO’I nội tiếp đường tròn.

Bài 4). Cho đường tròn tâm O đường kính AB, C là một điểm thuộc đường tròn đó. Tia tiếp tuyến Ax của đường tròn (O) cắt BC tại K . Gọi Q,M lần lượt là trung điểm của KB, KA.

a) Chứng minh 4 điểm A,M,C,Q cùng nằm trên đường tròn.

b) Cho AB = 10 cm ; OQ = 3 cm. Tính diện tích tứ giác ABQM.

c) Chứng minh MC là tiếp tuyến của đường tròn (O). d) Chứng minh rằng nếu tam giác ACO và tam giác BCO có bán kính đường tròn nội tiếp bằng nhau thì điểm C nằm chính giữa cung AB.

Bài 5). Cho tam giác ABC nhọn có các đường cao AE , BK, CI cắt nhau tại H.

a) Chứng minh rằng các tứ giác EHKC; BIKC nội tiếp các đường tròn.

b) Chứng minh AE, BK, CI là các đường phân giác của tam giác IEK.

c) So sánh bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác AHB và tam giác BHC.

0